‘Kho báu’ 1.200 chiếc cối đá của nữ kiến trúc sư
Sở hữu 3 ngôi biệt thự nhưng đó không phải là tài sản mà kiến trúc sư Nguyễn Thị Minh Hiếu (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang, Khánh Hòa) coi đáng giá nhất mà là 1.200 chiếc cối đá chị sưu tầm suốt 12 năm qua.
Ngày Hiếu lấy chồng, bà nội hỏi: “Cháu thích bà tặng quà gì?”. Hiếu nói ngay như thể đã nuôi câu trả lời này từ lâu: “Chiếc cối đá của bà!”. Dĩ nhiên là bà rất ngạc nhiên với lời đề nghị của cô cháu gái hay “trái tính trái nết”, nhưng rồi bà hiểu. Nó là đứa con gái có cá tính mạnh, thích thứ gì là làm cho bằng được. Với lại, ngay từ bé, Hiếu đã thích chơi với những chiếc cối đá của gia đình. Chị hay đứng trên chúng, để thấy mình… cao hơn mọi người.
Chiếc cối đá của bà, công cụ “hỗ trợ chiều cao” ấy chỉ là góc nhỏ kỷ niệm để Hiếu lấy đó làm quà cưới. Nhưng để trở thành một thứ đam mê đầy ma lực sau này thì những chiếc cối đá ở làng Diên Lạc, huyện Diên Khánh mới ám ảnh chị. Sự “cực nhọc” của chiếc cối đá khi chúng biến hạt gạo dẻo thơm thành các loại bánh, bún là điều làm cho Hiếu liên tưởng đến nỗi gian truân của những bà mẹ quê.
Tuổi thơ của Hiếu gắn liền với những chiếc cối đá của bà rồi của mẹ, để sau này mỗi khi có dịp thả bước chân mình dọc dài đất nước, hình ảnh người đàn bà đứng hàng giờ xoay vần cùng bột gạo bên chiếc cối đá lại hiện lên. Khi khoa học kỹ thuật bắt đầu hiện hữu trong mỗi ngôi nhà của người nông dân thì cũng là lúc chiếc cối đá đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó và lặng lẽ ra đứng ở góc vườn. Không thể để những chiếc cối đá bị chôn vùi cùng thời gian và sự quên lãng của người đời, Hiếu manh nha ý tưởng “hội tụ” chúng lại. Và thế là chị lên đường.
Minh Hiếu với thế giới đá của mình. Ảnh: Dân Việt.
Trong số 1.200 chiếc cối đá mà Hiếu gom được suốt 12 năm qua, mỗi chiếc gắn liền với số phận thăng trầm của chủ nhân từng sở hữu chúng. Nữ kiến trúc sư 35 tuổi kể, có lần chị nghe nói có gia đình bên bờ sông An Cựu (Huế) đang sở hữu một chiếc cối đá. Chị đến hỏi mua thì chủ nhân nói bằng giọng rưng rưng: “Nó có đáng giá gì đâu mà mua với bán! Nhưng gia đình tôi xem nó như một nhân chứng của trận Mậu Thân năm 1968. Nhà cửa cháy tan hoang, gia đình tản cư lánh đạn, khi trở về trong ngút ngàn khói lửa, chiếc cối đá vẫn còn nguyên, như thách thức hết thảy đạn bom”. Gia đình giữ chiếc cối ấy như để nhắc nhở với con cháu về một giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh.
Video đang HOT
Lại có chiếc cối tận trong Long An mà Hiếu nghe nói là của nhà bá hộ cách nay gần trăm năm, chị đã lặn lội đi lùng tìm mua cho bằng được. “Cứ tưởng là đồ gia bảo sẽ không bao giờ đem bán, không ngờ người chắt của nhà bá hộ nọ khi nghe tôi ngỏ ý mua thì bán liền. Không phải họ ham gì năm ba trăm ngàn nhưng có thể họ không muốn nhìn bằng chứng về sự sung túc một thời của gia đình nhưng nay đã khánh kiệt. Họ như muốn xóa” dấu vết vậy”, chị kể.
Bước vào khu vườn của Minh Hiếu ngỡ như lạc vào thế giới đá với hàng hàng lớp lớp được chị xếp đặt theo kiểu của nhà kiến trúc. Nhưng dù có sắp xếp kiểu gì thì chiếc cối có hai thớt vẫn phải đi chung với nhau. “Thớt trên là tượng trưng cho đàn ông, thớt bên dưới là tượng trưng cho đàn bà. Đàn ông luôn mạnh mẽ, đàn bà luôn là người chịu đựng, có thể bất hòa trong một khía cạnh nào đó nhưng phải hợp tác thì gạo mới thành bột được”, chị triết lý.
Hiếu nói rằng sắp tới sẽ sắp xếp lại vương quốc cối đá của mình theo một kiểu khác. Tuy nhiên, có một chiếc chị vẫn để nguyên một chỗ, thành “trụ” của chân giường ngủ, đó là chiếc cối bà tặng trong ngày cưới. “Tôi để bên dưới lưng mình để mỗi khi mệt mỏi lại tựa vào đó, để được gặp lại bà tôi với tất cả những yêu thương và tần tảo của một thời”, chị giải thích.
Theo VNE
Thanh mát tào phớ ngày đông
Ăn một bát mà hương vị của tào phớ cứ len lỏi vào ký ức, mang tới cảm giác ăn không phải vì ngon, ăn vì nhớ ta đang ở Hà Nội...
Trước giờ phớ vẫn là món ăn chơi của người lớn, người bé bởi nó rất dễ chiều lòng người. Ngày nóng bức mà bưng bát tào phớ chan nước hoa nhài ngồi trên vỉa hè thư thả ngắm người qua kẻ lại cũng là một cái thú. Màu trắng ngà của những lát phớ thơm ngậy nhẹ nhàng quyện với vị ngọt dịu của nước hoa nhài và những cục đá mát lạnh khiến ai cũng cảm thấy vị giác của mình đang được nuông chiều.
Một ngày mùa đông bất chợt thèm vị thanh mát của tào phớ có thể tìm đến phố Vĩnh Hồ, nơi có hàng bán sữa đậu nành nóng và tào phớ quanh năm. Vẫn món đó, vẫn hương vị đó nhưng ăn vào những ngày hè nóng bức khác hoàn toàn cảm giác ăn vào những ngày đông.
Tào phớ vừa mềm vừa dai
Ở quán này bạn có thể gọi sữa đậu nành lá dứa kiểu miền Nam một món được người Hà Nội rất thích. Khách gọi mới rót ra nên cốc sữa còn nguyên hơi nóng như vừa đun xong, chỉ cần để một lúc bề mặt sẽ có một lớp váng sữa màu vàng mà loại sữa loãng ít dinh dưỡng không bao giờ có được. Tào phớ thì được làm công phu từ đỗ Miên và đường nho. Khi ăn miếng tào phớ vừa dai vừa mềm tan dần trong miệng. Một tiết lộ nho nhỏ từ chủ cửa hiệu về giống đỗ tương cho ra vị tào phớ đặc biệt này là: "Giống đỗ tương này được trồng 6 tháng trên cao nguyên đất đỏ, nhiều dinh dưỡng hơn loại trồng 3 tháng. Đường nho là nguyên liệu sản xuất tại Pháp kết tinh từ quả nho."
Ở Vua Tào Phớ, người ta vẫn dùng cối đá để xay sữa đậu nành
Có lẽ chính vì sự tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu đã khiến cho tên quán Vua Tào Phớ dần dần trở thành một thương hiệu được rất nhiều các bạn trẻ biết đến. Ngay từ tên gọi hiệu Vua Tào Phớ, biển hiệu có hình một ông già đội mũ lá đang ngồi hớt tào phớ bên gánh hàng rong, biểu tượng mang dấu thời gian vốn rất gần gũi trong ký ức mỗi người này giờ đã được nhân ra thành 4 cửa hiệu để có thể đáp ứng được nhu cầu của số đông những người thích món quà vặt ngon mát này. Chuỗi cửa hiệu đã được Sở Y tế Hà Nội cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tào phớ và sữa đậu nành nóng ở đây được đựng trong bình giữ nhiệt inox cao cấp của khách sạn.
Quán Vua Tào Phớ phục vụ thị trường cao cấp
Khi đến với Vua Tào Phớ bạn có thể chọn cho mình tào phớ chan sữa đậu nành, chan nước đường hoa nhài, chan nước cốt dừa, rắc mứt gừng, trộn nhiều gia vị theo sở thích. Sữa đậu nành cũng vậy, có thể kết hợp với lá dứa, mè đen, thạch đen, trân châu... Ăn một bát mà hương vị của tào phớ cứ len lỏi vào ký ức, mang tới cảm giác ăn không phải vì ngon, ăn vì nhớ ta đang ở Hà Nội. Cũng như kem và chè, ai đánh lẻ thì không thấy hết vị ngon, nhất định phải tụ tập. Nếm náp một thìa, kẻ tấm tắc người lắc đầu mới thấy người sành ăn kén như thế nào. Khi mọi thứ đắt đỏ thì tào phớ vẫn rẻ nhất, chỉ cần vài nghìn đồng là các chàng đã có thứ quà các nàng khó mà từ chối được. Và thưởng thức phớ mùa đông đem lại cho người ăn cảm giác ấm áp lạ mà quen, quen mà lạ. Tào phớ có lẽ cũng được coi là cái thú mà người sành ăn hay nhớ đến chính là sau khi nếm đủ món cầu kỳ lại được quay về với những món giản dị.
Chuỗi cửa hàng của thương hiệu Vua Tào Phớ:
Vua Tào Phớ 1: Nhà B3 Chợ Vĩnh Hồ, Đống Đa, HN (8h-18h)
Vua Tào Phớ 2: Số 7 Vĩnh Hồ, Đống Đa, HN (8h - 21h)
Vua Tào Phớ 3: Tầng 6 Parkson số 1 Thái Hà, HN (10h - 22h:30)
Vua Tào Phớ 4: 50 Thái Hà, HN (8h - 22h)
Chọn món: http://ciffob.com 0904999333/0934999333/0932999333
Theo xinh xinh
Fujitsu giới thiệu tablet Windows 7 'nồi đồng cối đá' Stylistic Q552 đạt tiêu chuẩn quân sự MIL-STD810G có thể chống chịu sốc, rung và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Stylistic Q552 có thể chống chịu nhiều tác động bên ngoài như rung, sốc và nhiệt độ khắc nghiệt. Ảnh:Notebookcheck. Hãng sản xuất Nhật Bản mới giới thiệu một mẫu tablet mới mang mã hiệu Stylistic Q552. Sản phẩm này có...