Khó bãi nhiệm Tổng thống Trump, đảng Dân chủ sẽ “hứng” thất bại?
Chưa có Tổng thống nào của Mỹ từng bị Quốc hội bãi nhiệm và điều này gần như chắc chắn sẽ vẫn đúng trong trường hợp của Tổng thống Trump.
Tổng thống Richard Nixon nhiều khả năng bị bãi nhiệm trong vụ bê bối Waterhete nếu ông bị luận tội ở Hạ viện và bị kết tội ở Thượng viện, nhưng ông đã từ chức năm 1974 để tránh điều đó.
Chỉ có 2 Tổng thống của Mỹ từng bị Hạ viện luận tội là Andrew Johnson năm 1868 và Bill Clinton năm 1998, nhưng cả 2 đều thoát tội ở Thượng viện. Ở thời điểm hiện nay, kịch bản này cũng nhiều khả năng lặp lại với Tổng thống Trump.
Kịch bản kết tội và bãi nhiệm Tổng thống Trump ở Thượng viện sẽ khó xảy ra. Ảnh: Texas Tribune
Theo ông John Yoo, cựu quan chức của Bộ Tư pháp trong chính quyền Tổng thống Bush, nếu các nỗ lực luận tội Tổng thống Trump kết thúc mà không đi đến bãi nhiệm ông Trump ở Thượng viện – tương tự như trường hợp của Johnson và Clinton – thì đảng Dân chủ có thể bị đổ lỗi về việc kéo đất nước vào một thử thách phù phiếm nhằm bãi nhiệm Tổng thống và sau đó chính họ sẽ mất ghế trong các cuộc bầu cử năm 2020 như hậu quả mà đảng Cộng hòa đã gánh sau khi thất bại trong việc kết tội và bãi nhiệm Tổng thống Bill Clinton.
Những phiên điều trần công khai “tẻ nhạt”
Trong phiên điều trần được phát trên truyền hình ngày 13/11, hai nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ – quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraine William Taylor và Phó trợ lý Ngoại trưởng George Kent – đã mô tả một cách thận trọng và không nhiều cảm xúc về những gì họ đã chứng kiến.
Các phiên điều trần công khai đều khá đơn điệu và ít tiến triển về thực chất. Không mấy người thay đổi quan điểm sau thi theo dõi phiên điều trần kéo dài 6 giờ đồng hồ ngày 13/11. Bởi các sự thật vẫn không có gì thay đổi.
Ngày 25/7, Tổng thống Trump có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong đó ông Trump được cho là đã gây sức ép với người đồng cấp Zelansky để tạo lợi thế cho mình.
Video đang HOT
Lợi thế ở đây gì? Là việc Tổng thống Ukraine Zelensky điều tra vì sao Hunter Biden (con trai cựu phó Tổng thống Joe Biden) được bổ nhiệm vào ban lãnh đạo công ty khí đốt Burisma (Ukraine) với mức lương được cho là lên tới 50.000 USD/tháng.
Nhà Trắng của ông Trump đã tạm thời giữ lại khoản viện trợ 400 triệu USD cho Ukraine cho đến khi có tuyên bố công khai về các cuộc điều tra. Tuy nhiên, Ukraine chưa bao giờ công bố hay tiến hành cuộc điều tra nào như vậy. Và Nhà Trắng cuối cùng cũng đã chuyển khoản viện trợ.
Hầu hết câu chuyện này đã được biết đến rộng rãi. Các thành viên Dân chủ trong Ủy ban tình báo Hạ viện đã tiến hành lấy lời khai của Kent, Taylor và các quan chức khác trong các phiên điều trần kín, và có rất ít công việc do nhóm thiểu sổ Cộng hòa thực hiện.
Phiên điều trần được phát trên truyền hình ngày 13/11 cũng không cung cấp nhiều thực tế quan trọng vì Nhà Trắng đã công bố bản ghi thô cuộc điện đàm ngày 25/7, điều khiến các lời khai của nhân chứng chỉ giống như “làm màu thêm và làm rõ hơn” bối cảnh của sự thật đã được biết đến.
Ví dụ, thông tin mà Taylor tiết lộ về cuộc điện đàm ngày 26/7 giữa Tổng thống Trump và Đại sứ Mỹ tại EU Gordon Sondland. Ông Trump bị cáo buộc đã hỏi Sondland về “các cuộc điều tra” và Sondland được cho là đã trả lời rằng người Ukraine “sẵn sàng đi tiếp”.
Khi các trợ lý hỏi Sondland về việc ông Trump nghĩ gì về Ukraine, Đại sứ được cho là đã trả lời rằng ông Trump quan tâm “nhiều hơn về các cuộc điều tra nhằm vào Biden, điều mà Rudy Giuliani (luật sư của ông Trump) đã thúc đẩy”. Nhưng điều này chẳng có gì gây bất ngờ.
Tuy nhiên, bản ghi cuộc điện đàm ngày 25/7 cũng đã cho thấy rõ ông Trump quan tâm tới các cuộc điều tra đủ nhiều để nêu vấn đề trực tiếp với Tổng thống Zelensky.
Khi các phiên điều trần công khai được tiến hành, những thông tin mà báo chí đưa đều tập trung vào những diễn biến bên lề và bỏ qua câu hỏi trọng tâm: liệu những sự thật này có thay đổi diễn biến luận tội và bãi nhiệm ông Trump?
Khó bãi nhiệm Tổng thống
Luận tội là một quy trình gồm 2 bước. Trước tiên, Hạ viện bắt đầu bằng cách luận tội Tổng thống về các cáo buộc phản quốc, tham nhũng và các tội phạm nghiêm trọng khác. Điều này giống như việc đưa ra một cáo buộc phạm tội.
Nếu Tổng thống bị luận tội – như đã xảy ra với Andrew Johnson và Bill Clinton – thì theo Hiến pháp, Thượng Viện có “quyền lực độc nhất” để kết tội và bãi nhiệm tổng thống.
Việc bãi nhiệm đòi hỏi phải được 2/3 số thượng nghị sỹ có mặt thông qua. Nếu toàn bộ 100 Thượng nghị sỹ bỏ phiếu, thì sẽ cần phải có tới 67 phiếu để bãi nhiệm Tổng thống. Các nghị sỹ Dân chủ và độc lập chỉ có 47 ghế trong Thượng viện, nghĩa là họ cần ít nhất 20 thượng nghị sỹ Cộng hòa nữa để bãi nhiệm tổng thống.
Bên cạnh đó, với trường hợp của Tổng thống Trump, có vẻ như “phiên tòa xét xử” tại Thượng viện sẽ cần phải có cả Tổng thống Trump và phía Ukraine mới có thể cung cấp cơ sở cho việc luận tội.
Các nhà soạn thảo Hiến pháp đã lo ngại một cách cởi mở về việc Tổng thống có thể sử dụng quyền lực các vấn đề ngoại giao để giành lợi thế chính trị hay cá nhân.
Các nhà soạn thảo hiến pháp Mỹ từng thấy Vua Louis XIV của Pháp trao đổi với vua Charles II của Anh để duy trì sự trung lập trong các cuộc chiến tranh châu Âu. Họ tin rằng, “các tội nghiêm trọng” – cơ sở để luận tội và bãi nhiệm một tổng thống – bao gồm cả việc lạm dụng quyền điều hành đất nước trong các chính sách ngoại giao.
Tuy nhiên, các nhà lập quốc của Mỹ cũng tin rằng, việc luận tội chỉ nên diễn ra như một kịch bản cuối cùng. Họ kỳ vọng rằng người dân Mỹ có thể lựa chọn một Tổng thống đáng tin cậy ngay từ phòng bỏ phiếu.
“Ở cuối nhiệm kỳ 4 năm, Tổng thống có thể rời khỏi văn phòng”, Thống đốc Edmund Randolph nói trong cuộc họp của bang Virginia năm 1788 kêu gọi sửa đổi Hiến pháp. “Nếu ông ấy hành xử sai trái ông ấy có thể bị luận tội và trong trường hợp này ông ấy sẽ không bao giờ được bầu lại”.
Các nhà bảo vệ hiến pháp đã thiết kế việc luận tội là một sự kiện hiếm hoi, đặc biệt là khi đưa ra yêu cầu cho việc bãi nhiệm là 2/3 số phiếu ở Thượng viện.
Những người theo chủ trương chế độ liên bang cũng lo ngại số phận của Tổng thống có thể quá phụ thuộc vào một Quốc hội đang muốn sử dụng chiêu bài luận tội trong cuộc đấu phe phái và chính trị. Đây cũng là điểm mà các phiên điều trần về việc luận tội Tổng thống Trump đã cho thấy sự thất vọng./.
Theo Hoàng Phạm/VOV.VN (biên dịch)
Ông Bill Clinton đưa lời khuyên Tổng thống Trump đối phó điều tra luận tội
Cựu Tổng thống Bill Clinton, người từng bị luận tội, nhắn nhủ ông Trump tập trung phụng sự dân Mỹ, để nhân viên lo chuyện đối phó với cuộc điều tra luận tội.
"Tôi sẽ nói, tôi có luật sư và nhân viên xử lý cuộc điều tra luận tội này, và họ nên dồn sức cho nó. Trong khi đó, tôi sẽ làm việc phụng sự người Mỹ. Đó là những gì tôi sẽ làm", ông Clinton nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với CNN hôm 14/11.
Cựu Tổng thống Bill Clinton. (Ảnh: AP)
Đây là lần đầu tiên ông Clinton đưa ra bình luận liên quan tới cuộc điều tra luận tội đang hâm nóng chính trường Mỹ.
Lời nhắn nhủ được vị cựu Tổng thống Mỹ đưa ra 1 ngày sau phiên điều trần luận tội Tổng thống Trump công khai đầu tiên của đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, thay vì kỳ vọng, phiên điều trần hôm 13/11 không có gì mới mẻ ngoài tiết lộ về cuộc điện thoại giữa Tổng thống Trump và Đại sứ Mỹ tại EU Gordon Sondland. Dù vậy, tiết lộ này không đủ để thay đổi quan điểm của nhiều người Mỹ về cáo buộc lạm quyền mà đảng Dân chủ gắn cho ông Trump.
Trước Tổng thống Trump, ông Clinton là nhà lãnh đạo Mỹ gần nhất vướng vào một cuộc điều tra luận tội. Ông bị luận tội ở Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát năm 1998 nhưng được tha bổng trong phiên xét xử ở Thượng viện.
(Nguồn: Sputnik)
SONG HY
Theo vtc.vn
Điều tra luận tội ông Trump: Đảng Dân chủ khép chặt vòng vây Những diễn biến mới nhất cho thấy đảng Dân chủ đã chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại ông Trump. Tuy nhiên, chính sự chuẩn bị quá suôn sẻ của đảng này có thể sẽ bộc lộ những điểm yếu không ngờ tới. Kể từ ngày 13-11, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã bắt đầu khởi động các phiên điều trần...