Kho báu khổng lồ chôn sâu dưới ngôi làng nghèo
Một số chuyên gia ước tính rằng trữ lượng lithium lớn nhất lục địa – loại kim loại được sử dụng cho pin – nằm ở Serbia.
Một chiếc xe tay ga cổ xưa uể oải mang hàng hóa đến những cửa hàng tạp hóa ở một vùng quê tại đất nước Serbia nghèo đói. Nơi đây là vùng đồng quê nghèo nàn, lạc hậu, sống chủ yếu bằng nghề nông và chăn nuôi. Số dê đi lại trên các con đường nhỏ ở làng Klinovac nhiều vượt xa số xe hơi.
Phần lớn Serbia là những vùng nông thôn nghèo đói (Nguồn: BI)
Tuy nhiên, chôn vùi dưới lòng đất tại ngôi làng hiu quạnh này là triển vọng trở thành một trung tâm xuất khẩu mới của châu Âu, có thể sẽ giúp châu Âu chiếm lợi thế trong cuộc chạy đua kinh tế – công nghệ với châu Á.
Các nhà địa chất học châu Âu đang khảo sát khu vực này để tìm kiếm một kim loại có ý nghĩa to lớn đối với ngành công nghệ hiện đại. Đó là lithium, nguyên liệu không thể thiếu của pin điện thoại và xe hơi chạy điện.
Video đang HOT
Đây sẽ là một món quà trời cho nếu đất nước này chứng minh được nguồn dự trữ lithium. “Ngôi làng này có lẽ là nơi kém phát triển nhất ở Serbia và chúng tôi đang lâm vào ngõ cụt. Nhưng nếu có được lithium, chúng tôi sẽ đổi đời”, Antic, một người bản địa tại ngôi làng, cho biết.
Lithium là một món quà trời cho của Serbia (Nguồn: BI)
Cuộc săn lùng toàn cầu đối với lithium đang diễn ra khi các công ty tìm cách cắt giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. BloombergNEF ước tính nhu cầu pin cho vật liệu lithium sẽ tăng gấp tám lần trong 11 năm tới. Bloomberg ước tính rằng nhu cầu khai thác lithium để chế tạo pin cho các công cụ điện tử – từ điện thoại iPhone cho đến xe điện Tesla – sẽ tăng 800% trong tương lai.
Các chuyên gia địa chất ước tính Serbia sở hữu nguồn dự trữ lithium lớn nhất châu Âu. Nhu cầu vô tận với pin cung cấp năng lượng cho mọi thứ từ iPhone đến xe Tesla đang thúc đẩy những công ty châu Âu như Tập đoàn Rio Tinto nghiên cứu khả năng khai thác nó.
Hồi tháng 2/2019, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic mô tả nguồn dự trữ lithium “là một trong những niềm hy vọng lớn nhất” của đất nước và kêu gọi các công ty đẩy nhanh công việc để bắt đầu sản xuất.
Khảo sát sơ bộ của chính phủ Serbia cho thấy nước này sở hữu khoảng 200 triệu tấn lithium. Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết đã xác định được vị trí của khoảng 1 triệu tấn lithium ở nơi đây. Tuy nhiên, ít nhất 3 năm nữa Serbia mới có thể bắt đầu khai thác lithium, nhưng chính quyền nước này đã khuyến khích, ủng hộ phát triển các hoạt động tinh chế và sản xuất pin.
Ông Nenad Antic, Phó thị trưởng thành phố Vranje (Serbia), đô thị gần khu vực khảo sát khai thác lithium, khẳng định việc mở nhà máy sản xuất pin sẽ là chìa khóa để nâng cao đời sống người dân địa phương, và giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp nơi đây.
Ông Luke Martino, Chủ tịch Jadar Lithium, đánh giá Serbia có thể là một trung tâm công nghiệp năng lượng mới, từ khai thác, đến tinh chế và sản xuất pin. Hiện công ty này đang khảo sát một khu vực trải rộng từ Vranje đến biên giới.
Theo Danviet
Serbia tái khẳng định sẽ không gia nhập NATO
Tổng thống Serbia Aleksandar Vui hôm 9/8 khẳng định nước này sẽ không có ý định gia nhập NATO hay bất cứ liên minh quân sự nào khác.
Phát biểu tại một lễ khởi công dự án xây cầu cạn đường sắt qua sông Danube, Tổng thống Vui cho biết Serbia sẽ luôn trung lập về quân sự, muốn tự do chứ không bị phụ thuộc vào bất cứ ai trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Chính vì vậy ông nhấn mạnh Serbia sẽ tự quan tâm tới an ninh và phát triển quân đội cho riêng mình.
Tổng thống Aleksandar Vui muốn Serbia tự chủ về mặt quân sự. Ảnh: Tanjug
Tuyên bố của ông Vui được đưa ra sau khi ba đảng lớn nhất nước láng giềng Bosnia & Herzegovina đồng ý thành lập chính phủ mới với định hướng gia nhập NATO trong tương lai. Tổng thống Vui nói rằng đó là vấn đề của Bosnia & Herzegovina và Serbia không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của nước láng giềng.
Đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo Serbia khẳng định quan điểm không có ý định gia nhập liên minh quân sự nối hai bờ đại dương bất chấp tham vọng của các nước láng giềng Tây Balkan. Đã 20 năm trôi qua kể từ cuộc không kích của quân đồng minh NATO vào Liên bang Nam Tư cũ, trong đó có Serbia, người dân Serbia vẫn còn bị ám ảnh bởi hậu quả của nó.
Trong lễ kỷ niệm 20 năm vụ không kích của NATO đầu năm nay, Tổng thống Vui mô tả đây là một hành động xâm lược chống lại người dân Serbia và Serbia sẽ không bao giờ quên điều mà ông gọi là tội ác do liên quân gây ra. Mặt khác, ông cũng muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Serbia và NATO để tránh một thảm kịch tương tự sẽ xảy ra trong tương lai.
Về phần mình, NATO cho biết họ hoàn toàn tôn trọng chính sách trung lập về quân sự của Serbia, đồng thời ủng hộ cải cách thể chế, dân chủ và quốc phòng tại Serbia thông qua cơ chế đối thoại chính trị và hợp tác song phương./.
Theo Hữu Bình/VOV-Praha
Serbia thừa nhận để mất Kosovo Serbia phải thừa nhận rằng nước này không còn kiểm soát tình hình ở Kosovo, PTC dẫn lời của Tổng thống Alexander Vucic trong bài phát biểu của ông trước quốc hội. Điểm tham quan tốt nhất ở kosovo - pháo đài tiên phong. Ông cũng nhấn mạnh rằng Serbia cần phải chọn cách thức phát triển mối quan hệ với Kosovo: "hoặc...