Khó chống lại thảm họa thiên thạch
Với thiên thạch nhỏ có kích thước 15 mét rơi xuống Nga hôm 15/2 thì radar cũng chịu thua! Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về thiên thạch chỉ để biết, từ đó có thể khai thác giá trị kinh tế, còn chống lại thì không tưởng.
Thiên thạch rơi vào Nga: Trăm năm mới có một lần
Theo ông Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm Câu lạc thiên văn nghiệp dư TP. HCM, sự việc xảy ra tại Nga thực ra là một thiên thạch cỡ lớn (có thể xem là một tiểu hành tinh cỡ nhỏ (đường kính 15m) đi vào bầu khí quyển với vận tốc xấp xỉ 18 km/s và phát nổ, như cơ chế của một sao băng. Nhưng vật thể này thuộc loại sao băng rất sáng và lớn. Vật thể thể dạng này cũng hay đi vào bầu khí quyển hành tinh chúng ta nhưng đa phần đi vào các đại dương nên không gây nguy hại gì. Sự kiện này ước tính khoảng 100 năm mới có một lần.
Trong tương lai, tiểu hành tinh 99942 Apophis (2004MN4) theo ước tính có khả năng va chạm với hành tinh chúng ta vào năm 2029 hay 2036 với xác suất 1/250.000 lần.
Dự án nghiên cứu các vật thể gần Trái đất Lincoln
Thực tế, khí quyển Trái Đất hằng ngày vẫn luôn bị “tấn công” bởi khoảng vài trăm tấn mảnh vỡ đá bụi đủ mọi kích cỡ. Tuy nhiên, phần lớn kích thước của chúng rất nhỏ nên tất cả đã bị tan vỡ thành nhiều mảnh nhỏ và cháy rụi trước khi kịp chạm đất. Khi đi vào khí quyển chúng sẽ chịu áp suất nén rất lớn, nóng lên, phát sáng, vỡ vụn và tan chảy mà chúng ta vẫn gọi những vệt lửa mà chúng để lại trên bầu trời khi cháy là “sao băng”.
Các thiên thạch ở mức kích thước nhỏ hơn 10m này đa phần không gây ra một sự cố gì nghiêm trọng khi rơi xuống mặt đất, nếu có tới được mặt đất thì cũng nằm rải khác và gây tổn thất không đáng kể.
Theo TS Hoàng Ngọc Kỷ, thiên thạch rơi xuống sẽ làm biến đổi khí hậu nội tại và ảnh hưởng tới sinh vật và con người xung quanh do nhiệt độ tăng cao
Video đang HOT
Theo các nhà khoa học NASA, vụ thiên thạch rơi ở Nga vừa qua là sự kiện hiếm khi xảy ra. Kể từ năm 1908, khi một thiên thạch phát nổ phía trên vùng trời sông Tungkuska tại vùng Siberi của nước Nga làm gãy đổ và san phẳng 2137 km2 đất rừng không có người ở, mới có 1 thiên thạch có sức tàn phá đến vậy. Theo nhà khoa học Paul Chodas, làm việc tại văn phòng của chương trình nghiên cứu các vật thể gần Trái Đất của NASA (NASA’s Near-Earth Object Program Office), một sự kiện sao băng (thiên thạch bốc cháy khi đi vào bầu khí quyển) đạt tới độ sáng như ở Nga vừa qua thì trung bình khoảng 100 năm mới có 1 lần.
Ứng phó thiên thạch là công việc toàn cầu
Theo TS Hoàng Ngọc Kỷ, nguyên cán bộ Tổng hội Địa chất Việt Nam, bản thân thiên thạch rơi xuống sẽ làm biến đổi khí hậu nội tại và ảnh hưởng tới sinh vật và con người xung quanh do nhiệt độ tăng cao.
Sự kiện lần này không thể được bất cứ cơ quan nghiên cứu về thiên thạch nào trên thế giới cảnh báo trước, xảy ra hoàn toàn bất ngờ. Lý giải cho nguyên nhân này, TS Kỷ cho rằng hệ thống radar của Nga không thể phát hiện do kích thước khối thiên thạch quá bé (15m). Radar thường chỉ phát hiện vật thể từ 100m – 1 km đường kính với vật chất bằng kim loại.
“Đối với Việt Nam, hiện chưa có đủ các điều kiện về kỹ thuật, con người để nghiên cứu sâu vấn đề này. Nhưng chúng ta cần nghiên cứu về chúng để giải thích về giả thuyết một số hồ như: hồ Ba Bể, hồ Lắc hay vùng Điện Biên… có thể do thiên thạch rơi và tạo nên. Từ đó, khai thác các giá trị về kinh tế du lịch. Nói như vậy, việc nghiên cứu về thiên thạch chỉ để biết, hiểu về nó, từ đó khai thác các giá trị kinh tế thì được. Còn việc chống lại nó là điều không tưởng. Để làm được điều này thì cần cả thế giới chung tay làm mới được”, TS Kỷ cho biết.
Một số vụ thiên thạch lớn đã xảy ra trong lịch sử:
- Thiên thạch phát nổ phía trên vùng trời sông Tungkuska (Nga) vào năm 1908, khiến gãy đổ và san phẳng 2.137 km2 đất rừng không có người ở;
- Năm 2002, một vật thể 10m phát nổ cũng đi vào và phát nổ trên vùng trời biển Địa Trung Hải;
- Năm 2008, tại Sudan, một tiểu hành tinh cỡ nhỏ đã đi vào bầu khí quyển và đây là lần đầu tiên việc va chạm của một tiểu hành tinh lên Trái Đất được dự đoán chính xác từ trước.
THeo 24h
Thiên thạch từng rơi vào Việt Nam
Theo Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, TS Lê Huy Minh, thiên thạch rơi không có gì lạ lẫm, trong quá khứ thiên thạch từng rơi vào Việt Nam.
Phát hiện mảnh vỡ thiên thạch ở Việt Nam
Trao đổi với PV, TS Lê Huy Minh cho hay, thiên thạch rơi vào bầu khí quyển Trái đất là hiện tượng tương đối nhiều. Nhưng rơi tận xuống mặt đất như vụ ở nước Nga hôm 15/2 lại là chuyện hiếm. Bởi thiên thạch khi rơi với vận tốc lớn sẽ bốc cháy hết trong bầu khí quyển. Chỉ có những thiên thạch quá lớn, không cháy hết mới rơi xuống mặt đất.
Hiện tượng sao băng cũng là một dạng thiên thạch bốc cháy khi rơi vào bầu khí quyển. Đó là những thiên thạch có kích thước và khối lượng nhỏ nên đã đã bị thiêu cháy hết trên đường đi. Do đó, từ mặt đất, con người có thể nhìn thấy vết xẹt ngang qua bầu trời.
Thiên thạch có khối lượng lớn, chuyển động với vận tốc lớn, sinh ra sóng xung kích tác động đến môi trường. Cụ thể như vụ nổ thiên thạch ở vùng Ural (Nga) ngày 15/2 vừa qua, sóng xung kích làm vỡ cửa kính, đổ công trình xây dựng... Một tác hại khác mà thiên thạch có thể mang đến là những mảnh vỡ của thiên thạch bắn ra đâm vào công trình xây dựng hoặc con người. Vụ ở nước Nga vừa qua, không có tác hại này, chỉ có tác động gián tiếp từ sóng xung kích.
Những viên đá tectit này là mảnh vỡ của thiên thạch được tìm thấy nhiều ở nước ta
Vị Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho rằng, ở Việt Nam trong quá khứ cũng đã từng có thiên thạch rơi xuống. Bằng chứng là đá tectit có thể tìm thấy ở Việt Nam, như Cao Bằng, Yên Bái... với kích thước và hình dạng khá phong phú. Đây chính là những mảnh vỡ của thiên thạch rơi xuống Việt Nam.
Kích thước của những viên đá tectit rất nhỏ, hình dạng phổ biến là hình đĩa, hình cầu... Sở dĩ các viên đá có kích thước nhỏ, bởi các thiên thạch này khi bay vào tầng khí quyển Trái đất, bốc cháy trước khi chạm mặt đất. Chỉ những mẫu lớn không bị cháy hết, phần còn lại có thể bị nổ văng ra thành nhiều viên nhỏ, rơi xuống mặt đất.
Tuy nhiên, thiên thạch rơi vào Việt nam tại thời điểm cụ thể nào, tác động, thiệt hại ra sao... các nhà khoa học Việt Nam chưa thể tìm ra câu trả lời. "Hiện nay, khoa học nghiên cứu vũ trụ của nước ta chưa phát triển, chưa có các phương tiện máy móc cũng như nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này", TS Lê Huy Minh nói.
Không nên hoang mang
Theo TS Lê Huy Minh, không có nước nào trên thế giới dự đoán được thời gian, địa điểm thiên thạch rơi xuống trái đất. Bởi thiên thạch là vật rất nhỏ bay trong vũ trụ, con người không quan sát được thường xuyên nên không tính toán được quỹ đạo, quy luật của nó. Vụ thiên thạch nổ ở nước Nga vừa qua cũng không có nước nào có thể dự báo trước.
Các nước có khoa học vũ trụ tiên tiến đã nghĩ đến cách quan sát thường xuyên bầu khí quyển hoặc không gian Trái đất. Nếu phát hiện thiên thạch rơi, có thể sử dụng biện pháp phóng tên lửa để làm thay đổi quỹ đạo hoặc phá vỡ đường đi của nó. Tuy nhiên, thực tế mới chỉ có các nước giàu có như Nga, Mỹ... đề cập tới phương pháp này, các nước khác chưa nghĩ tới.
"Thiên thạch rơi xuống bề mặt trái đất có thể rơi ở bất cứ đâu, không loại trừ là Việt Nam hay nước nào khác. Tuy nhiên, bề mặt trái đất rất lớn nên xác suất rơi vào Việt Nam rất nhỏ. Hơn nữa, những vụ thiên thạch rơi như ở nước Nga hôm 15/2 là rất hiếm, hàng trăm năm mới thấy một lần. Do vậy, người dân không nên hoang mang, lo nghĩ", vị Phó viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu đưa ra lời khuyên.
TS Minh cũng cho biết thêm, thiên thạch rơi là hiện tượng tự nhiên bình thường, bất khả kháng, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong cuộc sống có hàng trăm, hàng nghìn hiện tượng tự nhiên như thế, có những hiện tượng chưa phát hiện ra. Người dân không nên nhìn nhận theo hướng mê tín dị đoan theo kiểu"ngày tận thế".
Ngày 15/2, vào hồi khoảng 11h00 giờ địa phương (05h00 GMT), tại Ural, miền trung nước Nga đã diễn ra một trận mưa sao băng. Thiên thạch đã rơi xuống một hồ nước, tạo ra một miệng hố rộng 6 mét trên lớp băng bao phủ mặt hồ.
Theo thông báo của cơ quan khẩn cấp địa phương, thiên thạch với đường kính non 15 mét, trọng lượng khoảng 7.000 tấn đã lao vào khí quyển với vận tốc 64.000km/giờ và phát nổ ở độ cao 19-24km so với mặt đất.
Tiếng nổ của thiên thạch phát ra ánh sáng chói lòa trên bầu trời, tạo nên một sóng chấn động lớn, làm vỡ nhiều cửa kính và làm hư hại nặng nhà cửa. Riêng tỉnh Chelyabin, có 100.000 nhà ở, bệnh viện và trường học bị vỡ kính cửa sổ hoặc hỏng mái với tổng thiệt hại ước tính lên hơn 1 tỷ rúp (hơn 33 triệu USD). Cũng theo thông báo trên, vụ nổ thiên thạch xảy ra có sức công phá hơn 300-500 kiloton, tương đương với 20 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima, nước Nhật năm 1945.
Theo hãng tin RIA Novosti, có hơn 1.200 người dân ở các địa phương bị thương.
Theo 24h
Sắp có mưa sao băng đẹp nhất trong năm Mưa sao băng sẽ đạt cực điểm vào nửa đêm tới rạng sáng ngày 21/10. Với tần suất khoảng 15 - 25 vệt sao băng trong một giờ, theo dự báo của Tổ chức Sao băng quốc tế (IMO). Trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm Có đợt sao băng này là do hằng năm Trái đất trên quỹ đạo của mình...