Khinh thông gia nghèo, ăn hỏi bố mẹ chồng chỉ bỏ 500k vào tráp lễ. Nhưng khi bước vào, nhìn thấy bàn thờ nhà họ thì CHẾT ĐIẾNG
Sơn, con trai của ông Tuấn và bà Lan đang là trưởng phòng kinh doanh một công ty lớn, lương tháng trên 30 triệu. Nhà ông bà thì ở thành phố, nhà mặt đường 3 tầng to tướng. Với điều kiện như thế, ông bà luôn muốn tìm cho con trai mình một cô vợ sao cho môn đăng hộ đối một tí.
Ấy thế mà chẳng hiểu sao, bao nhiêu đám tốt được giới thiệu mà Sơn đều không ưng. Cậu cứ nhất quyết yêu và đòi lấy bằng được Linh – một đứa con gái trông rõ là quê mùa.
Ảnh minh họa
Hôm đầu Sơn dẫn Linh về ra mắt, bà Lan và ông Tuấn đã hụt hẫng ra mặt bởi từ đầu đến chân Linh đều trông quá tuềnh toàng, nhìn là biết gia cảnh chẳng khá giả gì. Thế là bà Lan mới hỏi dò:
- Thế bố mẹ cháu làm nghề gì?
- Dạ, bố cháu làm công chức bình thường còn mẹ cháu chỉ ở nhà làm nội trợ thôi ạ.
- À thế à… – Hai ông bà chưng hửng, giọng dài thượt.
Sau đấy, hai ông bà biết thêm được là gia đình Linh chỉ ở nhà cấp 4, thế là càng thất vọng. Chờ khi Linh về rồi, ông Tuấn mới bảo Sơn:
- Sao mày lại đi ưng con bé nghèo kiết xác thế hả con?
- Đúng đấy, mẹ cũng không thích nó đâu, nhìn tuềnh toàng quá – Bà Lan hùa theo.
- Bố mẹ buồn cười nhỉ, con yêu cô ấy vì tính nết chứ đâu phải vì tiền hay gia cảnh gì đâu. Bố mẹ mà phản đối thì từ giờ con không yêu đương ai nữa hết. Con sẽ ở vậy cho đến già, con nói được làm được!
Thế là dù khó chịu đến mấy, ông bà cũng đành nhắm mắt cho qua, để mặc Sơn được lấy Linh theo ý muốn.
Hôm ăn hỏi, nhìn căn nhà cấp 4 đơn sơ mà ông bà thở dài bĩu môi. Con gái họ lấy được con mình đúng là chuột sa chĩnh gạo rồi còn gì! Càng nghĩ càng khó chịu, ông Tuấn chỉ bỏ đúng… 500 ngàn vào tráp lễ!
Video đang HOT
- Mình bỏ vậy có sợ bị người ta nói bủn xỉn không ông? – bà Lan ái ngại hỏi chồng.
- Bủn xỉn cái gì! Cái thứ nghèo rách, nhà nó lấy được nhà mình là phúc 3 đời, đòi hỏi cái gì. 500 ngàn là nhiều rồi, đòi hơn tôi hủy hôn luôn!
Về phía bố mẹ Linh, vừa thấy nhà thông gia đến, hai người đã vội chạy ra tiếp đón chu đáo, tay bắt mặt mừng hoan hỉ. Bố Linh thậm chí còn ôm chầm lấy ông Tuấn, cười to một cách đầy hưng phấn. Trái lại, cả ông Tuấn lẫn bà Lan mặt mày đều cao ngạo, cư xử cứ như bậc bề trên vậy.
- Ông bà thông gia ơi, mời ông bà lên gác cùng chúng tôi thắp nén hương gia tiên. – Bố Linh không để ý đến thái độ vẫn niềm nở mời.
- À vâng, nhờ ông dẫn đường cho – Ông Tuấn mặt khinh khỉnh đáp.
Ông Tuấn giữ nguyên bộ mặt ấy đi đằng sau bố Linh, cho đến khi bước vào gian phòng thờ, và nhìn thấy bàn thờ nhà thông gia. Các cơ mặt ông cứng đờ lại, mắt thì mở to hoảng hốt, ông ú ớ không thốt nên lời.
Trời ơi, cái bàn thờ kia chắc chắn được làm bằng… gỗ sưa đỏ, trị giá tiền tỷ chứ chẳng đùa! Ông Tuấn thích đồ gỗ, hay tìm hiểu về gỗ nên nhìn một phát là biết ngay. Nói thật là nhà ông chỉ thuộc loại khá giả bình thường thôi, còn để mua được chiếc bàn thờ bằng gỗ sưa kia thì phải thuộc hàng đại gia ấy chứ.
Nhưng mà nhà thông gia nghèo thế cơ mà? Sao có thể…
Thấy ông Tuấn cứ nghệt mặt ra, bà Lan khẽ huých tay chồng:
- Ông làm sao đấy, có chuyện gì à?
Ông Tuấn vội ghé sát vào tai vợ thì thầm. Thế là bà Lan cũng nghệt mặt theo, mồ hôi còn chảy ròng ròng vì sốc nữa. Lúc sau, theo lời chồng, bà vội chạy đi tìm xem có cây ATM nào gần nhất rồi rút lấy 100 triệu để bỏ thêm lên tráp lễ.
Cầm tiền trong tay, ông Tuấn lúc này mới nhẹ nhàng thưa chuyện với bố mẹ Linh:
- Nhà trai chúng tôi có 100 triệu đặt tiền thách cưới, mong ông bà thông gia nhận rồi cho phép chúng tôi được đón cháu Linh về làm dâu.
- Ôi trời, ông bà thông gia khách sáo quá – bố Linh vừa rót trà vừa cười tủm tỉm. Số tiền 100 triệu không cần đâu. Thật ra hôm nay chúng tôi rất ngại khi phải tiếp ông bà ở căn nhà cấp 4 tuềnh toàng này, nhưng đây là nơi chúng tôi đã sống từ hồi còn nghèo khó, gắn bó bao nhiêu kỷ niệm nên tôi không nỡ chuyển đi.
- Bà nhà tôi với cái Linh là người giản dị nên cũng không kêu ca gì. Giờ Linh nó đi lấy chồng, vợ chồng tôi chẳng có gì cho con ngoài mảnh đất nghìn mét vuông đã xây xong rồi. Chỉ mong tụi nhỏ sống hạnh phúc.
Cả bà Lan và ông Tuấn nghe xong mà giật thót người. Mảnh đất 1 nghìn mét ư? Trời ơi! Họ giàu quá!
- Tôi hỏi không phải, chỉ là tôi rất thích gỗ sưa, vừa nhìn bàn thờ các cụ tôi đã ngờ ngợ. Không biết có phải không ạ? Ông Tuấn rụt rè hỏi.
- À vâng, bàn thờ ấy tôi đặt người ta làm, hết hơn 1 tỷ đấy. Những cái khác thì tôi không tiêu pha nhiều nhưng chuyện hương khói tổ tiên thì phải khác.
- Ông bà chơi sang quá…
- Trước tôi có làm công chức một thời gian ngắn thôi, rồi sau đó nghỉ việc để kinh doanh, cũng tạm ổn ông ạ.
Đến nước này thì ông Tuấn và bà Lan không thốt được lời nào nữa. Tự dưng cả hai đều thấy xấu hổ vô cùng. Nhà thông gia giàu có đến thế mà họ vẫn sống giản dị, không phô trương, khoe mẽ. Còn ông bà, mới có tí tiền mà đã tinh vi vênh mặt với thiên hạ! Nói trắng ra, kinh tế nhà ông còn chẳng bằng cái móng tay nếu so với nhà người ta.
Từ hôm ấy, vợ chồng ông Tuấn tỏ ra kiêng nể Linh hẳn, ông bà không còn dám trịch thượng với cô như trước. Quả thật, hai ông bà đã được một bài học sống để đời: Tuyệt đối không được thấy ai giản dị mà khinh thường bởi rất có thể, họ… giàu ngầm!
Theo WTT
Nhà trai chỉ đặt 500 ngàn vào tráp ăn hỏi vì khinh thông gia bán báo
Vừa vào căn nhà cấp 4 sập xệ nhà Hiền, ông Toàn đã chết sững khi thấy này trên bàn thờ. Á khẩu vì nhà thông gia sở hữu thứ này, ông Toàn vội vã cấu vào người vợ thủ thỉ: "Bà ra cây ATM rút ngay cho tôi 100 triệu mang về đây nhé".
ảnh minh họa
Ngày đầu Tuấn dẫn Hiền về ra mắt, xin cưới ông bà Toàn đã không đồng ý rồi. Tuấn đường đường là phó giám đốc, nhà ông lại ở thành phố sao có thể lấy đứa con dâu quê mùa, ở nhà cấp 4 được chứ?? Ngăn cản con trai hết nước hết cái nhưng Tuấn lại đem cái chết ra dọa, sợ con trai làm thật bố mẹ Tuấn đành gật đầu chấp nhận đám cưới này.
Ngày ăn hỏi, khinh nhà gái bán báo nghèo hèn nhà trai bê đúng có 3 tráp lễ đến và để 500 ngàn xin cưới vào tráp ăn hỏi. Thấy chồng để quá ít tiền, tráp lẽ lèo tèo mẹ Tuấn hỏi chồng:
- Hay mình bỏ thêm tiền vào đi ông, thế này liệu nhà gái có nghĩ mình keo kiệt bủn xỉn hay không??
- Mình đồng ý cho cưới là phúc phận 3 đời nhà nó rồi. 500 ngàn tiền xin cưới là quá nhiều rồi. Thứ nhà quê ấy, 1 xu cũng không đáng, 500 ngàn còn chê ít thì hủy hôn luôn đi.
- Thôi thì nghe ông vậy, nhưng tôi cứ thấy sao sao đấy.
Bê tráp đến nhà gái ăn hỏi. Vừa vào căn nhà cấp 4 sập xệ nhà Hiền, ông Toàn đã chết sững khi thấy cuốn sổ đỏ ngôi nhà 1000m2 vuông để trên bàn thờ đứng tên Hiền. Á khẩu vì con dâu tương lai sở hữu mảnh đất bạc tỷ thế này, ông Toàn vội vã cấu vào người vợ thủ thỉ:
- Bà ra cây ATM rút ngay cho tôi 100 triệu mang về đây nhé.
- Làm gì mà ông rút nhiều, cần gấp thế??
- Để xin cưới con Hiền. Thôi bà cứ đi đi, về nhà tôi giải thích sau.
10 phút sau bà Toàn tất tưởi mang 100 triệu dúi vào tay ông nhà. Đặt 100 triệu lên tráp ăn hỏi ông Toàn nhẹ nhàng thưa chuyện:
- Nhà trai chúng tôi có 100 triệu đặt tiền thách cưới mong được rước cháu Hiền về, xin ông bà chấp nhận để ngày mốt chúng tôi xuống đón cháu về làm dâu ạ.
- Thật ra ông không cần đặt 100 triệu đâu. Số tiền này không quá quan trọng với chúng tôi, thứ chúng tôi muốn là hạnh phúc của tụi trẻ. Nhà tôi thực ra cũng chẳng nghèo khó gì. Chỉ là con Hiền sống với bà nội bán báo từ nhỏ, lên 15 tuổi bà mất và đã trăn trối lại khi nào con Hiền cưới nhất định phải về ngôi nhà cấp 4 này làm lễ cưới. Con gái đi lấy chồng, vợ chồng chúng tôi chẳng có gì cho con ngoài mảnh đất 1000m2 đã xây nhà, sân vườn hết rồi. Hi vọng tụi nó sẽ sống hạnh phúc trong căn nhà đó.
- Ôi, ông bà thông gia giàu có quá. Cho con 1000m2 đất là quá đẳng cấp rồi. Chúng tôi chả có gì, có 100 triệu này cho các cháu lấy tý vốn làm ăn ạ.
- Gả con gái, tôi chỉ mong nó hạnh phúc bên nhà mới, được chồng, nhà chồng yêu thương. Nhưng nếu ông bà hay thằng Tuấn làm điều gì không phải với con bé, tôi sẽ sang đòi con và đòi nợ đấy.
- Dạ, Hiền giờ nó như tiểu thư càng vàng lá ngọc chúng tôi nào dám ạ.
Trở về nhà, ông bà Toàn toát mồ hôi hột khi biết thân phận thật của gia đình con dâu. Thì ra bố mẹ Hiền là những người có tiếng trong giới bất động sản, họ giàu có thì thôi rồi. Nhưng lại không hay thể hiện khoe mẽ, suýt chút nữa thì nhà Tuấn xấu mặt với nhà gái rồi. Tưởng thông gia nghèo hèn nên khinh thường, ai dè lại giàu thế.
Thôi thì từ này, nhà chồng sẽ yêu chiều con dâu hết nấc. Bởi món quà hồi môn mà nhà vợ cho đã khiến Tuấn và bố mẹ anh phải kiêng nể rất nhiều. Sau chuyện này nhà Tuấn cũng rút ra được bài học về cách nhìn người. Không nên vỗ ngực tự hào khi kinh tế gia đình mình không bằng cái móng tay của nhà người ta.
Theo Blogtamsu
Mẹ chồng bĩu môi than 'hết phúc' khi thông gia không chịu trả nợ cho con rể cờ bạc Bố mẹ chồng có thể nói hay trách cứ Thư không làm tròn bổn phận làm vợ thế nào cũng được. Nhưng còn việc bắt bố mẹ Thư cùng phải có trách nhiệm giải quyết số tiền nợ trên của con trai họ, Thư thấy vô lý và thương bố mẹ đẻ... ảnh minh họa Thời gian này, nhà Nguyệt Thư, 32 tuổi...