Kho dự trữ khí đốt của Đức được lấp đầy sớm hơn dự kiến
Ngày 14/10, Đức cho biết dự trữ khí đốt của nước này hiện đã được lấp đầy 95%, sớm hơn so với kế hoạch ban đầu là vào tháng 11 tới.
Trạm nén khí đốt OGE, một trong những trạm trung chuyển khí đốt lớn nhất châu Âu, ở Werne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga và đang phải chạy đua lấp đầy kho dự trữ để đối phó với mùa Đông có nguy cơ thiếu khí đốt. Trong một tuyên bố, Bộ Kinh tế Đức cho biết nguồn cung khí đốt của nước này đã được tăng cường cho mùa Đông tới khi lượng dự trữ trong ngày 14/10 vượt mức trung bình 95% công suất, cụ thể ở mức 95,14%.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã gọi đây là một “cột mốc quan trọng”. Ông cho biết các biện pháp của chính phủ thông qua mới đây đã giúp điều tiết thị trường khí đốt và do đó nước này có thể lấp đầy kho dự trữ sớm hơn dự kiến dù Nga đã ngừng giao khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1. Theo Bộ Kinh tế Đức, dự trữ khí đốt của nước này vào tháng 10/2021 – vài tháng trước khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, ở mức 72%.
Video đang HOT
Tháng 7 vừa qua, Đức đã thông qua một loạt biện pháp để tăng dự trữ khí đốt lên mức 95% công suất vào tháng 11. Chính phủ Đức cho biết các biện pháp tiết kiệm năng lượng áp dụng trong những tuần gần đây và việc mua lượng lớn khí đốt từ các nhà cung cấp khác đã giúp tăng dự trữ khí đốt của nước này.
Đức đã chi 1,5 tỷ euro (1,46 tỷ USD) để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó Qatar và Mỹ là các nhà cung cấp chính. Nước này có kế hoạch xây dựng thêm 5 kho chứa và tiếp nhận LNG nhập khẩu. Trong khi đó, Pháp cho biết đã bắt đầu vận chuyển khí đốt tự nhiên đến Đức như một phần cam kết của Paris nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết trong Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc khủng hoảng năng lượng. Berlin cũng đã đưa ra các biện pháp cho phép tăng mức tiêu thụ điện than và giảm tiêu thụ năng lượng tại các tòa nhà công cộng.
Ngày 12/10, Bộ trưởng Kinh tế Habeck thừa nhận nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023 do hậu quả từ những tác động của cuộc chiến kinh tế giữa Nga với phương Tây. Ông cho biết kinh tế Đức có thể sẽ giảm 0,4% trong năm tới, thay vì tăng trưởng 2,5% như dự báo vào mùa Xuân. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng năm 2022 cũng được điều chỉnh giảm xuống còn 1,4%, thay vì mức 2,2% theo dự báo trước đó.
Đức: Dự trữ khí đốt quốc gia có thể đạt mục tiêu trong tháng 10/2022
Thông báo của chính phủ ngày 29/8 cho biết Đức đang phải chạy đua để tăng kho dự trữ khí đốt trước mùa Đông tới sau khi Nga cắt giảm nguồn cung mạnh mẽ liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.
Trạm nén khí đốt OGE, một trong những trạm trung chuyển khí đốt lớn nhất châu Âu, ở Werne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuần trước, Cơ quan Mạng lưới Liên bang thông báo Đức khó có thể đạt được các mục tiêu về dự trữ khí đốt trong mùa Đông tới. Tuy nhiên, chính phủ khẳng định các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong những tuần qua cùng với việc mua khí đốt số lượng lớn của nhiều nhà cung cấp khác đã cho thấy dự trữ tăng đáng kể.
Trong tuyên bố cùng ngày, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Robert Habeck nêu rõ: "Bất chấp hoàn cảnh khó khăn... các nguồn dự trữ đang được lấp đầy nhanh hơn dự kiến". Theo ông Habeck, với công suất dự trữ đã lên tới 82% hiện nay, mục tiêu đạt được 85% kho chứa khí đốt vào tháng 10 có thể sẽ đạt được vào đầu tháng 9.
Trước đó, để ngăn chặn nguy cơ thiếu năng lượng, từ tháng 7/2022 Đức đã đặt ra một loạt mục tiêu để các kho dự trữ khí đốt có thể đạt 95% công suất vào tháng 11. Bên cạnh đó, Chính phủ đã thông qua các biện pháp cho phép tạm thời nối lại hoạt động một số nhà máy điện than để bù đắp vào lượng thiếu hụt phát sinh sau khi Moskva cắt giảm thêm nguồn cung, đồng thời giảm tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà công cộng.
Ngoài các kế hoạch trên, Đức cũng đã chi 1,5 tỷ euro để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), trong đó Qatar và Mỹ là các nhà cung cấp chính, và 5 nhà ga để tiếp nhận khí đốt LNG qua đường biển.
Việc Nga cắt giảm xuất khẩu khí đốt sang Đức trong bối cảnh xung đột Ukraine đã buộc nước này phải đưa ra quyết định tạm thời khởi động lại các nhà máy điện than. Tuy nhiên, vấn đề về cơ sở hạ tầng, thiếu hụt nhân lực và các vấn đề hậu cần đang là những yếu tố gây trở ngại lớn cho việc khởi động lại.
Giá khí đốt tại châu Âu đã tăng mạnh trong năm nay trong bối cảnh các nước Liên minh châu Âu (EU) lên kế hoạch cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ sau khi Moskva tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine. Bên cạnh đó, giá khí đốt tiếp tục biến động trong những tuần gần đây khi nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga sang châu Âu tiếp tục giảm mạnh.
Bộ trưởng Đức kêu gọi tìm kiếm nguồn cung khí đốt từ trong nước Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (FDP), đồng thời là Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner ngày 6/4 đã kêu gọi nước này tiến hành thăm dò trữ lượng dầu khí ở trong nước để đối phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung từ Nga trong thời gian tới. Đường ống dẫn khí đốt...