Khó đoán cuộc đua giành ghế Thủ tướng Malaysia

Theo dõi VGT trên

Ngày 28-2, ban lãnh đạo Malaysia đã dự cuộc họp đặc biệt tại Cung điện Hoàng gia để thảo luận về tình hình chính trị bất ổn của đất nước.

Malaysia đang đối mặt cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khi Thủ tướng Mahathir Mohamad hồi đầu tuần bất ngờ từ chức và đảng Bersatu của ông cũng rút khỏi liên minh Hy vọng (PH) cầm quyền, sau nỗ lực bất thành nhằm lập liên minh cầm quyền mới không bao gồm cựu Phó Thủ tướng Anwar Ibrahim. Trước đó, khi bắt tay nhau lật đổ Thủ tướng Najib Razak hồi năm 2018, ông Mahathir cam kết sẽ chuyển giao quyền lực cho Anwar-người từng là đồng minh, đối thủ rồi đồng minh- vào tháng 11 tới.

Khó đoán cuộc đua giành ghế Thủ tướng Malaysia - Hình 1

Từ trái sang là các ông Muhyiddin, Mahathir và Anwar. Ảnh: Reuters

Trong hai ngày 25 và 26-2, Quốc vương Abdullah Ri’ayatuddin Al-Mustafa Billah đã triệu tập tất cả 122 nghị sĩ đến cung điện để tham vấn lựa chọn của họ về ứng viên thủ tướng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, không đề cử nào nhận được sự ủng hộ đa số rõ ràng. Trong nỗ lực chấm dứt bế tắc chính trị, Thủ tướng tạm quyền Mahathir cho biết quốc hội sẽ tiến hành họp bất thường vào ngày 2-3 để xác định ai là thủ tướng tiếp theo của đất nước. Nếu vẫn không ứng viên nào có được sự ủng hộ của ít nhất 112 hạ nghị sĩ để trở thành tân thủ tướng, một cuộc bầu cử sớm sẽ được tiến hành.

Tuy nhiên, thông báo của ông Mahathir đã vấp phải làn sóng chỉ trích từ giới lập pháp. PH hiện kiểm soát 41% số ghế quốc hội và ủng hộ ông Anwar làm thủ tướng đã cáo buộc ông Mahathir “thách thức” quyền lực Nhà vua. Trong tuyên bố hôm 28-2, Chủ tịch Quốc hội Mohamad Ariff Md Yusof cũng nhấn mạnh cuộc họp đặc biệt bổ nhiệm thủ tướng chỉ nên được tiến hành sau khi có sắc lệnh từ Quốc vương.

Phản ứng gay gắt của các nhà lập pháp đặt ra câu hỏi về việc ông Mahathir liệu có tính toán sai lầm khi từ bỏ liên minh đã giúp ông giành chiến thắng “g.ây s.ốc” trong cuộc bầu cử cách đây 2 năm. Trước đó, các diễn biến cho thấy ông Mahathir có vẻ vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các đảng thuộc cả hai phía trong chia rẽ chính trị hiện nay tại Malaysia. Một số nguồn tin còn tiết lộ khả năng hợp tác giữa đảng Bersatu với phe đối lập gồm Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) và đảng Hồi giáo Malaysia (PAS) để lập chính phủ mới nhằm duy trì sự lãnh đạo của ông Mahathir. Tuy bác bỏ khả năng bắt tay UMNO, chính trị gia 95 t.uổi cho biết ông sẵn sàng cho vai trò đứng đầu một chính phủ đoàn kết dân tộc phi đảng phái.

Nhưng trong diễn biến mới nhất, lãnh đạo một số đảng đã lên tiếng phản đối ý tưởng “chính phủ không đảng phái” do lo ngại ông Mahathir có thể được trao cơ hội mở rộng quyền lực. UMNO và PAS vốn ủng hộ lập liên minh mới giờ đây cũng nói rằng họ ưu tiên giải pháp bầu cử sớm. Trước công kích từ đồng minh cũ và đối tác mới tiềm năng, ông Mahathir bất ngờ cho biết Bersatu có thể đề cử đồng minh Muhyiddin Yassin trở thành thủ tướng tiếp theo. Ông Muhyiddin từng là Bộ trưởng Nội vụ cho đến khi chính phủ sụp đổ và hiện đảm nhiệm chức Chủ tịch Bersatu sau khi ông Mahathir rời ghế lãnh
đạo đảng.

Niềm tin của người Malaysia vào chính phủ bị lung lay

Video đang HOT

Bước ngoặt bất ngờ trên chính trường khiến người dân Malaysia lần nữa băn khoăn về số phận của đất nước. Theo cuộc khảo sát trực tuyến trên 1.000 người thuộc mọi tầng lớp xã hội, chỉ 27% cho biết họ tin tưởng chính phủ hiện tại. Ngoài ra, cũng chỉ 7% tin vào sức khỏe nền kinh tế Malaysia. Theo các chuyên gia, tăng trưởng kinh tế Malaysia quý 1 được dự báo giảm xuống còn 3,5% và cả năm là 4% từ mức 4,2% trước đó. Cùng với lo ngại về dịch COVID-19 trên toàn cầu, chỉ số tăng trưởng kinh tế quốc gia Đông Nam Á có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn nữa nếu tình hình chính trị không được cải thiện trong thời gian tới.

MAI QUYÊN (Theo CNA)

Theo Cantho online

Lối thoát nào cho bất ổn chính trị tại Malaysia?

Bất ổn chính trị sau hàng loạt diễn biến quan trọng và dồn dập bất ngờ xảy ra tại Malaysia gần một tuần qua, dẫn đến sự sụp đổ của liên minh cầm quyền, Thủ tướng Mahathir Mohamad từ chức và kéo theo đó là việc giải tán chính phủ, vẫn chưa có hồi kết.

Lối thoát nào cho bất ổn chính trị tại Malaysia? - Hình 1
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad bất ngờ từ chức. Ảnh: AFP/TTXVN

Cho tới chiều 27/2, Quốc vương Malaysia Abdullah Ri'ayatuddin Al-Mustafa Billah Shah, người đã tiến hành tham vấn riêng rẽ với 222 thành viên Hạ viện Malaysia trong 2 ngày nhằm xác định nhân vật nào nhận được sự ủng hộ của đa số để có thể trở thành tân thủ tướng, vẫn chưa có quyết định cuối cùng.

Biến động chính trị tại Malaysia bùng nổ chiều 24/2 khi Thủ tướng Mahathir bất ngờ gửi đơn xin từ chức lên Quốc vương, đồng thời cũng tuyên bố rời bỏ chức vụ Chủ tịch đảng Bersatu. Đây được xem là động thái gây bất ngờ, song dường như vấn đề đã âm ỉ từ lâu, bởi Thủ tướng Mahathir đang phải chịu sức ép lớn từ các đồng minh trong Liên minh Hy vọng (PH) cầm quyền đòi ông phải từ chức và bàn giao lại chức vụ cho người kế nhiệm.

PH do 4 đảng hợp thành, gồm đảng Bersatu của ông Mahathir, đảng Công lý Nhân dân (PKR) của Chủ tịch Anwar Ibrahim, đảng Hành động Dân chủ (DAP, do người Malaysia gốc Hoa lãnh đạo) và đảng Amanah. Trước cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5/2018, PH thỏa thuận nếu liên minh này thắng cử, ông Mahathir sẽ làm thủ tướng trong 2 năm (tức là đến tháng 5/2020), sau đó bàn giao lại chức vụ cho ông Anwar, người từng làm phó thủ tướng trong chính phủ của ông Mahathir nhiệm kỳ đầu tiên.

Tuy nhiên, trên thực tế thì động thái từ chức của ông Mahathir cũng nằm ngoài dự đoán bởi sau cuộc họp quan trọng của Hội đồng Chủ tịch PH tối 21/2, ông Mahathir còn khẳng định sẽ tiếp tục giữ chức thủ tướng cho đến sau Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) do Malaysia chủ trì vào tháng 11 tới, rồi PH mới thảo luận việc bàn giao chức vụ thủ tướng. Ông còn nhấn mạnh, việc bàn giao chức vụ tùy thuộc vào ông.

Tiếp đó là một loạt diễn biến dồn dập khi một số đảng phái thuộc cả hai phe tiến hành họp bất thường, trong đó có đảng Bersatu, các nghị sĩ thuộc phe ủng hộ Phó Chủ tịch PKR Azmin Ali, và hai đảng đối lập lớn nhất là Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) và đảng Hồi giáo liên Malaysia (PAS).

Chiều 23/2, lãnh đạo 6 đảng, trong đó có ông Muhyiddin Yassin - Chủ tịch điều hành Bersatu, đã đến Hoàng cung yết kiến Quốc vương. Nội dung cuộc yết kiến được cho là thảo luận về thành lập chính phủ mới. Các sự kiện này ông Mahathir đều không có mặt, kể cả tại cuộc họp của Bersatu, được cho là tổ chức "sau lưng" Thủ tướng Mahathir, dưới sự chủ trì của ông Muhyiddin Yassin. Thời điểm đó, ông Anwar tuyên bố đang có âm mưu lật đổ chính phủ của PH. Cụ thể, Bersatu, một phần PKR, UMNO, PAS và một số đảng phái khác đang âm mưu bắt tay nhau để thành lập chính phủ mới.

Phát biểu sau khi từ chức, Thủ tướng tạm quyền Mahathir nói rằng ông đã bị buộc vào một vị thế khó khăn khi đưa ra quyết định này, đồng thời xin lỗi người dân Malaysia vì sự sụp đổ của chính phủ liên minh cầm quyền, chính phủ được người dân bầu lên với nhiều gửi gắm và kỳ vọng.

Giới chuyên gia nhận định việc ông Mahathir bất ngờ từ chức bắt nguồn từ hành động "sau lưng" của các lãnh đạo trong đảng Bersatu và do quan điểm có tính nguyên tắc của chính khách lão luyện 94 t.uổi này. Ban lãnh đạo Bersatu, đứng đầu là Chủ tịch điều hành Muhyiddin Yassin đã cùng với các nghị sĩ "đào tẩu" từ PKR và lãnh đạo UMNO, PAS bí mật hành động sau lưng ông Mahathir. Họ muốn bắt tay hợp tác để tạo ra liên minh mới và thay thế chính phủ PH. Động thái này khiến ông Mahathir tức giận, và bằng chứng là ông đã tuyên bố từ bỏ chức chủ tịch Bersatu ngay sau quyết định từ chức thủ tướng. Lý do thứ hai, có lẽ quan trọng hơn, đó là ông Mahathir từ chức để chứng tỏ với người dân Malaysia rằng, ông không thể bỏ qua lập trường có tính nguyên tắc của mình. Hay cụ thể hơn, ông không thể phản bội lại cử tri.

Trong cương lĩnh tranh cử của ông Mahathir cũng như của PH có một nội dung quan trọng, đó là quyết tâm làm trong sạch bộ máy cầm quyền, cùng với đó là đưa những nhân vật "tham nhũng và ăn cắp" trong chính quyền cũ ra trước công lý. Việc đảng Bersatu do ông sáng lập, một đảng hợp thành PH, và một số nghị sĩ PKR cũng thuộc PH, bắt tay với ban lãnh đạo UMNO, trong đó có 6 người đang bị cáo buộc tham nhũng, gồm Chủ tịch UMNO Ahmad Zahid Hamidi, chưa kể cố vấn cao cấp của UMNO là cựu Thủ tướng Najib Razak, người vừa ra hầu tòa năm ngoái do cáo buộc tham nhũng liên quan đến Quỹ đầu tư Nhà nước 1Malaysia (1MDB), có thể xem là "giọt nước tràn ly" đối với Thủ tướng Mahathir.

Ông Mahathir quyết định từ chức thủ tướng, cùng với đó không còn là lãnh đạo PH, có thể hiểu là để chứng minh rằng ông không thể đứng chung hàng ngũ với những người phản bội lại cử tri, đi ngược lại đường lối của liên minh. Đây có thể coi là nguyên tắc của ông Mahathir, hay nói cách khác, là giới hạn cuối cùng mà ông đặt ra.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, những gì đang diễn ra trên chính trường Malaysia hiện nay đều nằm trong tính toán của ông Mahathir, đã được ông cân nhắc kỹ lưỡng, bao gồm cả quyết định từ chức. Theo quan điểm này, việc ông từ chức không phải là quyết định đột ngột, mà đơn giản đây chỉ là phương án B, thậm chí phương án C của chính trị gia lão luyện này.

Sau khi ông Mahathir nộp đơn từ chức, Quốc vương đã bổ nhiệm ông làm Thủ tướng tạm quyền. Theo Tổng chưởng lý Malaysia Tommy Thomas, thủ tướng tạm quyền của nước này có đủ mọi quyền lực như một thủ tướng chính thức, trong đó có quyền giải tán quốc hội, bên cạnh việc có toàn quyền lựa chọn thành viên nội các tạm quyền. Đây được cho là lợi thế của ông Mahathir so với các đối thủ khác. Nội các và sau đó là chính phủ tạm quyền sẽ có cơ hội lớn để thành chính thức nếu như ông Mahathir nhận được đủ sự ủng hộ tại hạ viện.

Với quyết định từ chức thủ tướng, ông Mahathir đã chọn cách loại bỏ đối thủ của mình bằng con đường pháp lý để tránh được sự gièm pha. Mấu chốt của vấn đề có lẽ nằm ở chỗ ông Mahathir cần có thời gian hơn 2 năm để có thể thực hiện các mong muốn của mình, đặc biệt hiện nay là vấn đề kinh tế. Bởi vậy, ông Mahathir đang tạo được một tình thế mới mà ở đó ông tin rằng có cơ hội duy trì quyền lực cao hơn.

Ông Mahathir khi tuyên bố rời khỏi Bersatu đã tính đến kịch bản về một chính phủ đoàn kết. Ở đó, ông toàn quyền được lựa chọn những nhân vật mà ông mong muốn. Theo các nguồn tin, ông Mahathir có thể lựa chọn các nghị sĩ cả ở UMNO cũng như các đảng đối lập khác, miễn là phù hợp với mong muốn của ông, kể cả các nhà kỹ trị. Điều này sẽ giúp chính phủ mới hoạt động tốt hơn, nhất là khi so với các bộ trưởng trong chính phủ của PH, nhiều người được bổ nhiệm theo "hạn ngạch" giữa các đảng phái và nhiều nhân vật đã có những màn "thể hiện tồi", theo đ.ánh giá của cử tri và các tổ chức thăm dò dư luận.

Một mặt, việc thành lập chính phủ đoàn kết giúp ông Mahathir không còn phải vướng bận đến đối thủ, mặt khác giúp ông có được một chính phủ "thiện chiến" hơn để có thể thực hiện tốt hơn những cải cách của mình, nhất là vấn đề kinh tế. Việc tập hợp các nghị sĩ thuộc nhiều đảng phái khác nhau (mà không phải là liên minh với các đảng phái này) sẽ giúp nhà lãnh đạo Mahathir giải quyết được những vấn đề thuộc mọi lĩnh vực, từ kinh tế cho đến tôn giáo, sắc tộc, tạo cho ông vị thế là một người đặt lợi ích quốc gia và người dân lên trên hết.

Câu hỏi đặt ra là liệu các nghị sĩ, đứng sau họ là các lãnh đạo đảng, có dễ dàng đồng ý với ý tưởng của ông Mahathir hay không, và ông sẽ chọn lựa những nghị sĩ thuộc các đảng phái nào cho nội các và chính phủ lâm thời. DAP và UMNO là những đối thủ "không đội trời chung" khi một bên có chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho người bản địa, một bên luôn đấu tranh vì một Malaysia công bằng, nơi người nhập cư, trong đó có người gốc Hoa, được đối xử bình đẳng. Đó là chưa kể các nghị sĩ có đủ quyền quyết định tham gia chính phủ của ông Mahathir hay không nếu như lãnh đạo đảng của họ không đồng tình.

Khả năng ông Mahathir, hiện nắm quyền thành lập chính phủ lâm thời, đạt được ý nguyện thành lập một chính phủ đoàn kết, vẫn còn bỏ ngỏ. Ông phải chờ đợi những diễn biến mới nhất trên chính trường, cụ thể là phản ứng của các đảng phái khác và các diễn biến khó lường khác. Có khả năng các phe phái, bao gồm phe của ông Mahathir, sẽ dàn xếp và nhanh chóng có được một thủ tướng và một chính phủ mới chính thức trước khi ông tìm được đủ các thành viên cho một chính phủ lâm thời còn đang trên giấy.

Đầu tiên là PKR, DAP và Amanah, từng kiên định ủng hộ ông Mahathir trước khi toàn bộ các nghị sĩ yết kiến Quốc vương, song sau đó các đảng này đã thay đổi quyết định. Chiều 26/2, PH đã ra thông báo rằng liên minh này nhất trí đề cử ông Anwar làm thủ tướng. PH (hiện còn 92 ghế) tin rằng sẽ có đủ số ghế tối thiểu (112) tại hạ viện để giành quyền thành lập chính phủ. Có thông tin một số đảng phái nhỏ đã ủng hộ PH và hiện phe của ông Anwar được cho đang có lợi thế hơn so với các phe phái còn lại.

Hiện UMNO và PAS cũng như một số đảng nhỏ ủng hộ hai đảng này đã chính thức tuyên bố rút khỏi "liên minh" với Bersatu và không ủng hộ ông Mahathir. Trong khi đó, đảng Bersatu (26 ghế nghị sĩ), 11 nghị sĩ "đào tẩu" từ PKR, đảng đại diện cho bang Sabah và Sarawak (tổng cộng số ghế còn ít hơn của phe ông Anwar), vẫn kiên định ủng hộ ông Mahathir. Cho dù như vậy, ông Mahathir hiện nay rõ ràng là đang yếu thế hơn xét về mặt "con số" trong nỗ lực thành lập một chính phủ chính thức. Tình thế hiện vẫn chưa ngã ngũ.

Trong bối cảnh hiện nay, người dân Malaysia rất mong muốn một sự đổi mới thật sự, có thể giúp Malaysia trước mắt là vượt qua những khó khăn về kinh tế và xa hơn là phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, đây là điều không dễ trở thành hiện thực, bởi tại Malaysia, vấn đề sắc tộc, tôn giáo đã và đang ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị - xã hội đất nước. Trong nhiều thập niên qua, "con bài" sắc tộc, tôn giáo luôn được các chính trị gia sử dụng để lấy phiếu bầu của cử tri.

Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc 32 triệu dân với hơn 50% là người Mã Lai bản địa, cũng đồng thời là các tín đồ Hồi giáo, phần còn lại là người gốc Hoa, gốc Ấn và các sắc tộc khác. Cộng đồng người gốc Hoa có nhiều đóng góp cho nền kinh tế Malaysia, có thời điểm đóng góp đến hơn 80% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dù chỉ chiếm chưa đầy 30% dân số. Song họ lại bị coi là "công dân hạng hai", con em người gốc Hoa không được bình đẳng cạnh tranh các suất vào đại học.

Về chính trị, Hiến pháp Malaysia quy định, chức thủ tướng chỉ dành cho người bản địa. Đây là một nguyên nhân khiến xã hội Malaysia chia rẽ và luôn bị các chính trị gia lợi dụng. Điều đó cũng dẫn tới tình trạng, như chính lời ông Mahathir, rằng "người dân bản địa ít chịu phấn đấu mà chỉ trông chờ vào các chính sách ưu tiên của chính phủ". Bởi vậy, người bản địa sẽ chỉ bỏ phiếu cho những đảng phái mang lại quyền lợi cho họ, và thiếu sự ủng hộ của họ thì khó có thể thắng cử. Vì vậy, các chính đảng đã không ngừng tìm cách lợi dụng và "chiều theo" xu hướng này.

Đặc điểm này, cùng với sự bất mãn của người gốc Hoa và các cộng đồng nhập cư khác, chính là nguyên nhân sâu xa cho những biến động chính trị tại Malaysia. Và điều này thì chưa biết bao giờ mới có thể thay đổi. Nghĩa là, chính trường Malaysia sẽ tiếp tục vận hành dựa trên những đặc điểm này.

Theo Hoàng Nhương (PV TTXVN tại Malaysia)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng
17:30:55 29/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa
15:00:29 29/06/2024
Tổng thống Biden thừa nhận tranh luận không tốt, nhưng cam kết đ.ánh bại ông Trump
14:10:50 29/06/2024
Hàn Quốc: Cho phép sinh viên quốc tế tham gia lĩnh vực điều dưỡng
14:16:52 29/06/2024
Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD
20:10:42 29/06/2024

Tin đang nóng

Tóm dính vợ chồng Midu hậu đám cưới hào môn, thái độ cô dâu với chú rể gây chú ý
06:46:45 01/07/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt đi mua hàng ở Mỹ bị vu oan ăn trộm: "Trời ơi, tôi phẫn nộ dễ sợ!"
08:44:15 01/07/2024
Khánh Vân lộ diện hậu cầu hôn: Zoom cận nhẫn kim cương, hội bạn nàng hậu thi nhau "xin vía"
06:42:07 01/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim tập 49: Vũ gọi Hà là vợ, An Nhiên bị 'đuổi cùng g.iết tận'
08:13:41 01/07/2024
Nam diễn viên sinh năm 2002 bị bóc scandal "tình thú"
06:39:11 01/07/2024
Những nẻo đường gần xa - Tập 26: Dũng rơi vào mối quan hệ nhạy cảm?
08:02:23 01/07/2024
Hát ca khúc gây tranh cãi ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng nói gì?
07:35:15 01/07/2024
Nguyên mẫu "Câu chuyện Hoa Hồng": Mỹ nhân khiến 2 đại gia phá sản
08:48:27 01/07/2024

Tin mới nhất

Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe

05:48:28 01/07/2024
Sau khi rời Nội các, cựu Thủ tướng Abe vẫn tích cực tham gia các hoạt động chính trị với tư cách là lãnh đạo của Seiwa Seisaku Kenkyukai - phái lớn nhất trong LDP.

Chiêm ngưỡng chiếc xe đạp dài nhất thế giới lập Kỷ lục Guinness

05:43:15 01/07/2024
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, gần đây, họ đã thành công chinh phục được cả hai kỷ lục thế giới này. Chiếc xe đạp đặc biệt cũng đã trở thành niềm tự hào của cộng đồng Prinsenbeek.

Triều Tiên cáo buộc phương Tây đang tạo ra 'NATO phiên bản châu Á'

05:35:39 01/07/2024
Triều Tiên từ lâu đã phản đối các cuộc tập trận của Mỹ gần bán đảo Triều Tiên, coi đó là các cuộc diễn tập cho một cuộc tấn công có thể xảy ra. Bình Nhưỡng cũng đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm pháo binh và tên lửa trong khu vực.

Tổng thống Ai Cập nêu bật nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ mới

05:33:23 01/07/2024
Theo Tổng thống El-Sisi, kể từ năm 2013, đất nước Ai Cập đã ổn định trở lại sau một thời gian hỗn loạn. Ông nhấn mạnh rằng nhà nước đã loại bỏ chủ nghĩa k.hủng b.ố và xây dựng nền tảng cho sự phát triển trong những năm vừa qua.

Serbia bắt giữ 2 đối tượng sau vụ tấn công Đại sứ quán Israel tại Belgrade

05:30:57 01/07/2024
Theo Bộ trưởng Dacic, nhà chức trách Serbia đã tăng cường an ninh lên mức cao nhất trên cả nước và cảnh sát đang triển khai chiến dịch truy quét k.hủng b.ố, các phần tử cực đoan và những đối tượng có khả năng liên quan đến các nhóm khủng ...

Đ.ánh bom xe tại miền Nam Thái Lan

05:29:02 01/07/2024
Vụ nổ đã làm vỡ kính và hư hại trần nhà ở các căn hộ và ngôi nhà gần đó. Nhà chức trách đã phong tỏa hiện trường vụ nổ vì lo ngại có thể xảy ra thêm các vụ đ.ánh bom.

Lở đất làm 2 người t.hiệt m.ạng tại Thụy Sĩ - Hy Lạp khống chế cháy rừng trên đảo Serifos

05:18:59 01/07/2024
Các lực lượng khẩn cấp đang tìm cách sơ tán 300 người tham dự một giải bóng đá tại Peccia, trong khi gần 70 người khác đang được sơ tán khỏi một trại nghỉ dưỡng ở làng Mogno.

Chính phủ Colombia và nhóm vũ trang Segunda Marquetalia đạt thỏa thuận giảm leo thang xung đột

05:16:37 01/07/2024
Trong khuôn khổ các biện pháp kinh tế nhằm giảm leo thang xung đột và hướng tới hòa bình, Chính phủ Colombia sẽ ưu tiên các chương trình cải cách nông nghiệp toàn diện và bồi thường đất đai.

11 người bị t.hiệt m.ạng do mưa lớn ở New Delhi, Ấn Độ

05:07:05 01/07/2024
Ngoài ra, mưa lớn cũng làm ngập các đường hầm giao thông, dẫn đến ùn tắc nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một số khu vực dân cư trong thành phố rơi vào tình cảnh mất điện và mất nước.

Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới

04:55:03 01/07/2024
Cảnh sát Pakistan cho biết có 18 người bị thương trong vụ nổ tại một lễ cưới ở huyện Kurram, thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Tây Bắc nước này.

Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU

23:00:44 30/06/2024
Hãng tin DW (Đức) dẫn lời Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Hungary Janos Boka nêu rõ, với khẩu hiệu Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại , mục tiêu trọng tâm của Hungary trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU là tăng cường năng lực cạnh tranh ...

Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một

20:11:28 30/06/2024
Trong khi các cam kết của phe đa số được đ.ánh giá là phù hợp với thực tế, thì các đề xuất của phe cực hữu và phe cánh tả đã ít nhiều gây nghi ngại cho giới quan sát do có nhiều khúc mắc về nguồn tài chính để hiện thực hóa.

Có thể bạn quan tâm

NSND Việt Anh nếm mùi thất bại đầu tiên sau loạt phim nghìn tỷ của Trấn Thành

Hậu trường phim

13:25:00 01/07/2024
Phim điện ảnh Mùa hè đẹp nhất với sự tham gia của NSND Việt Anh ra rạp cuối tuần qua nhưng đạt doanh thu đáng quên.

Dàn lãnh đạo huyện, xã sắp hầu tòa vì chiêu quyết toán khống lấy t.iền chúc Tết

Pháp luật

13:23:15 01/07/2024
Đầu tháng 7 này, 23 bị cáo với phần lớn là lãnh đạo xã, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) cùng nhiều chủ công ty xây dựng sẽ được Toà án nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sơ thẩm. Các bị cáo bị truy tố về tội "Tham ô tài sản".

'Những nẻo đường gần xa' tập 26: Diễm đưa Dũng đi bệnh viện

Phim việt

13:22:47 01/07/2024
Trong Những nẻo đường gần xa tập 26, Diễm đưa Dũng đi bệnh viện khám vì anh đã cứu cô khỏi nguy hiểm trong lúc thuyết phục bán hàng.

Sập hầm ở Bắc Kạn, 1 người mất tích

Tin nổi bật

13:16:21 01/07/2024
Hầm nghi khai thác vàng trái phép ở Bắc Kạn bất ngờ sập xuống khiến 2 người bị mắc kẹt bên trong, 1 người thoát được nhưng bị thương ở tay.

8 mẫu váy trắng duyên dáng, hack t.uổi cực khéo, giúp nàng công sở t.uổi 30+ mặc đẹp như Lưu Diệc Phi trong phim

Phong cách sao

13:01:32 01/07/2024
Những bộ váy áo mà Lưu Diệc Phi diện trong phim không chỉ hợp với chị em công sở t.uổi 30+ mà còn cực kỳ sang chảnh, kiêu kỳ khiến ai nhìn cũng mê.

Gia đình 3 người chuyển từ nhà 200m2 về căn hộ 24m2: Ở nhà to hay nhỏ đều thế, không ảnh hưởng đến cuộc sống

Sáng tạo

12:51:52 01/07/2024
Vài năm trước, vợ chồng kiến trúc sư Xiong Wei đã bán căn biệt thự rộng 200m2 ở ngoại ô để chuyển đến ngôi nhà rộng 24m2 nằm trong trung tâm thành phố Thượng Hải.

Phim lỗ 560 tỷ vì "coi thường trí tuệ của khán giả", nam chính đóng cảnh nào cũng trợn mắt

Phim châu á

12:30:55 01/07/2024
Theo đ.ánh giá của khán giả xem phim, Hải Quan Chiến Tuyến có nội dung thiếu sự mới mẻ chủ yếu là cảnh hành động, đồng thời phim có không ít lỗ hổng trong khâu kịch bản.

Động thái của "Anh trai vượt chông gai" Tự Long sau khi thú nhận "dễ cáu gắt, hay dỗi", chỉ 1 hành động mà làm 2 triệu fan phát sốt

Sao việt

12:25:58 01/07/2024
Tự Long đăng 2 bức ảnh đầy cảm xúc sau khi gây bão ở Anh trai vượt ngàn chông vì lời thú nhận bị loãng xương, dễ cáu gắt và hay dỗi.

CLB Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ Tuấn Hải sang Nhật

Sao thể thao

12:21:56 01/07/2024
Phạm Tuấn Hải được CLB Hà Nội tạo điều kiện đi thi đấu ở nước ngoài dưới dạng cho mượn trong thời gian từ nay tới năm 2027.

Brad Pitt và Angelina Jolie sau 8 năm ly hôn: Kẻ bị con ruột lạnh lùng quay lưng, người hạnh phúc nhận tình yêu con trẻ

Sao âu mỹ

12:18:23 01/07/2024
Vụ ly hôn của Angelina Jolie và Brad Pitt không chỉ xé nát 1 cuộc tình mà còn phơi bày ra những câu chuyện đầy rẫy sự giả dối.

Hóa thân thành Jinx, hot girl "trứng rán" khiến người xem "kêu cứu"

Cosplay

12:07:29 01/07/2024
Rất nhanh chóng, sản phẩm này đã bị số đông người xem ngỡ ngàng. Bởi lẽ, vị tướng Jinx của Riot vốn là một phản diện, có vẻ ngoài gầy gò, ốm yếu và sở hữu tâm lý bất ổn.