Khó chịu vì đầu năm vợ đã chi li vài đồng lì xì, tôi phát hoảng khi thấy cuốn sổ
Chẳng lẽ cả năm có một cái Tết lại đi chi li tính toán vài đồng tiền lì xì. Thế mà vợ tôi lại không hiểu điều tối thiểu đó.
Vợ chồng tôi đều làm việc trên thành phố nên mỗi tháng đều tranh thủ thời gian về quê thăm bố mẹ 2 ngày. Con cái ai chẳng muốn được sống gần bố mẹ, nhất là khi tôi lại là con trai cả trong nhà. Thế nhưng vì hoàn cảnh công việc, hơn nữa bố mẹ lại không muốn lên thành phố nên chúng tôi đều quen với cảnh làm ăn xa quê này.
Năm nay công ty làm ăn cũng khấm khá, tôi lại kiếm được mối hợp đồng ngon trước Tết nên khoản thưởng cũng gọi là không nhỏ. Cộng thêm với tiền thưởng của vợ, chúng tôi cũng có một khoản hơn 30 triệu chứ không ít gì.
Con cả xa quê nay trở về ăn Tết, tôi mạnh mẽ dặn vợ cứ mạnh tay chi. Có vài ba ngày Tết thì tốn bao nhiêu được. Thế nhưng tôi nào có ngờ, chỉ bạo tay thêm một chút thôi mà thành vợ chồng “hít khí trời qua ngày” sau Tết.
Trở về thành phố sau mấy ngày Tết bận rộn, nhìn vào cuốn sổ ghi chép của vợ để xem cả Tết này tiêu hết bao nhiêu mà tôi bị sốc nặng.
- Cái gì? Có ba cái ngày Tết thôi mà hết hơn 23 triệu. Em có đùa không đấy?
Vợ tôi nghe thấy vậy liền chỉ rõ từng dòng trong trang giấy. Mọi khoản chi tiêu từ sắm Tết, biếu ông bà nội ngoại hay mừng tuổi vợ tôi đều ghi rõ trong cuốn sổ.
- Các khoản em đều ghi chép đủ cả ở đây. Đấy là em còn chưa ghi những khoản nhỏ nhỏ đâu mà đã ngốn từng đấy rồi đấy. Anh tưởng ít à.
Nói rồi vợ tôi lôi đủ các bằng chứng ra để chứng minh cho cái lý luận của mình.
Video đang HOT
- Anh tính xem khoản tiền biếu hai bên nội ngoại đã mất bao nhiêu rồi. Tiền anh biếu các sếp, tiền mừng tuổi con cái, bố mẹ sếp, tiền mừng tuổi bà con các cháu, biếu xén người già. Ôi nếu không ghi lại chắc em chẳng thể nào kê ra hết được từng đấy tiền.
Ảnh minh họa
Nghe vợ nói tôi cũng ngờ ngợ nhưng làm sao có thể hết ngần ấy tiền được. Tiền chứ có phải vỏ hến đâu. Tôi bảo vợ đi nấu cơm để hai vợ chồng ăn đã rồi tính toán sau.
Cơm nước xong xuôi, tôi ngồi lấy hẳn máy tính để cộng lại khác khoản mà đúng thật, không sai đồng nào. Nhìn số tiền tổng cho mấy ngày Tết mà tôi khóc không ra nước mắt.
Cũng tại tôi cả. Vì nghĩ chẳng đáng là bao, cả năm lại có mấy ngày Tết nên tôi chi tiêu không tiếc tiền. Đến biếu Tết các sếp, chẳng lẽ lại tiếc vài đồng. Tôi cứ mừng tuổi 500 nghìn cho cả bố mẹ và các con sếp.
Bà con nhà tôi lại cũng đông. Tôi là con trưởng trong nhà, thu nhập không phải kém gì, chẳng lẽ lại mừng tuổi vài chục trẻ con nó cười cho. Thôi thì cứ 100 nghìn, cháu nào xa xôi thì 50 nghìn. Vợ tôi cũng biết tính chồng, không muốn để chồng mất mặt nên cứ thế mà tự động phát tiền.
Ảnh minh họa
Ai ngờ đâu bà con rồi các cháu chắt lại đông đến vậy. Chúng tôi đi chúc Tết thì gặp cả trẻ con hàng xóm người ta sang chơi. Mừng tuổi đứa này chẳng lẽ không mừng tuổi đứa kia. Mà việc ngoài dự tính nên trong túi tôi chỉ có bé nhất là tiền 50 nghìn.
Hai vợ chồng nhìn cuốn sổ chi tiêu một cách ngán ngẩm. Lẽ ra tôi không biết tính toán thì vợ phải là người tay hòm chìa khóa, can chồng lại. Đằng này…
Vợ chồng nói qua lại vài câu xong thành ra cãi nhau. Mà tôi nào có nói sai điều gì. Đâu có phải tự nhiên mà người ta nói phụ nữ là tai hòm chìa khóa.
Vậy là có mấy ngày Tết thôi mà cũng bay vèo mất cả cái thưởng. Tưởng năm nay thu nhập khá hơn, sẽ dư dả chút tiền để đầu năm đưa vợ con đi du lịch. Xem ra thế này kế hoạch du lịch đành lùi lại không biết đến khi nào.
Theo eva.vn
Sĩ diện vì lấy chồng "mác thành phố", vợ tôi chi tiền mừng tuổi không tiếc tay
Vợ tôi quê tỉnh lẻ, gia cảnh không khá giả nhưng cũng không đến nỗi quá nghèo.
Còn nhà tôi tuy ở thành phố nhưng cũng chỉ là "cái mác" bởi bố mẹ tôi là công nhân nhà máy bình thường, còn tôi - cũng chỉ thợ sửa chữa cho một doanh nghiệp vận tải. So với mặt bằng chung của thành phố, kinh tế nhà tôi chắc thuộc hộ nghèo.
Ngày tết là để gặp gỡ vui vầy chứ đâu phải là dịp để "phát chẩn" bạc tiền không nghĩ ngợi. Ảnh: HT.
Vợ tôi là nhân viên bán thuốc cho một công ty dược, thu nhập không cao. Hai vợ chồng lấy nhau, ở chung với bố mẹ, cố gắng tằn tiện chi tiêu thì cũng có dư chút "của để dành" để lo cho tương lai con cái.
Đây là năm đầu tiên tôi làm rể, cũng là năm đầu tiên tôi cùng vợ đi chúc tết anh em bà con với tư cách thành viên mới ở quê ngoại. Trước khi về quê, vợ tôi nói ở quê ai cũng nói vợ tôi may mắn, có phúc khi lấy được chồng thành phố. Bản thân bố mẹ cũng luôn tự hào vì con gái lấy được chồng tốt chồng ngoan. Cô ấy nói "năm đầu về quê, để đẹp mặt bố mẹ, đẹp mặt vợ chồng mình, có lẽ sẽ hơi tốn kém một chút, anh nhé". Tôi nghĩ, tết nhất tốn kém hơn ngày thường một chút là chuyện đương nhiên nên bảo vợ cứ tùy ý chi tiêu cho hợp lý là được.
Tôi không ngờ nhà vợ ở quê lại đông anh em bà con như vậy. Đi đâu cũng nghe giới thiệu anh em, qua ngõ nhà nào cũng nói có bà con thân thích. Người ở quê cũng dễ gần tình cảm, có người tôi chưa gặp lần nào nhưng họ cũng nắm tay hỏi han như con cháu ở xa mới về.
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu vợ tôi không vì sĩ diện "lấy chồng thành phố" mà chi tiền không tiếc tay. Mừng tuổi bố mẹ, cháu chắt ruột thịt trong nhà thì tôi không nói. Đằng này đủ các thể loại cháu chắt cô ấy đều hào phóng mừng tuổi, đứa thì năm mươi ngàn, đứa thì một trăm ngàn. Gặp trẻ con hàng xóm cô ấy cũng hào phóng y như vậy. Mà anh em bà con, làng xóm thì đông, nhà nào cũng ba bốn đứa con nít thấy khách đến là đứng lượn lờ trước mặt chờ mừng tuổi.
Chỉ một vòng đi chúc tết, tôi nhẩm tính vợ tôi phải chi hết gần chục triệu. Tôi thực sự cảm thấy "nóng mặt" vì sự quá đà của vợ. Biết là không hay nhưng cuối cùng tôi vẫn phải lên tiếng nhắc nhở: "Anh thấy người ta mừng tuổi trẻ con chỉ mười nghìn, hai mươi nghìn, coi như chút lộc thôi, sao em lì xì bọn trẻ nhiều thế?". Vợ tôi nghe xong liền phân trần: "Mọi người ở quê khác, mình ở thành phố về nó khác chứ anh. Mình mừng tuổi ít họ lại cho mình keo kiệt bủn xỉn không mặn mà tình cảm, vì họ đâu biết kinh tế nhà mình thực hư thế nào đâu. Thôi chịu khó một chút cho mát mặt mày cũng được anh ạ". Trước cách nghĩ của vợ tôi chỉ biết lắc đầu ngao ngán.
Không chỉ riêng vợ tôi, bố mẹ tôi cũng mang tư tưởng như vậy, ai đến nhà mẹ vợ cũng thì thầm với vợ tôi: "Bà kia hay bệnh tật, ông kia nghèo khổ...con biếu ông biếu bà dăm chục nhé". Vợ tôi vâng vâng dạ dạ và tiền cứ thế lặng lẽ ra đi.
Ba ngày tết ở quê, vợ tôi chi hết gần 20 triệu đồng tiền mừng tuổi. Đó là toàn bộ số tiền thưởng tết của cả hai vợ chồng. Càng nghĩ tôi càng xót ruột, đến nỗi hôm quay trở lại thành phố, trong túi tôi chỉ vỏn vẹn đủ tiền xe.
Tôi không biết tất cả mọi miền quê đều như thế hay chỉ quê vợ tôi là cá biệt, là coi trọng tình cảm ít nhiều qua số tiền mừng tuổi. Thiết nghĩ ngày tết là để gặp gỡ vui vầy chứ đâu phải là dịp để "phát chẩn" bạc tiền không nghĩ ngợi như vậy. Dù ở thành phố hay ở quê thì cũng phải vất vả tằn tiện mới có được đồng tiền chứ có cướp bóc được đâu. Trên đường về nhà, tôi nghĩ từ nay chắc phải vài năm mới về quê ngoại một lần chứ như thế này thì xem chừng không ổn.
Hoàng
Theo dantri.com.vn
Mùng 1 mẹ chồng lì xì 5 cây vàng kèm lời đề nghị khiến tôi bối rối Từ ngày làm dâu, mẹ chồng chưa khi nào trách móc tôi điều gì. Nhưng thực sự lời đề nghị của mẹ hôm nay khiến tôi bối rối. Ngày xác định lấy Huy, tôi đã xác định trước việc làm dâu không hề đơn giản. Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu rồi nàng dâu với anh em nhà chồng vốn đã không...