“Kho báu” dưới ao của ông nội
25 năm trôi qua tôi mới gặp lại “ kho báu” ấy, và tôi đã khóc suốt đêm khi hiểu vì sao ông gìn giữ cái ao như thế.
Tôi sinh ra ở lứa đầu 9X nên có vô số kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Hồi đó bạn bè tôi nhà đứa nào cũng nghèo như nhau, sống ở quê nên thiếu thốn đủ bề, quanh năm chỉ biết làm nông cấy lúa.
Năm tôi 7 tuổi thì bố mẹ đi làm kinh tế mới ở xa. Tôi ở lại quê sống cùng ông bà nội, được ông bà chăm sóc đến tận lúc trưởng thành.
Ông bà nuôi lớn tôi bằng tình yêu thương và những bữa ngô khoai sắn, lạc đậu rau dưa. Món ngon nhất tuổi thơ tôi chính là cháo loãng đậu cà ăn với muối vừng. Bà hay để cháo trong cái âu da lươn, đậy bằng miếng phên liếp cất trong chạn. Đi học về tôi sẽ háo hức bỏ cháo ra húp một hơi, cắn miếng cà mặn giòn rộp một cái, quyện cùng vị lạc bùi bùi tan trong miệng. Ăn xong lấy ấm tích rót cốc nước vối uống cho mát rồi nằm chõng tre ngủ đợi ông bà về.
Có một đợt bố tôi về nghỉ lâu chừng 1 tháng, ông nội với bố hì hục đào cái ao to đùng cạnh cổng để nuôi cá. Ao rộng bằng cả sân bóng đá, sâu chưa quá đầu bố tôi. Đợt ấy đào vất vả vô cùng vì mới được nửa ao đã gặp mưa to. Bố tôi phải nghỉ thêm mấy hôm mới xong xuôi cho ông nội kịp nuôi cá.
Năm đó nhờ vụ cá to bội thu của ông nội mà tôi được bà sắm cho chiếc áo bông rét mới. Bà mua cho tôi cả chiếc vòng tay bạc chạm trổ rất xinh, bảo là quà sau này cho cháu gái đi lấy chồng.
Lần đầu có trang sức riêng nên tôi thích lắm. Chiếc vòng bạc quý đến nỗi tôi không dám đeo, sợ nó méo hỏng, sợ xỉn màu. Mấy đứa hàng xóm mượn đeo thử tôi cũng không cho.
Nâng niu đến mức ấy nhưng cuối cùng tôi lại chính là đứa làm rớt cái vòng bạc xuống ao cá của ông nội. Hôm ấy tôi ngồi ở bờ ao xem ông vớt cá, tự dưng mấy con chó nhà cắn nhau làm tôi giật mình. Thế là chiếc vòng đang ôm trong lòng văng tuột xuống ao!
Nhìn “của quý” chìm nghỉm dưới nước mà tôi hoảng đến độ khóc toáng lên. Ông nội cũng nhảy xuống mò cái vòng cho cháu gái, nhưng đáy ao toàn bùn nên càng sờ soạng càng đục. Kết cục là tôi biết rõ cái vòng ở đâu nhưng xác định không bao giờ được trông thấy nó thêm lần nào nữa.
Tôi tiếc cái vòng đến độ cả tháng sau vẫn khóc tu tu khi đứng trên bờ ao nhìn xuống. Ông bà an ủi mãi không được, cuối cùng chú tôi phải mua cho mấy chiếc vòng nhựa trong suốt đẹp đẹp ở chợ làng thì tôi mới thôi không khóc lóc nữa.
Bẵng đi bao năm tôi chẳng còn nhớ gì đến sự tồn tại của cái vòng bạc nữa. Bà nội cũng mất từ lâu, chỉ còn ông nội ốm yếu nằm một chỗ trong căn nhà cũ. Bố mẹ đã trở về quê lập nghiệp, xây nhà mới cạnh nhà ông bà nội. Tôi tốt nghiệp đại học xong cũng xin về làm ở bệnh viện tỉnh để được gần gũi gia đình.
Cuộc sống giờ đủ đầy sung túc hơn trước, con cháu cũng lớn khôn thành đạt cả rồi nhưng ông bà nội chưa bao giờ có ý định xây nhà mới. Cả làng còn mỗi vài ngôi nhà 3 gian cũ, trong đó cái cũ nhất, lâu đời nhất chắc là nhà ông bà tôi. Ao cá cũng còn nguyên, giờ thả thêm cả vịt và trồng sen nữa.
Chống chọi với bệnh tật mãi cuối cùng cũng chịu thua tuổi già, ông nội tôi qua đời vào một ngày mưa gió đầu tháng trước. Ông để lại nhà cho bố tôi và chú út, bảo bán đi chia đôi cũng không sao.
Video đang HOT
Bố tôi với chú rất hoà thuận nên họ không muốn bán đất chia tiền. Vợ chồng chú với bố mẹ tôi đồng ý góp thêm tiền sửa lại nhà ông bà nội, để đó làm gian thờ tổ tiên.
Việc đầu tiên trong quá trình sửa chữa nhà ông bà nội là lấp cái ao đi. Giờ gia đình tôi không ai có thời gian chăm sóc ao cá nên mọi người quyết định lấp đi, chuyển thành vườn trồng rau với cây ăn quả.
Hôm qua sau khi hút hết nước ao đổ đi, bỗng dưng thợ của bố nhặt được một thứ gì đó trong lúc vét bùn. May sao tôi cũng đang đứng gần đó hóng chuyện nên nhận ra đó chính là chiếc vòng bạc quý giá tuổi thơ. Nó dính đầy bùn rêu, cũ xỉn đổi cả màu nhưng hoạ tiết chạm khắc vẫn còn nguyên như trong ký ức.
Tôi vừa rửa cái vòng đi vừa rơi nước mắt. Thảo nào trước lúc mất, ông nội cứ liên tục nhắc tôi là “Dưới ao có kho báu của cháu đấy”. Vì ông già rồi nói không rõ ràng, giọng lại yếu ớt nên tôi nghe không rõ lắm. Bố tôi còn tặc lưỡi bảo ông lẫn nên nói linh tinh.
Bao nhiêu kỷ niệm ngọt ngào ấu thơ ùa về theo chiếc vòng. Tôi nhớ nụ cười hiền từ của bà nội quá, nhớ cả bóng lưng ông cặm cụi chong đèn ngồi gõ chữ L – chữ cái đầu tiên trong tên tôi vào mặt trong chiếc vòng nữa. Vật còn đây mà người đã xa lắm rồi…
Xem nhật ký của người giúp việc, cô chủ hiểu tại sao con trai của bà giàu có
Được người giúp việc cho xem nhật ký, tôi hiểu tại sao con trai của bà lại trở thành giám đốc giàu có.
Năm tôi 16 tuổi, bố mẹ dẫn cô Hoa, một người phụ nữ có vẻ ngoài khắc khổ về nhà. Bố mẹ thuê cô ấy giúp việc nhà và chăm sóc ông nội tôi.
Ông tôi là một trí thức giàu có về kiến thức lẫn tài sản. Bà tôi mất sớm, ông một mình nuôi nấng con trai.
Sau cơn tai biến nhẹ, việc đi lại của ông có phần bất tiện. Con cái bận bịu kinh doanh, cháu nội là tôi thì vùi đầu vào việc học, không thể chăm ông chu đáo.
Những ngày đầu về nhà tôi, cô Hoa làm việc rất chăm chỉ. Ảnh minh họa: Pexels
Qua vài lần đổi người giúp việc, bố mẹ tôi được người quen giới thiệu cô Hoa.
Lúc đầu, bố mẹ tôi cũng không mấy tin tưởng, thường bảo tôi vừa học vừa theo sát hoạt động của cô Hoa. Thế nhưng, chỉ sau 3 tháng làm việc, cô Hoa khiến bố mẹ tôi hài lòng, được ông nội hết lời khen ngợi.
Làm hết việc nhà, chăm ông chu đáo, cô lại sang phòng trò chuyện và hỏi han việc học của tôi. Thấy tôi có sách hay hoặc cách học hiệu quả, cô cẩn thận ghi chép tên sách, phương pháp vào một quyển sổ nhỏ.
Mỗi lần nghỉ tết về quê, cô quay lại nhà tôi kèm theo cuốn sổ mới. Tôi đoán cô ghi chép để mua, đưa về cho các con.
Ông tôi không tiện đi lại nhưng luôn là kho kiến thức đối nhân xử thế và kinh nghiệm thương trường. Bởi vậy, nhiều học trò, người quen... thường đến nhà nhờ ông tư vấn.
Tôi để ý mỗi lần ông tiếp khách, cô Hoa loay hoay lo trà nước, bánh mứt nhưng không quên cầm theo quyển sổ, ghi chép gì đó rất vội.
10 năm sau, tôi kết hôn và theo chồng sang Mỹ định cư, còn cô Hoa vẫn làm giúp việc cho bố mẹ tôi.
Sau khi ông qua đời, bố mẹ tôi quý mến, muốn cô ở lại bầu bạn, chăm lo chuyện cơm nước.
Đầu năm nay, tôi quyết định đưa các con về Việt Nam sinh sống. Hôn nhân của tôi tan vỡ do chồng không chung thủy.
Về nhà bố mẹ, tôi như trở về thuở còn bé bỏng, cho phép bản thân yếu đuối. Thấy tôi suốt ngày ủ rũ, cô Hoa kéo tôi về phòng của cô tâm sự.
Lần đầu bước vào căn phòng gia đình dành cho người giúp việc, tôi bất ngờ, tròn mắt khi thấy một tủ sách nho nhỏ.
Biết tôi lấy làm lạ, cô giải thích: "Những lúc rảnh rỗi, tôi thường đọc sách và có thói quen viết nhật ký".
Tiếp đó, cô vỗ nhẹ, ra hiệu bảo tôi ngồi xuống chiếc giường nhỏ. Cô bắt đầu kể thật chậm rãi về quá khứ của mình.
Học hết lớp 12, cô nghỉ học do gia cảnh khó khăn. Dù rất tiếc nuối nhưng cô chấp nhận số phận, lao vào đời mưu sinh.
Cô vay nợ đi xuất khẩu lao động, đều đặn hàng tháng gửi tiền phụ bố mẹ lo cho các em. 5 năm xa xứ, cô trở về quê với số tiền tiết kiệm cho riêng mình thật ít ỏi.
Cô lấy chồng, hôn nhân không hạnh phúc. Bị chồng bạo hành, một đêm cô ẵm con về nhà mẹ.
Không đầu hàng số phận, cô lam lũ làm thuê, nuôi con, phụng dưỡng bố mẹ. Con trai học lớp 12, cô nhẩm tính tiền công làm việc không đủ cho con vào đại học.
Lúc này, cô được người quen của bố mẹ tôi gợi ý lên Hà Nội làm giúp việc. Tính tới tính lui, cô biết trước sau gì con trai cũng lên Hà Nội học nên quyết định nhận việc.
Cô nhìn tôi, nói tiếp: "Những năm sau đó, cô chủ cũng biết rồi, duy chỉ 10 năm cô ở nước ngoài thì có những việc của tôi cô không rõ".
Cô tự hào kể, sau hơn 10 năm làm thuê, con trai cô tự mở công ty, kinh doanh rất thuận lợi. Hiện tại, anh ấy xây cho cô một ngôi nhà khang trang để an dưỡng tuổi già. Thế nhưng, cô không chịu về quê, muốn được lao động cho vui.
Dù con cái thành đạt, người giúp việc của gia đình tôi vẫn không nghỉ làm hưởng phước. Ảnh minh họa: Pexels
Tôi chợt nhớ và hỏi chuyện lúc xưa cô thường ghi chép gì đó vào sổ. Cô cười, đưa cho tôi quyển nhật ký.
Tôi ngẫu nhiên lật trang giữa cuốn sổ thì đọc được những dòng tâm sự.
"Hôm nay, mình đưa cho con trai quyển số ghi chép các kiến thức về kinh doanh và kinh nghiệm sống mà ông chủ chia sẻ.
Con không chê chữ mẹ xấu, cầm lấy đọc ngấu nghiến. Không mong con giàu có, chỉ mong con trở thành người tốt, có ích cho xã hội".
Tôi gấp quyển nhật ký của cô giúp việc, nước mắt trào ra. Tôi biết mình phải cố gắng thật nhiều mới nuôi con giỏi như cô.
Độc giả Mỹ Lan
Khi nhu cầu thuê người giúp việc của các gia đình ngày càng tăng thì chuyện xoay quanh người giúp việc và chủ nhà càng phong phú, trong đó có nhiều tình huống cảm động. Nhưng cũng có những cuộc sống chung khiến đôi bên nhận về bi kịch và những tình huống dở khóc dở cười.
VietNamNet giới thiệu tuyến bài Chuyện người giúp việc để người đọc có thêm góc nhìn về mối quan hệ này.
Chồng bức xúc khi mẹ đồng ý trông con cho tôi đi du lịch Mỗi dịp công ty của tôi tổ chức đi du lịch là chồng lại gây chuyện. Bởi anh luôn tìm cách cản vợ đi nghỉ dưỡng. Ảnh minh họa Khi sinh con đầu lòng, tôi muốn bà ngoại ra phố chăm sóc nhưng chồng tôi không đồng ý. Anh nói là ngay từ khi tôi mang bầu, bà nội đã đăng ký được...