“Kho báu chôn” trên đỉnh núi Sa Mù ở Quảng Trị là thứ cây gì mà càng ngắm càng mê

Theo dõi VGT trên

Thời tiết càng về cuối năm, những cây sâm Ngọc Linh, loại cây được ví như báu vật của đại ngàn trồng ở đỉnh Sa Mù (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) bắt đầu rụng lá, ngủ đông.

Giống sâm này có đặc điểm sống dưới lớp mùn trên mặt đất giữa rừng già.

Đến mùa xuân cây sẽ thức giấc lên chồi non. Cũng có năm do ngủ quên nên đến năm sau mới có mầm trở lại. Câu chuyện di thực sâm Ngọc Linh về trồng ở Sa Mù, huyện Hướng Hóa ly kỳ, hấp dẫn như giá trị của sâm vậy.

Đưa sâm Ngọc Linh về trồng ở Sa Mù

Hằng năm, rừng già ở Sa Mù thay lá đổ xuống từng lớp khô dày rồi hoai mục, biến thành mùn trên mặt đất. Chính lớp mùn này đã nuôi sống cây sâm Ngọc Linh.

Đó là cây trồng đặc biệt, nằm trong danh mục các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IA theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ.

Nơi nào trồng được sâm Ngọc Linh xem như nơi đó có “báu vật” của quốc gia. Sâm Ngọc Linh đã khẳng định thương hiệu và giá trị đặc biệt, là một trong những dược liệu quý hiếm của Việt Nam, một trong những loài sâm tốt nhất thế giới, có giá trị kinh tế cao.

Hiện giá bán ở thị trường mỗi ki – lô – gam sâm Ngọc Linh loại tốt gần 300 triệu đồng.

Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn (KBT) thiên nhiên Bắc Hướng Hóa Hà Văn Hoan nhớ lại, những lần vào công tác ở khu vực núi Ngọc Linh (thuộc tỉnh Kon Tum và Quảng Nam), nơi được xem là vương quốc của cây sâm Ngọc Linh, anh luôn suy nghĩ tại sao không mạnh dạn di thực giống cây đặc hữu này về trồng dưới tán rừng tự nhiên ở đèo Sa Mù, nơi có điều kiện tương tự như Ngọc Linh.

Đó là sự tương đồng về khí hậu và thổ nhưỡng. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 18 độ C, độ ẩm trung bình 85%, lượng mưa trung bình/năm 3.000 mm, độ cao so với mực nước biển 1.500 m, độ tàn che 80%.

Thú vị hơn, lớp mùn dưới tán lá cây rừng ở Sa Mù có nhiều chỉ số tương đồng với mùn núi Ngọc Linh.

Kho báu chôn trên đỉnh núi Sa Mù ở Quảng Trị là thứ cây gì mà càng ngắm càng mê - Hình 1

Ông Hà Văn Hoan theo dõi quá trình phát triển của vườn sâm Ngọc Linh ở đỉnh Sa Mù, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: L.Q.H.

Biết bao đêm ông Hoan trằn trọc không ngủ, quyết tâm phải trồng cho bằng được sâm Ngọc Linh ở khu vực trên.

Cây sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao, nếu phát triển được sẽ góp phần cải thiện đời sống cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn nữa, cây sâm phải được trồng dưới tán rừng tự nhiên nên muốn trồng được thì người dân phải bảo vệ rừng. Vì vậy sẽ đạt được nhiều mục tiêu từ việc trồng sâm Ngọc Linh ở Sa Mù.

Ông Hoan mang ý tưởng đưa cây sâm Ngọc Linh về trồng dưới tán rừng ở đỉnh Sa Mù xin ý kiến ông Võ Văn Hưng, lúc bấy giờ là Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sau khi khi được ông Hoan phân tích, thuyết phục, ông Võ Văn Hưng nhất trí và quyết định hỗ trợ từ ngân sách để mua cây giống, mùn núi về trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại khu bảo tồn. Từ đây, mô hình trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh dưới tán rừng Sa Mù được ra đời.

Video đang HOT

Một ngày giữa mùa Thu của năm 2019, ông Hoan cùng các kỹ sư của khu bảo tồn đã vào Quảng Nam thực hiện nhiệm vụ đưa cây sâm Ngọc Linh về trồng ở Quảng Trị.

Địa bàn tỉnh Quảng Nam không có đơn vị cung ứng cây giống sâm Ngọc Linh. Bằng mọi quan hệ, đoàn đã thu mua trực tiếp từ người dân thôn 2, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My với số lượng 1.210 cây giống sâm Ngọc Linh 1 năm t.uổi đưa về trồng ở Quảng Trị.

Chăm sóc báu vật-sâm Ngọc Linh

Nhớ hôm trồng lứa cây sâm đầu tiên, cán bộ khu bảo tồn vừa mừng, vừa lo. Trồng cây sâm này đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, cây sâm chỉ sống dưới lớp mùn tự nhiên trên mặt đất với chế độ chăm sóc nghiêm ngặt.

Vì vậy việc trực tiếp theo dõi, chăm sóc vườn sâm được 3 cán bộ của Phòng Khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế phụ trách với tiêu chí hạn chế ảnh hưởng của các tác động tiêu cực như sâu bệnh hại thân mầm, côn trùng hại củ, úng nước ở lớp mùn khi mưa lớn, khô mầm khi không đảm bảo đủ độ ẩm.

Để ngăn chuột bọ, động vật cắn phá, xung quanh khu vực trồng sâm còn được quây kín bằng lưới cao gần 2 m.

Quá trình trồng và chăm sóc sâm Ngọc Linh này có sự tham gia của các hộ dân xã Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn để khi được chuyển giao mô hình người dân khỏi bỡ ngỡ. Đến năm 2020, khu bảo tồn tiếp tục mua trồng bổ sung 330 cây sâm giống 2 năm t.uổi; năm 2021 mua trồng bổ sung 175 cây 2 năm t.uổi và 97 cây 3 năm t.uổi.

Kết quả chăm sóc, nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cây giống 1 năm t.uổi sống và phát triển đạt 17,8%; cây giống 2 năm t.uổi có tỉ lệ sống và phát triển 65,2%. Hiện tại vườn sâm Ngọc Linh ở Sa Mù được trồng ở độ cao 1.100 m, ngoài ra cán bộ khu bảo tồn còn bí mật trồng rải rác trong rừng tự nhiên phân bố ở các độ cao từ 1.200 m đến 1.400 m để thí nghiệm.

Kho báu chôn trên đỉnh núi Sa Mù ở Quảng Trị là thứ cây gì mà càng ngắm càng mê - Hình 2

Cây sâm Ngọc Linh ở Sa Mù lên mầm non mạnh mẽ sau thời kỳ ngủ đông -Ảnh: L.Q.H

Cây sâm Ngọc Linh khi phát triển có dáng thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, sau vài năm có đường kính thân từ 4-8 mm. Bộ phận quý nhất của cây sâm là củ sâm, ngoài ra cũng có thể dùng thân, lá và rễ con.

Mùa Đông, phần thân cây tàn lụi dần, lá rụng, để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông đến đầu mùa Xuân thì đ.âm chồi, có năm cây ngủ quên đến năm sau mới ra chồi.

Căn cứ vào vết sẹo trên đầu củ mỗi mùa Đông đến để có thể nhận biết cây sâm bao nhiêu t.uổi, thông thường phải ít nhất 3 năm t.uổi trên củ sâm mới có một vết sẹo, khi đó mới có thể khai thác. Càng trồng lâu năm cây sâm càng cho giá trị cao hơn.

Ông Hà Văn Hoan cho biết, quá trình trồng, chăm sóc và nghiên cứu cây sâm Ngọc Linh, khu bảo tồn đã làm thận trọng và có đ.ánh giá cụ thể. Sâm Ngọc Linh là cây dược liệu quý hiếm, phân bố trong điều kiện sinh thái hẹp, khó thích nghi với điều kiện tự nhiên bất lợi.

Tuy nhiên các điều kiện tại khu bảo tồn phù hợp cho việc di thực loài sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Nam ra trồng.

Sau gần ba năm, có thể khẳng định việc lựa chọn vị trí triển khai thực hiện mô hình trồng thử nghiệm cây sâm Ngọc Linh dưới tán rừng tự nhiên tại Sa Mù là phù hợp, cây sâm phát triển khá tốt. Trồng cây giống 2 năm t.uổi trở lên cây có sức sống mạnh hơn, tỉ lệ sống cao.

Nguyên nhân cây giống sâm Ngọc Linh c.hết thời gian qua chủ yếu là do đợt mưa bão kéo dài từ tháng 10/2020 và do côn trùng gây hại. Vì vậy việc tiếp tục di thực cây Sâm Ngọc Linh từ huyện Nam Trà My, Quảng Nam ra trồng tại khu vực Sa Mù của tỉnh Quảng Trị, nơi có điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng tương đồng có tính khả thi cao.

Để phát triển cây sâm Ngọc Linh trên diện tích lớn cần có chính sách cụ thể của tỉnh đối với cây dược liệu đặc biệt này, sự đầu tư của các doanh nghiệp, hỗ trợ của tỉnh Quảng Nam, nơi bảo tồn nguồn giống loài này để đem lại hiệu quả cao cho việc phát triển sâm Ngọc Linh tại Quảng Trị.

Hé lộ những loài muông thú quý hiếm trên đỉnh Sa Mù miền Tây Quảng Trị

Nhắc đến Sa Mù (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến cảnh núi rừng hùng vĩ bốn mùa đắm mình trong sương mờ với vô vàn kỳ hoa dị thảo.

Ít ai biết rằng Sa Mù còn là "ngôi nhà" của nhiều loài động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm không những có trong Sách đỏ Việt Nam mà còn có cả trong Sách đỏ thế giới IUCN.

Hé lộ những loài muông thú quý hiếm trên đỉnh Sa Mù miền Tây Quảng Trị - Hình 1

Đường l.ên đ.ỉnh Sa Mù (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) chìm trong sương mờ -Ảnh: Đ.N

"Vương quốc" linh trưởng

Chẳng phải vì thế mà hơn 10 năm nay Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa được giao nhiệm vụ đóng chân, quản lý, bảo vệ tính đa dạng sinh học của vùng núi non hiểm trở này.

Đây là khu bảo tồn đặc biệt, duy nhất trên cả nước bởi một lúc "ôm" lấy cả Đông và Tây dãy Trường Sơn với diện tích quản lý hơn 24.000 ha rừng thuộc địa bàn 5 xã Hướng Phùng, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh, Hướng Lập của huyện miền núi Hướng Hóa.

Rừng ở núi non Sa Mù còn nguyên sơ, độ che phủ lên đến 93% với sự hiện diện của 1.295 loài thực vật, trong đó có 156 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm, cần ưu tiên bảo vệ.

Riêng về khu hệ thú, căn cứ số liệu công bố vào năm 2019 cho thấy có đến 110 loài ĐVHD thuộc 30 họ, 10 bộ. Trong đó, có 38 loài trong Sách đỏ Việt Nam, 33 loài trong Sách đỏ thế giới và 39 loài nằm trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Trụ sở của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa được xây dựng ở lưng chừng đèo Sa Mù. Mùa này, đặt chân lên đây có thể nghe được thanh âm của nhiều loài ĐVHD trong cùng một ngày. Ví như, tiếng gà rừng đua gáy vào ban mai, tiếng heo rừng đuổi nhau kêu cheng chéc độ non trưa, rồi tiếng mang tác, tiếng vượn hú gọi bầy từng hồi vẳng đến lúc chiều buông...

Trong các loài ĐVHD quần tụ tại vùng núi non Sa Mù, phải kể đến các loài thuộc bộ linh trưởng. Linh trưởng hiểu nôm na là các động vật có độ "tinh anh" cao hàng đầu trong số các động vật như vượn, khỉ, voọc...

Mới đây, thông qua máy bẫy ảnh kỹ thuật số hiện đại, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đã ghi nhận nhiều loài ĐVHD diện nguy cấp, quý hiếm thuộc bộ linh trưởng như vượn, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn, voọc ngũ sắc, voọc gáy trắng, culi...

Hé lộ những loài muông thú quý hiếm trên đỉnh Sa Mù miền Tây Quảng Trị - Hình 2

Nhân viên Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa đặt máy bẫy ảnh động vật trong rừng bảo tồn -Ảnh: Đ.N

Đặc biệt, máy bẫy ảnh còn quay lại quá trình di chuyển, tìm kiếm thức ăn cực kỳ sinh động của ĐVHD trong rừng. Trong đó, có nhiều đàn khỉ mặt đỏ có trong Sách đỏ thế giới IUCN với số lượng lên đến hàng chục cá thể, thuộc nhiều thế hệ.

Chúng nhởn nhơ di chuyển, kiếm ăn và đùa giỡn trong rừng. Nhiều con còn đến gần máy bẫy ảnh với những biểu hiện hết sức tò mò, ngộ nghĩnh.

Ông Hà Văn Hoan, Giám đốc Khu BTTN Bắc Hướng Hóa thông tin, trong lâm phần đơn vị quản lý có khoảng 15 đàn khỉ mặt đỏ với trên 150 cá thể sinh sống.

Khỉ mặt đỏ là loài động vật khá đặc trưng của núi rừng Bắc Hướng Hóa. Cư dân các xã Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn... vẫn thường trình báo phát hiện nhiều đàn khỉ mặt đỏ khi vào rừng hái măng, nhặt củi.

Riêng ở núi non Sa Mù, khu vực các đàn khỉ mặt đỏ sinh sống là các khu rừng kín thường xanh với độ cao từ 400 m đến trên 1.000 m so với mực nước biển. Không giống như các loài khỉ khác, chúng ít leo trèo và thường di chuyển dưới mặt đất với nguồn thức ăn chủ yếu là thảo quả, nõn lá và các loài côn trùng.

"Ngoài các loài thuộc bộ linh trưởng, vừa qua chúng tôi còn ghi nhận nhiều loài động vật thuộc nhóm IB, IIB (theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP) và nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới IUCN như: Gà lôi trắng, sơn dương, mang lớn, thỏ vằn cùng nhiều loài chim, chồn, cầy, lợn rừng. Có khoảng 25 loài ĐVHD đã được phát hiện trong một khu vực nhỏ thuộc lâm phần rộng lớn mà đơn vị này quản lý, bảo vệ", ông Hoan nói.

Bà Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị chia sẻ, bản thân rất ngỡ ngàng khi xem những hình ảnh về ĐVHD tại lâm phần Khu BTTN Bắc Hướng Hóa quản lý, đặc biệt là video quay cảnh đàn khỉ mặt đỏ đi kiếm ăn.

Bà Phương khẳng định đây là minh chứng cho thấy môi trường sống của ĐVHD được bảo vệ tốt, đa dạng sinh học trong rừng tăng cao. "Kết quả này là cơ sở để tiếp tục điều tra, khảo sát, đ.ánh giá toàn diện tính đa dạng sinh học của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, từ đó làm cơ sở để quy hoạch, xây dựng khu bảo tồn này thành vườn quốc gia theo định hướng của tỉnh", bà Phương nhận định.

Truy dấu bò tót, gà lôi lam mào trắng

Như đã nói ở trên, lâm phần của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có cả Đông và Tây dãy Trường Sơn với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa Tây Trường Sơn. Nơi đây, mùa đông lạnh giá kéo dài, mùa khô chỉ diễn ra chưa đầy 5 tháng.

Đây chính là nơi giao lưu của khu hệ động vật giữa Tây và Đông Trường Sơn, giữa Bắc và Nam Trường Sơn. Đặc trưng của hệ ĐVHD ở khu vực này được đ.ánh giá còn tiềm ẩn nhiều bất ngờ khoa học, cần thêm thời gian để tiếp tục điều tra, nghiên cứu.

Hé lộ những loài muông thú quý hiếm trên đỉnh Sa Mù miền Tây Quảng Trị - Hình 3

Đàn khỉ mặt đỏ nằm trong Sách đỏ thế giới di chuyển, tìm thức ăn trong Khu BTTN Bắc Hướng Hóa -Ảnh: Đ.N

Anh Trần Văn Hùng, Phó trưởng Phòng Khoa học kỹ thuật - Hợp tác quốc tế (Khu BTTN Bắc Hướng Hóa) cho biết, ngoài những loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm kể trên, trong lâm phần quản lý đã ghi nhận có sự di cư theo mùa của động vật, đặc biệt là các loài thú lớn như bò tót.

Không những vậy, thông qua mô tả, trình báo của người dân địa phương thì có khả năng khu vực rừng bảo tồn giáp ranh huyện Đakrông vẫn còn sự hiện diện của gà lôi lam mào trắng - loài chim thuộc họ Trĩ tưởng chừng đã tuyệt chủng trong tự nhiên.

Đặc biệt, theo anh Hùng, các kết quả nghiên cứu trước đó cũng khẳng định ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa hiện còn một quần thể nhỏ Sao la - loài thú được mệnh danh là "kỳ lân Châu Á", hoạt động ở khu vực giáp ranh huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Theo ông Hà Văn Hoan, bốn năm về trước, thông qua hoạt động bẫy ảnh của Trung tâm BTTN Việt, các chuyên gia đã ghi nhận một cá thể bò tót nặng trên 700 kg tại khu vực rừng bảo tồn Bắc Hướng Hóa giáp ranh với tỉnh Quảng Bình.

Chỉ một thời gian sau, người dân thôn Cù Bai, xã Hướng Lập, trình báo có một đàn bò "lạ" gồm 3 con xuất hiện trong rừng bảo tồn, gần biên giới nước Lào.

Căn cứ những mô tả của người dân và dấu vết, mẫu phân để lại, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa bước đầu khẳng định đó chính là bò tót. Không những chỉ ở Cù Bai, tại khu vực núi Pa Thiên - Voi Mẹp (xã Hướng Linh), nơi cao 1.700 m so với mực nước biển cũng ghi nhận sự xuất hiện của loài động vật to lớn này.

"Chúng tôi xác định có ít nhất 2 quần thể bò tót đang sinh sống tại núi Pa Thiên - Voi Mẹp và khu vực rừng bảo tồn thuộc địa bàn thôn Cù Bai. Qua theo dõi, có một quần thể bò tót gồm 3 cá thể thường xuyên xuất hiện, trong đó có một bò tót con.

Điều này chứng tỏ một điều rằng, bò tót đã ở lại và sinh trưởng trong rừng bảo tồn. Tuy vậy, để có cơ sở khẳng định chính xác, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành theo dõi, đặt các máy bẫy ảnh ghi hình làm bằng chứng"- ông Hoan chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Làm rõ danh tính một học sinh phao tin lộ đề thi tốt nghiệp THPT
12:27:29 27/06/2024
Cháy nhà ở thành phố Thái Nguyên làm 2 người t.ử v.ong
11:18:43 26/06/2024
Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra vụ hỏa hoạn làm cặp vợ chồng t.ử v.ong
19:53:41 27/06/2024
Diễn biến mới vụ b.é t.rai người Nhật bị đuối nước tại resort ở Mũi Né
14:50:42 27/06/2024
Ô tô con bị tàu hỏa tông bẹp dúm, văng gần chục mét
15:02:46 27/06/2024
Bệnh nhân bất ngờ lái ô tô lao vào tường bệnh viện
17:11:53 26/06/2024
Lãnh đạo xã thông tin về clip 'bị đ.ập ly vào đầu vì đi mời rượu'
22:38:00 27/06/2024
Bình Thuận: Thả 3 con rùa quý hiếm về với biển tự nhiên
22:23:13 26/06/2024

Tin đang nóng

Một điểm đến ở Việt Nam vào danh sách những nơi bỏ hoang nhưng đẹp kỳ lạ
00:16:45 28/06/2024
"Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz" hiện ra sao sau khi nhận 900 tỷ phí chia tay từ người tình tỷ phú?
07:32:07 28/06/2024
Cặp đôi Trung Quốc ôm hôn cháy bỏng trên giường làm khán giả "mất máu", nam chính tổng tài đẹp như xé sách bước ra
06:05:09 28/06/2024
Hé lộ không gian đám cưới xa hoa của Midu - Minh Đạt: Cô dâu phải di chuyển bằng scooter vì quá rộng, thi công 4 ngày 4 đêm
06:31:24 28/06/2024
Mẹ tôi phát hiện bố ngoại tình chỉ nhờ một chiếc nĩa
07:33:17 28/06/2024
Lưu Tuấn Khiêm: Mỹ nam gây sốt từ 'Cửu Long thành trại' đến phim yêu đồng giới
06:04:02 28/06/2024
Đội hình hay nhất vòng bảng EURO 2024
06:51:14 28/06/2024
8 thực phẩm ngăn tóc bạc sớm có thể bạn chưa biết
06:40:58 28/06/2024

Tin mới nhất

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở nhà máy đóng tàu, Sở Y tế chỉ đạo

06:44:52 28/06/2024
Theo báo cáo từ Sở Y tế Hải Phòng, tính đến 18h ngày 27/6, số công nhân của Công ty Đóng tàu Sông Cấm có triệu chứng ngộ độc thực phẩm là 178 người.

Tài xế xe đầu kéo chấp tay lạy vợ chồng người đi xe máy bị nạn

19:43:00 27/06/2024
Chiều 27-6, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa xe đầu kéo và xe máy trên quốc lộ 14 đoạn qua phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột làm hai vợ chồng thương vong.

Một n.ữ s.inh lỡ thi do tai nạn giao thông

19:40:46 27/06/2024
Vụ tai nạn khiến 2 bố con ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu. Người bố bị thương khá nặng còn con gái bị thương nhẹ nhưng lỡ mất buổi thi môn toán.

Cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ nặng sau khi ăn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

16:14:57 27/06/2024
Do đó, các bác sĩ Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiến hành các biện pháp cấp cứu khẩn cấp. Sau hơn 2h hồi sức tích cực, bệnh nhân đã dần ổn định, mạch cải thiện. Hiện tại, bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện.

Phú Thọ: B.é t.rai 11 t.uổi bị mẹ ruột và bạn trai b.ạo h.ành giữa đêm

16:12:28 27/06/2024
Thông tin từ lãnh đạo phường Minh Phương (TP. Việt Trì, Phú Thọ), Công an TP. Việt Trì đang điều tra nghi vấn cháu bé 11 t.uổi bị mẹ ruột và bạn trai b.ạo h.ành.

70 công nhân ở một nhà máy đóng tàu tại Hải Phòng đi cấp cứu sau bữa trưa

16:00:24 27/06/2024
Tuy nhiên, những người này vẫn cần được tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi sức khỏe ổn định. Đồng thời, cần làm rõ tác nhân gây ra biểu hiện bệnh lý của 70 công nhân này.

T.iền Giang: Sông Mỹ Thiện sạt lở, ảnh hưởng nặng đến sản xuất và đời sống nhân dân

15:57:34 27/06/2024
Việc đi lại của người dân địa phương hết sức khó khăn và thiếu an toàn. Sạt lở cũng làm một phần sân chùa Thiền Quang (ấp Mỹ Hưng A, xã Mỹ Đức Đông) bị đổ xuống sông Mỹ Thiện.

Tiêu hủy chiếc "tàu ma" trôi dạt vào bờ biển Quảng Trị

14:26:27 27/06/2024
Chiếc tàu ma này được làm bằng gỗ, dài 11 m, được người dân phát hiện trôi dạt vào bờ biển Quảng Trị hơn 3 tháng trước

Quốc hội chốt cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

12:24:53 27/06/2024
Sáng 27/6, 357/448 Đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành với quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong m.áu hoặc hơi thở có nồng độ cồn .

Người dân lật ô tô cứu tài xế nhưng bất thành

11:33:46 27/06/2024
Thời điểm xảy ra vụ việc, người dân đã hỗ trợ lật ô tô lên và đưa tài xế đi cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương nặng, tài xế đã t.ử v.ong.

Hà Nội chủ động tiêu thoát nước, đề phòng ngập úng tại các điểm thi

11:23:19 27/06/2024
Đơn vị sẽ khắc phục, thay thế kịp thời các hư hỏng trên hệ thống thoát nước như: vỡ, mất nắp đan ga, sụt cống trên địa bàn quản lý... đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Con chó cắn nhiều người ở Đắk Lắk dương tính virus bệnh dại

11:20:57 27/06/2024
Theo ông Phạm Văn Thái, Chủ tịch UBND phường Tân Lợi, ngay sau khi xảy ra sự việc, cán bộ UBND phường Tân Lợi đã đưa bốn người dân đến cơ sở y tế tiêm phòng bệnh dại.

Có thể bạn quan tâm

Đi làm về muộn mà chẳng có cơm ăn, tôi bực bội đuổi vợ đi, đến khi mở tủ quần áo thì phải choáng nặng khi nhìn thấy một thứ

Góc tâm tình

08:06:27 28/06/2024
Nhớ lại những lời chê trách vợ vô dụng, ăn bám chồng mà tôi hối hận quá. Tôi và vợ kết hôn đến nay được gần 5 năm, có hai đứa con rồi.

SOOBIN tung full album đầu tay: Màn kết hợp với tlinh chưa gì đã gây tranh cãi

Nhạc việt

08:06:01 28/06/2024
20 giờ tối 25/6, SOOBIN chính thức tung full album đầu tay Bật Nó Lên và MV Ai Mà Biết Được. Comeback giữa bão nhạc của các nghệ sĩ Việt, màn tái xuất của SOOBIN khiến dân tình đứng ngồi không yên.

Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội

Thế giới

07:55:30 28/06/2024
Bộ Tư pháp Mỹ mới đây công bố gần 200 người đã bị buộc tội liên quan đến gian lận trong các chương trình chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc, với số t.iền bị chiếm đoạt lên đến 2,7 tỷ USD.

Những nẻo đường gần xa - Tập 24: Hùng thương người nhưng lại bị lợi dụng?

Phim việt

07:45:34 28/06/2024
Thấy hoàn cảnh của Dân tội nghiệp, Hùng không nỡ khoanh tay đứng nhìn. Anh cho Dân vay t.iền để trả t.iền viện phí cho mẹ khi nhập viện, nhưng liệu đây có phải một cú lừa?

Mỹ nhân là "báu vật" của showbiz đổi đời nhờ body n.óng b.ỏng, thành công cưới được "trai xấu" siêu giàu

Sao châu á

07:35:50 28/06/2024
Thời điểm hiện tại, 5 năm sau đám cưới ồn ào, Claudia đã là mẹ của một cô con gái đáng yêu. Cô và chồng vẫn hạnh phúc bên nhau và Claudia thì tránh né toàn bộ những lời đàm tiếu xoay quanh chồng mình.

Khống chế ổ dịch viêm màng não mô cầu ở Bắc Kạn

Sức khỏe

07:17:11 28/06/2024
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, ổ dịch viêm màng não do khuẩn não mô cầu tại xã Yến Dương, huyện Ba Bể đã cơ bản được khống chế khi không phát sinh ca nhiễm mới trong 10 ngày qua.

Hiền Thục tung ảnh trẻ trung như đôi mươi, hóa ra dành đến 4 tiếng mỗi ngày để dưỡng nhan

Làm đẹp

07:09:55 28/06/2024
Ở độ t.uổi tứ tuần, mỗi lần xuất hiện khán giả lại không khỏi trầm trồ xuýt xoa bởi vẻ ngoài tươi trẻ đầy năng lượng của Hiền Thục

Sàn diễn cuối cùng của Dries Van Noten là một cuộc hành trình xuyên không gian và thời gian

Thời trang

07:07:57 28/06/2024
Nhà thiết kế người Bỉ đã giới thiệu bộ sưu tập thứ 150 của mình cho Ngôi nhà ở ngoại ô Paris, gợi lại sự nghiệp sâu rộng của mình qua 69 vẻ ngoài tinh tế.

Ronaldo sút nhiều nhất ở vòng bảng EURO 2024

Sao thể thao

06:50:30 28/06/2024
Ronaldo được kỳ vọng sẽ tỏa sáng rực rỡ tại EURO 2024 để hướng tới chức vô địch cùng Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, kết thúc vòng bảng, t.iền đạo người Bồ Đào Nha vẫn chưa ghi được bàn thắng

Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Nga biểu diễn tại Hà Nội

Nhạc quốc tế

06:46:17 28/06/2024
Hanoi Concert 2024 hứa hẹn mang đến cho khán giả các tiết mục độc đáo được trình diễn bởi Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Nga, nghệ sĩ dương cầm Eva Gevorgyan và những vũ công đến từ Nhà hát Bolshoi.

Nghi ngờ gò đất lớn có kho báu, chuyên gia cho nổ mìn, khai quật suốt nhiều ngày đêm: Hơn 100 báu vật 1.700 năm t.uổi được tìm thấy

Lạ vui

06:44:54 28/06/2024
Trong quá trình xây dựng đường sắt, đội công nhân Trung Quốc vô tình phát hiện kho báu cổ xưa nằm trong lòng đất.