Kho dự trữ đạn dược của Anh ‘thấp đến mức nguy hiểm’ do xung đột ở Ukraine
Các nghị sĩ Anh cảnh báo kho dự trữ đạn dược của nước này đang ở mức “thấp nguy hiểm” do cuộc xung đột ở Ukraine.
Việc không có khả năng bổ sung sớm kho dự trữ của Anh gây rủi ro không chỉ cho khả năng tiếp tế cho Ukraine. Ảnh: Reuters
Họ nói rằng việc khôi phục kho dự trữ đạn dược đang cạn kiệt của Anh sau cuộc xung đột có thể mất ít nhất một thập kỷ, khiến an ninh của Anh gặp rủi ro.
Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Anh lưu ý nước này và các đồng minh NATO khác đã cho phép dự trữ đạn dược của họ giảm xuống “mức thấp nguy hiểm” khi họ cung cấp trang thiết bị quân sự cho Kiev để phòng thủ trước Nga.
Ủy ban trên cho rằng cách mà các chính phủ phương Tây mua sắm vũ khí là “không phù hợp với mục đích” và họ hối thúc Bộ Quốc phòng Anh vạch ra một kế hoạch hành động để cắt giảm thời gian cần thiết nhằm khôi phục kho dự trữ của mình.
Ủy ban này nêu rõ trong một tuyên bố: “Rõ ràng là Anh và các đồng minh NATO đã cho phép kho dự trữ đạn dược giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Trong khi Nga cũng đang phải đối mặt với tình huống tương tự (giảm kho dự trữ), các đối thủ khác có thể duy trì và tăng kho dự trữ vũ khí của họ”.
“Việc không có khả năng bổ sung sớm kho dự trữ của Anh gây rủi ro không chỉ cho khả năng tiếp tế cho Ukraine mà còn ảnh hưởng đến việc ứng phó với bất kỳ mối đe dọa nào đối với an ninh của chính chúng tôi”, tuyên bố cho biết thêm.
Cảnh báo của Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Anh lặp lại những lo ngại của Bộ trưởng Quốc phòng nước này Ben Wallace, người đã nói rằng các lực lượng vũ trang trên khắp châu Âu đã phải trả giá cho nhiều năm “rỗng ruột”.
Video đang HOT
Tháng trước, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã khẩn trương kêu gọi các đồng minh tăng cường sản xuất vũ khí, trang thiết bị quân sự, vì Ukraine đang tiêu thụ vũ khí nhanh hơn so với khả năng cung cấp của phương Tây.
Ủy ban trên cho rằng điều cần thiết là năng lực công nghiệp quốc phòng của Anh phải “có khả năng phục hồi và có thể mở rộng” thông qua việc “đẩy mạnh sản xuất”.
“Bộ Quốc phòng Anh đã đề ra một chiến lược nhằm cải thiện cách thức tương tác với ngành công nghiệp quốc phòng và các đồng minh. Tuy nhiên chúng tôi được thông báo rằng sẽ mất ít nhất một thập kỷ để bổ sung (và sau đó tăng lên mức bền vững) kho dự trữ đạn dược của Anh. Do đó, chúng tôi khuyến nghị Bộ trên đưa ra một kế hoạch hành động về cách họ dự định phát triển năng lực công nghiệp quốc phòng và giảm thời gian cần thiết để bổ sung kho dự trữ của Anh”, Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Anh đưa ra quan điểm.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Anh cho biết họ đang tiếp tục “đặt hàng thay thế đạn dược đã cung cấp cho Ukraine và (chúng tôi) có thêm 560 triệu bảng Anh để tăng kho dự trữ”. Tuy nhiên, nghị sĩ John Healey vẫn cho rằng “kho dự trữ quân sự của chúng tôi đã cạn kiệt và Chính phủ Anh đang hành động quá chậm để bổ sung”.
Chiến sự Ukraine phức tạp, Mỹ chưa sẵn sàng cho cái giá phải trả?
Mỹ và các đồng minh NATO đang can dự ngày càng sâu vào cuộc chiến ở Ukraine, cả trên khía cạnh quân sự và kinh tế.
Nhưng những kỳ vọng thiếu thực tế có nguy cơ kéo họ vào cuộc xung đột toàn diện với Nga lớn hơn bao giờ hết.
Sự ủng hộ không kéo dài mãi mãi?
Thượng viện Mỹ đã thông qua khoản hỗ trợ khẩn cấp trị giá 40 tỷ USD cho Ukraine ngày 19/5 nhưng với việc một nhóm nhỏ các nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích việc thông qua khoản ngân sách này, cũng như việc cuộc chiến ở Ukraine đang bước vào một giai đoạn phức tạp mới, sự ủng hộ của lưỡng đảng Mỹ cho cuộc xung đột này có thể sẽ không còn được đảm bảo.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters
Avril Haines, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ cảnh báo Ủy ban Quân vụ Thượng viện gần đây rằng một vài tháng tới sẽ là giai đoạn biến động không ngừng. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể diễn ra theo chiều hướng "leo thang và khó lường hơn", quan chức Mỹ cho hay, đồng thời nhận định, nguy cơ Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ ngày càng gia tăng.
Giữa bối cảnh có những cái giá phải trả và những nguy cơ nghiêm trọng trong cuộc chiến ở Ukraine, Tổng thống Biden đối mặt với những câu hỏi về việc Mỹ sẽ tiếp tục can dự vào cuộc xung đột này ở mức độ nào.
Hồi tháng 3/2022, Mỹ và các đồng minh đều có một lập trường chung rằng: Dù cuộc chiến kéo dài bao lâu, Ukraine sẽ được giải phóng. Ukraine xứng đáng nhận được sự hỗ trợ và Mỹ sẽ dẫn đầu các quốc gia NATO để khiến Nga hiểu ra rằng liên minh xuyên Đại Tây Dương này sẵn sàng và có thể ngăn chặn những tham vọng của Moscow.
Mục tiêu này của phương Tây có thể chưa thay đổi nhưng rõ ràng, Mỹ hiểu việc lao vào một cuộc chiến toàn diện với Nga không phải là lợi ích tốt nhất cho họ, thậm chí cả khi một thỏa thuận hòa bình được đàm phán yêu cầu Ukraine đưa ra một số quyết định cứng rắn.
Tuy nhiên, khi mà mục tiêu và chiến lược của Mỹ trong cuộc xung đột ở Ukraine ngày càng khó xác định thì phạm vi kế hoạch của Washington dường như sẽ tiếp tục thay đổi.
Hiện nay những câu hỏi được đặt ra với Mỹ là: Liệu có phải Mỹ đang cố gắng hỗ trợ chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine qua việc dàn xếp tình hình ở Ukraine và một vài khía cạnh trong mối quan hệ Nga - Mỹ? Hay Mỹ chỉ đang cố gắng làm suy yếu Nga vĩnh viễn? Hay mục tiêu của chính quyền Tổng thống Biden đã dịch chuyển sang làm suy yếu quyền lực của Tổng thống Putin và thay đổi chế độ ở Nga? Hay Mỹ muốn Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến ở Ukraine? Hoặc liệu mục tiêu có phải là tránh một cuộc chiến rộng hơn?...
Nếu không làm rõ những câu hỏi trên, Nhà Trắng không chỉ đối mặt với những tổn thất về lợi ích mà còn có nguy cơ hủy hoại hòa bình và an ninh lâu dài ở châu Âu. Những nếu làm rõ những câu hỏi đó, liệu Mỹ có thể ngăn mình tránh khỏi một cuộc xung đột toàn diện với Nga?
Các quan chức Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến với Nga nhưng sự ủng hộ của công chúng Mỹ với cuộc chiến này có thể sẽ không kéo dài mãi. Đối với các cử tri Mỹ, lạm phát là vấn đề lớn hơn nhiều so với cuộc chiến ở Ukraine và sự gián đoạn của thị trường năng lượng cũng như lương thực toàn cầu có thể khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
Chiến sự ở Ukraine phức tạp và khó lường
Tình hình hiện tại trong cuộc xung đột ở Ukraine đã trở nên phức tạp, đó có lẽ là lý do tại sao chính quyền Tổng thống Biden do dự đặt ra những mục tiêu rõ ràng.
Mỹ hiểu rõ, một chiến thắng quân sự cho Nga cũng như việc Ukraine giành được quyền kiểm soát tất cả các vùng lãnh thổ từ năm 2014 là mục tiêu không thực tế. Nga rõ ràng vẫn có ưu thế quân sự vượt trội hơn hẳn Ukraine.
Vũ khí chống tăng vác vai NLAW. Ảnh: Reuters
Mỹ và các đồng minh NATO đang can dự ngày càng sâu vào cuộc chiến ở Ukraine, cả trên khía cạnh quân sự và kinh tế. Những kỳ vọng thiếu thực tế có nguy cơ kéo họ vào cuộc xung đột toàn diện với Nga lớn hơn bao giờ hết.
Việc Tổng thống Biden từng nhận định "Tổng thống Putin không thể nắm quyền" hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đưa ra những tuyên bố về mục tiêu "làm suy yếu Nga" hoặc cam kết của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi rằng Mỹ sẽ ủng hộ Ukraine "cho tới khi dành chiến thắng" có thể củng cố sự ủng hộ của Mỹ cho Kiev nhưng lại không giúp ích gì cho quá trình đàm phán để đạt được thỏa thuận hòa bình.
Mỹ và NATO đã cho thấy họ sẽ ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine thông qua các chuyến vận chuyển vũ khí và một số hình thức khác. Khi chiến tranh kết thúc, Mỹ và các đồng minh sẽ phải chuẩn bị để hỗ trợ Ukraine tái thiết.
Dù vậy, một số nhà quan sát cho rằng, Tổng thống Biden nên khẳng định rõ với Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng sẽ có giới hạn về việc Mỹ và NATO sẽ đi xa đến đâu trong việc hỗ trợ Ukraine đối phó với Nga trên các khía cạnh cụ thể như cung cấp vũ khí, tiền bạc và sự ủng hộ chính trị./.
Phương Tây bộc lộ điểm yếu liên quan đến lệnh trừng phạt Nga EU và Anh bất đồng về cách phối hợp các biện pháp trừng phạt Nga. Anh cũng đề xuất củng cố G7, nhưng EU tỏ ra ủng hộ nguyên trạng. Theo trang tin Politico.eu, các đồng minh phương Tây đã thể hiện một mặt trận thống nhất liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng họ đã vấp phải trở ngại trong việc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ đề nghị được tiếp cận các đảo của Nhật gần Đài Loan

Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Có người trúng giải độc đắc Powerball hơn 500 triệu USD

WHO có thể phải giảm hơn 1 tỉ USD ngân sách

Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập

NÓNG: Động đất mạnh 7,1 độ tấn công Tonga, cảnh báo sóng thần

Ông Trump 'kiềm chế', không sa thải cố vấn sau vụ lộ tin nhắn nhóm chat?

Thủ tướng Đan Mạch tới Greenland sau chuyến đi của Phó tổng thống Mỹ

Chiến sự Trung Đông leo thang nguy hiểm

Tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc đang ở đâu trên Thái Bình Dương?

Máy bay Nga bay sát tàu sân bay, Mỹ điều động 2 chiến đấu cơ đối phó?

Mỹ biến căn cứ quân sự thành lò tinh chế khoáng sản ứng phó Trung Quốc?
Có thể bạn quan tâm

Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"
Phim châu á
23:16:12 30/03/2025
"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi
Sao châu á
23:12:53 30/03/2025
Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu
Ẩm thực
22:54:18 30/03/2025
Hà Hồ - Kim Lý hôn nhau trên phố Paris, Midu ngọt ngào bên chồng doanh nhân
Sao việt
22:43:10 30/03/2025
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm
Tv show
22:40:02 30/03/2025
Rashford bùng nổ giúp Aston Villa vào bán kết FA Cup
Sao thể thao
22:32:32 30/03/2025
Dương Domic, Quân A.P bùng nổ trong live concert The East
Nhạc việt
22:12:59 30/03/2025
Quảng Trị: Hai người vượt biên sang Lào mua ma túy, bị bắt khi quay về
Pháp luật
22:02:21 30/03/2025
Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh
Tin nổi bật
22:02:14 30/03/2025
Will Smith sau 3 năm bị 'ghẻ lạnh' vì cú tát chấn động tại Oscar
Sao âu mỹ
21:55:52 30/03/2025