Kho đồ cổ triệu đô giữa lòng Hà Nội
Nhiều món cổ vật được ông Hiến sưu tầm có giá lên đến cả triệu đô.
Được biết tới là người đàn ông “triệu đô” với hàng vạn cổ vật quý hiếm nhưng ông Dương Phú Hiến mà chúng tôi tiếp xúc có phong thái giản dị đến lạ thường. Ông cho biết, điều ông tâm đắc nhất là giới thiệu được những món cổ vật độc đáo ông sưu tầm được với bạn bè quốc tế, để họ có cái nhìn ngày càng thay đổi về Việt Nam.
Ông Dương Phú Hiến bên cạnh một món đồ cổ đắt giá.
Bén duyên từ truyền thống gia đình
Trong căn nhà mà cổ vật chật kín cả 4 tầng, chủ nhân chỉ còn một không gian rất khiêm tốn để… ở. Ông Hiến quan niệm, mỗi cổ vật cũng giống như một cuốn sách, nếu cuốn sách ấy chỉ được một người đọc thì chỉ một người hiểu, nhưng nếu được nhân ra thì sẽ giúp cho nhiều người biết đến.
Bộ sưu tập cổ vật đời Thương – Chu và đời Thanh vô cùng quý hiếm của ông Hiến.
Chiếc vương miện đời Tấn – Tần xuất hiện khoảng thế kỉ 7 – 8 trước công nguyên.
Ông Hiến cho biết, gia đình ông từ đời cụ kỵ đã có thú vui sưu tầm cổ vật. Ông nội ông vẫn thường dạy: Là người đàn ông cần có bốn cái dưỡng. Đó là chơi cây dưỡng tâm chơi chim dưỡng trí chơi cổ vật dưỡng thần – tức thần thái, hoa văn, dáng kiểu, nét vẽ thờ Phật dưỡng tâm linh – tâm linh, luôn hướng thiện, làm điều tốt. Với những xuất phát điểm ấy, ông đã trở thành một nhà sưu tầm cổ vật có tiếng trong giới, và đã sưu tầm, gìn giữ những cổ vật của đất nước và thế giới hơn 40 năm qua.
Chiếc bát vàng đựng yến thời Tấn – Tần được làm bằng vàng.
Video đang HOT
Hai chiếc chén làm bằng vàng đời Càn Long (thể kỉ 18 – 19), mỗi chiếc nặng 1,4 kg.
Là một người được đào tạo chuyên ngành sử học, ông Hiến rất am hiểu về lịch sử Việt Nam. Ông tâm sự: “Tôi nghĩ chơi đồ cổ cần phải có cái duyên và cái tâm. Bởi cổ vật cũng chính là những kỷ vật linh thiêng, mang dấu ấn của người xưa… Ngoài điều kiện về kinh tế, niềm đam mê cổ vật, người chơi cần phải có sự am hiểu sâu sắc, biết phân biệt thật giả và phải biết “nói chuyện” với những cổ vật, để khám phá ra những giá trị và thông điệp lưu giữ trên từng món đồ”.
Chiếc chậu rửa đồ ngự dụng đời Thanh được làm bằng chất liệu vàng tráng men.
Tháp đốt trầm đời Thanh được làm bằng bạc, ra đời thế kỉ 18.
Cũng vì vậy mà ông Hiến không ngần ngại đưa bộ sưu tập đồ cổ đặc biệt của mình ra giới thiệu. Có nhiều đoàn đã đến tư gia của ông để được chiêm ngưỡng tận mắt những cổ vật mà ở các bảo tàng tại Việt Nam không có. Đoàn nào ông cũng nhiệt tình đưa đi tham quan ngôi nhà ken kín cổ vật. Ông say sưa nói với khách về từng cổ vật với lịch sử, xuất xứ và tác dụng của nó. Thi thoảng cao hứng ông còn mang đàn guitar ra vừa đệm đàn vừa hát cùng cả đoàn khách.
Những “báu vật” chưa từng công bố
Giới chơi cổ vật thường kháo nhau về ông, người sở hữu nhiều cổ vật nhất Việt Nam, với trên 4.000 cổ vật. Đặc biệt, loạt sản phẩm ấn tượng nhất trong bộ sưu tập của ông là các bảo vật đời Thương – Chu, có niên đại cách đây khoảng 5.000 năm. Trong số đó phải kể đến chiếc ấm uống rượu hình còn vịt. Chiếc ấm này có quai hình con rồng, phía trên nắp có gắn xích. Một số thương gia người Đài Loan nghe tiếng tìm đến và trả giá lên tới hàng triệu USD để mua “báu vật” này, nhưng ông Hiến từ chối.
Ấm rót rượu hình con vịt đời Thương – Chu (cách đây khoảng 5.000 năm) được coi là “Thế giới bảo”.
Chiếc mũ vàng dành cho vua chúa đi săn của vua Càn Long (đời Thanh, Trung Quốc).
Ngoài ra, sản phẩm được xem có giá trị nhất là chiếc ấm hâm rượu hình vuông, dưới đáy có minh văn (chữ viết). Chiếc ấm này được làm bằng hợp kim đồng, ở giữa có đầu rồng. Hiện chủ nhân và nhiều người cũng chưa định giá được món cổ vật này, chỉ biết trên thế giới khó có thể kiếm ra được cái thứ 2.
Chiếc ấm hình vuông đời Thương – Chu, cao 23,5 cm dưới đáy có minh văn (chữ viết) được chế tác cách đây hơn 5.000 năm.
Ông Hiến còn sở hữu bộ sưu tập ấm chén cổ độc đáo. Đó là bộ ấm chén làm bằng vàng nạm ngọc, đời nhà Thanh. “Bộ ấm chén được vua Càn Long sử dụng trong việc tiếp đãi quần thần và khách quý. Đã nhiều người ngỏ ý mua nhưng ông nhất quyết không bán”, ông Hiến cho biết.
Bộ ấm chén vàng nạm ngọc đời Thanh vô cùng quý giá.
Ngoài ra, bộ sưu tập cổ vật, ông còn sở hữu còn hàng trăm pho tượng Phật, cả bộ kiếm cổ truyền đời, mà nhiều thanh kiếm chỉ được biết qua huyền thoại hay hàng ngàn những bình gốm cổ, có những chiếc trị giá cả triệu USD.
Theo 24h
Kiếm bạc tỷ chỉ sau một đêm cậy nắp quan tài
Hàng nghìn ngôi mộ ở Tây Nguyên đã bị kẻ xấu lật tung. Chỉ sau một đêm, những tên trộm đã trở thành tỉ phú, nếu đào trúng mộ có vàng bạc, đồng đen hay quan tài là gỗ sưa.
Cả những ngôi mộ mới cũng bị kẻ xấu bới tung để trộm đồ
Ông Đinh Truyn dẫn chúng tôi băng qua con đường ngoằn nghèo lởm chởm đá nhỏ đá to cách làng khoảng 3km, lội qua một con suối, đi thêm vài trăm mét nữa thì tới khu nhà mồ của làng Mơ H'Ra, xã Kông Lơng Khơng, huyện K'Bang (Gia Lai). Khu mả âm u, tĩnh mịch không một tiếng động. Ánh nắng chiều tà xuyên qua lùm cây rọi thẳng vào những mảnh sứ vỡ nát lóe lên tia sáng óng ánh đẹp mê hồn, nhưng ẩn sau đó là tội ác của kẻ đào trộm mồ mả làm giàu để lại.
Đường lên khu nhà mồ cổ của làng Mơ H'Ra, xã Kông Lơng Khơng, huyện K'Bang
Phát những cành cây rậm rạp, ông Đinh Truyn đưa chúng tôi vào sâu bên trong để chứng minh lời tố cáo của ông và dân làng trước đó hoàn toàn có thật. Dưới chân tôi, cả khu nhà mộ rộng hàng hecta, với trên 100 ngôi mộ cổ có thời gian từ vài chục đến hàng trăm năm tuổi của làng Mơ H'Ra - hầu như không còn cái nào nguyên vẹn. Tất cả đã bị kẻ trộm đào bới tung để lấy đồ cổ.
Cầm mảnh quan tài bị kẻ trộm bật tung trên tay, ông Truyn xót xa, tha vãn: "Bị trộm hết rồi, không biết "con ma" lấy gì để làm đổ dùng, sản xuất, sinh hoạt đây. Độc ác quá!...Chắc chết đói mất thôi!...".
Nếu ngôi mộ thuộc gia đình giàu có, quyền lực trong làng - có cả đồ trang sức bằng vàng, bạc, thậm chí có cả đồng đen, thì kẻ trộm còn dã man tới mức hất tung hài cốt của người chết lên mặt đất để khoắng sạch bộ quan tài bằng gỗ sưa.
Ông Truyn cho hay, hầu hết hài cốt của những người được chôn ở khu nhà mồ này đều bị thất lạc vì kẻ xấu đào tung hòm lên để trộm đồ, đều không lấp lại. Trong khi đó, theo phong tục của người Bana và Jarai, để lấp lại mồ mả trước đó đã bị kẻ trộm đào, người nhà phải mổ trâu, heo, gà và nhiều ghe rượu để cúng bái "con ma" nên rất tốn kém, chỉ những gia đình giàu có mới làm được, nếu không buộc phải để hài cốt người chết nằm ngổn ngang trên mặt đất như vậy mãi mãi.
Không chỉ những ngôi mộ cổ mới bị đào trộm, cách đây hai năm, gia đình ông Đinh Văn Nghèo, ở làng Mơ H'Ra, xã Kon Lơng Khương, huyện K'Bang không may có người thân qua đời. Theo phong tục của dân tộc Bana, gia đình ông đã chia của cải cho người chết gồm một bộ nồi, xoong, bát, đĩa và một chiếc ghè cổ. Một tuần sau, ông Nghèo ra thăm khu nhà mả đã thấy ngôi mộ bị đào bới, mất bộ nồi xoong và ghè cổ.
Già làng Mơ H'Ra, cụ H'Mưng cho hay, ngày nay, khi chôn theo vật dụng cho người chết, nhất là ghè rượu cổ, người ta thường đập thủng đít ghè để cho kẻ trộm khỏi lấy. Thế nhưng, nhiều ngôi mộ vẫn bị kẻ trộm đào bới, lấy về dùng xi măng tráng lại để bán cho những người chuyên chơi đồ cổ.
Cũng theo già làng H'Mưng, những ngôi mộ cổ được chôn cất hàng trăm năm trước, nếu thuộc gia đình giàu có, người ta thường chôn theo cả đồng đen, đồ trang sức bằng vàng, bạc, còn ghè rượu, bình gốm xứ thì nhiều vô kể. Ngay cả áo quan cũng được làm từ gỗ sưa có đường kính lớn đến hai người trưởng thành ôm không hết. Trị giá của những ngôi mộ này lên tới hàng tỉ đồng, nếu đào trúng mộ này, kẻ trộm chỉ sau một đêm đã trở thành tỉ phú. Đây là nguyên nhân hàng nghìn ngôi mộ của đồng bào Bana, Jarai, Ê Đê, K'ho ... ở Tây Nguyên luôn bị kẻ trộm đào bới để chôm đồ.
Già làng Mơ H'Ra, xã Kông Lơng Khơng cho biết những chiếc chén (bát) cổ bằng đồng này là mục tiêu của kẻ trộm
Ông Đinh H'Ní, công an viên thôn Kuk Kôn, xã Đăk Pơ, huyện Đắk Pơ (Gia Lai) cho biết, từ tháng 8/2011 đến nay, kẻ xấu đã hai lần đào trộm tổng cộng gần 20 ngôi mộ của thôn. Những ngôi mộ bị đào đều được đánh dấu bằng sơn xanh. Nhiều người trong thôn kể rằng, kẻ trộm đã sử dụng máy dò kim loại để dò, nếu phát hiện trong mộ có cổ vật thì mới trộm, bất kể đó là mả đã có từ hàng trăm năm hay vừa chôn ít ngày.
Theo TNO
Đi hàng vạn km mua đồng nát, lập bảo tàng Người đi hàng vạn km đó là một cô giáo của Hà Nội. Lo thế hệ học sinh sau này không có cơ hội được chứng kiến các vật dụng sinh hoạt của người Việt cổ, tiếc những đồ vật có giá trị đó đang bị biến thành đồng nát. Cô giáo đã chắt bóp đồng lương hưu của mình đi khắp các...