“Kho báu” 26.000 tỷ USD của Ukraine: Ông Trump sẽ giúp Mỹ tiếp cận?
Ukraine đang sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên có tổng giá trị ước tính lên tới 26.000 tỷ USD, trong đó có nhiều loại khoáng sản mà Mỹ rất cần.
Thợ mỏ di chuyển trên băng chuyền trong đường hầm tại một mỏ than ở vùng Dnipropetrovsk của Ukraine ngày 7/4/2023 (Ảnh: EPA).
“Kho báu” trị giá 26.000 tỷ USD
Ukraine không chỉ là vựa lúa mì của châu Âu mà quốc gia này còn là siêu cường khoáng sản. Theo ước tính, Ukraine đang sở hữu một vài loại khoáng sản có trữ lượng thuộc dạng lớn nhất trong số 117 khoáng sản được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Nước Mỹ xác định 50 loại khoáng sản chiến lược có tầm quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia. Nhiều loại trong số đó khá khan hiếm nhưng lại là chìa khóa cho một số ứng dụng giá trị cao. Ukraine có thể cung cấp tới 22/50 loại khoáng sản dạng này.
Theo một báo cáo năm 2022 của công ty phân tích rủi ro địa chính trị SecDev (Canada), Ukraine đang sở hữu trữ lượng uranium lớn nhất châu Âu; trữ lượng quặng sắt, titan và mangan đứng thứ 2; trữ lượng dầu khí đá phiến đứng thứ 3. Ngoài ra còn có các mỏ lithium, than chì và kim loại đất hiếm khổng lồ.
Những khoáng sản này đặc biệt cần thiết cho hoạt động sản xuất các mặt hàng thiết yếu, từ máy bay, điện thoại di động, xe điện, thép cho tới năng lượng hạt nhân.
Số liệu báo cáo của Công ty SecDev đán.h giá Ukraine đang sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên có tổng giá trị ước tính lên tới 26.000 tỷ USD.
Liệu ông Trump có thể giúp Mỹ tiếp cận?
Video đang HOT
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cam kết sẽ “mang lại cho người Mỹ nguồn năng lượng và điện giá rẻ nhất trên Trái đất”, cùng với đó là quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và khai thác tiề.n điện tử, những kế hoạch khiến các trung tâm dữ liệu phải tiêu thụ một lượng điện khổng lồ.
Theo nhà bình luận Marc Thiesse của Washington Post, cách duy nhất đã được thực chứng để giảm chi phí điện năng trong bối cảnh nhu cầu lại gia tăng là phải tăng nguồn cung cấp năng lượng hạt nhân sạch cho nước Mỹ. Ông Trump đã cam kết phê duyệt kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân chạy bằng lò phản ứng cải tiến cỡ nhỏ.
Chương trình đó sẽ làm gia tăng đáng kể nhu cầu về uranium. Mỹ hiện là nước mua uranium làm giàu lớn nhất từ Nga và phải phụ thuộc vào Moscow để có được gần 1/4 nguồn cung cấp.
Trong khi đó, việc Nga nắm quyền kiểm soát trữ lượng uranium lớn nhất ở châu Âu lại không nằm trong lợi ích chiến lược của Mỹ. Vì vậy, Washington rất cần tới uranium của Ukraine để giảm chi phí năng lượng cho người dân Mỹ cũng như thúc đẩy các chương trình AI và tiề.n điện tử.
Mặt khác, ông Trump đã đặt ra ưu tiên giảm sự phụ thuộc kinh tế của Mỹ vào Trung Quốc. Bắc Kinh hiện là nhà cung cấp lớn nhất hơn một nửa số khoáng sản quan trọng Washington cần nhập khẩu, trong đó có 72% đất hiếm.
Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực chiếm lĩnh thị trường lithium toàn cầu, rốt ráo mua các mỏ trên khắp thế giới cũng như những mỏ khai thác khoáng sản quan trọng khác như coban và niken.
Để chứng minh sức ảnh hưởng ngày càng tăng đối với nền kinh tế Mỹ, thời gian gần đây Trung Quốc còn thắt chặt kiểm soát xuất khẩu các khoáng sản quan trọng như nhôm và titan, cấm xuất khẩu gali và hạn chế nghiêm ngặt việc xuất khẩu than chì sang Mỹ. Trong khi tất cả các loại khoáng sản này Ukraine lại rất dồi dào.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy (Ảnh: East News).
Để làm được điều đó trong bối cảnh hiện nay, theo nhà bình luận Marc Thiesse thì Tổng thống đắc cử Donald Trump cần phải giúp kiến tạo được nền hòa bình lâu dài cho Ukraine.
Sau khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt”, sản lượng luyện kim ở Ukraine ước tính đã giảm 80%, từ 20 triệu tấn năm 2021 xuống chỉ còn 2,5 triệu tấn vào giữa năm 2023.
Hoạt động khai thác khoáng sản khó có thể diễn ra trước “hòn tên mũi đạn” và cũng chẳng thể khai thác dầu khí ngoài khơi ở vùng biển do Ukraine kiểm soát tại bắc Crimea nằm trong tầm bắ.n của các lực lượng Nga.
Các doanh nghiệp Mỹ có thể tham gia khai thác các nguồn tài nguyên đó để phục vụ lợi ích cho cả người dân Mỹ và người dân Ukraine nhưng chỉ khi cuộc chiến tranh hiện nay chấm dứt và không tái diễn.
Theo chuyên gia Marc Thiesse, một trong những điều kiện cần thiết để có được viễn cảnh trên là Ukraine phải được đảm bảo về an ninh thông qua hỗ trợ sức mạnh quân sự từ phương Tây.
Cách thức có thể là kết nạp Ukraine vào NATO, triển khai các cam kết an ninh song phương nghiêm túc hoặc thiết lập một khu vực phi quân sự được thực thi bởi lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế.
Một giải pháp chủ chốt nữa để đảm bảo có được nền hòa bình lâu dài là Ukraine cần được trang bị vũ khí tốt, sở hữu một quân đội đủ mạnh để đối phó với Nga.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov, Moscow đã sẵn sàng cho một cuộc đàm phán trung thực.
“Chúng tôi đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán trung thực, như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói. Mặc dù tổng thống đề xuất rằng những người bảo trợ của ông Zelensky trước tiên hãy thuyết phục ông ấy hủy bỏ sắc lệnh cấm mọi cuộc đàm phán với chính quyền của Tổng thống Putin. Đối với chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng đàm phán nếu họ tính đến lợi ích hợp pháp của tất cả các bên”, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh.
Theo ông Lavrov, Nga sẵn sàng xem xét các đề xuất về việc giải quyết xung đột ở Ukraine xuất phát từ mong muốn chân thành về hòa bình.
“Chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng những người ủng hộ hòa bình đều có lập trường đúng đắn, còn những người tin rằng cần phải chiến đấu cho đến khi ai đó phải chịu thất bại chiến lược trên chiến trường, những người này không phản ánh lợi ích của chính nước họ”, ông Lavrov cho biết thêm.
Tuy nhiên, nhà bình luận chính trị Marc Thiesse cho rằng Mỹ vẫn cần phải cung cấp vũ khí cho Ukraine bất kể điều gì sẽ xảy ra trên bàn đàm phán. Điều này, hoặc là để ngăn chặn Nga tiếp tục chiến tranh sau khi ông Trump rời nhiệm sở, hoặc buộc Moscow phải ngồi vào bàn đàm phán nếu từ chối chấp nhận hòa bình.
Vì vậy, Mỹ phải tìm ra các cơ chế phù hợp để tăng lượng vũ khí cung cấp cho Kiev mà không để người dân Mỹ đóng thuế phải gánh chịu thêm chi phí. Giải pháp nào để thực hiện điều đó? Marc Thiess cho rằng các khoản vay sẽ được thế chấp bằng tài nguyên khoáng sản và nhiên liệu hóa thạch của Ukraine.
Một đất nước Ukraine ổn định, có chủ quyền và thịnh vượng sẽ là đối tác thiết yếu của Mỹ trong khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một Ukraine bất ổn, liên tục bị đ.e dọ.a sẽ dẫn đến tái diễn chiến tranh khi ông Trump rời nhiệm sở.
Nước nào sẽ được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản phong phú của Ukraine? Theo nhà bình luận Marc Thiess, lựa chọn thuộc về Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ngoại trưởng Nga khẳng định không ngừng bắ.n ngay cả khi đàm phán hòa bình với Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Moskva sẽ không tuyên bố tạm ngừng giao tranh với Kiev ngay cả khi hai nước tham gia đàm phán hòa bình.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu tại cuộc họp báo ở Moskva ngày 18/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga đưa ra phát biểu trên khi trả lời phỏng vấn Sputnik, Govorit Moskva và Komsomolskaya Pravda ngày 19/4. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi đã nói sẵn sàng đàm phán nhưng trái ngược với câu chuyện ở Istanbul, chúng tôi sẽ không ngừng chiến đấu trong suốt thời gian đàm phán". Ông cũng nhận định rằng không thể tin tưởng chính quyền Ukraine.
Nga và Ukraine đã không đàm phán trực tiếp kể từ cuộc gặp ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào cuối tháng 3/2022. Nga ban đầu bày tỏ hài lòng với kết quả của cuộc gặp và rút lực lượng khỏi ngoại ô Kiev như một cử chỉ thiện chí. Tuy nhiên, sau đó Nga cáo buộc Ukraine đã đán.h mất mọi tiến bộ đạt được ở Thổ Nhĩ Kỳ và Moskva mất niềm tin vào các nhà đàm phán Kiev.
Ngoại trưởng Lavrov cũng nêu rõ rằng trở ngại lớn cho tiến trình hòa bình là Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky "cấm đàm phán" với Moskva. Ông đang đề cập đến một sắc lệnh mà Tổng thống Zelensky đã ký vào mùa thu năm 2022, cấm chính phủ Ukraine tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngoài ra, ông Lavrov nhấn mạnh, thực tế trên thực địa đã thay đổi "đáng kể" kể từ thời điểm cuộc đàm phán ở Istanbul diễn ra và "cần lưu tâm đến những thực tế này".
Kể từ cuối năm 2022, nhà lãnh đạo Ukraine Zelensky đã quảng bá "công thức hòa bình" của ông, trong đó kêu gọi Nga rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ mà Kiev tuyên bố chủ quyền và trả tiề.n bồi thường cùng chi phí hình thành tòa án tội ác chiến tranh. Ngoại trưởng Nga Lavrov một lần nữa thẳng thừng bác bỏ kế hoạch này, ông gọi đây là "tối hậu thư" không cung cấp được giải pháp thay thế nào.
Xung đột Nga - Ukraine sẽ kết thúc trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump? Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đặt ra những kịch bản khác nhau cho cuộc xung đột Nga - Ukraine. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Bloomberg). Khi cuộc chiến Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 4, mọi sự chú ý đang đổ dồn vào Tổng...