Khinh hạm Hamilton thứ 2 hoạt động, sức mạnh Philippines có tăng?
Hải quân Philippines đang háo sức chờ đợi khinh hạm Hamilton thứ 2 vào hoạt động. Vậy sức mạnh Philippines có tăng khi cả 2 khinh hạm này hoạt động.
Theo phát ngôn viên Hải quân Philippines Gregory Fabic cho biết, Hải quân nước này sẽ biên chế chiếc tàu chiến mới nhất mang tên BRP Ramon Alcaraz vào tuần thứ 3 của tháng 11/2013 (sau khi về Philippines khinh hạm lớp Hamilton được đổi tên thành BRP Ramon Alcaraz).
Hiện khinh hạm BRP Ramon Alcaraz (PF-16) đang trải qua giai đoạn cuối cùng ở cầu cảng cạn và đang được sơn lại, Thiếu tá Gregory Fabic cho biết thêm. Đây là chiếc khinh hạm lớp Hamilton thứ 2 mà Philippines đã mua của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ. Tàu đã được loại biên từ ngày 30/3/2012, với tên gọi cũ là USCGC Dallas (WHEC-716).
Dù đang được Hải quân Philippines háo hức chờ đợi, tuy nhiên theo một số chuyên gia quân sự hàng đầu đánh giá, ngay cả khi Philippines có sự phục vụ đầy đủ của hai chiếc khing hạm lớp Hamilton thì sức mạnh Hải quân của Philippines không hề tăng lên.
Cùng chung nhận định đó, tờ chinamil của TQ tỏ ra xem thường Ramon Alcaraz khi khẳng định những chiếc tàu của Philippines mới nhận đã quá già và lạc hậu nếu xảy ra một cuộc chiến trên biển vào thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
Cùng chung nhận định này, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Ateneo de Manila – ông Benito Lim cho biết, con tàu hiện đại này khó có thể phù hợp với hỏa lực tinh vi của Trung Quốc.
Theo ông, vì con tàu này đã ngừng hoạt động nên Mỹ đã gỡ bỏ toàn bộ hệ thống điện tử, vũ khí tinh vi của nó. Khi Philippines mua lại, họ phải trả tiền để khôi phục khả năng của nó. Ông Benito cho biết: “Mỹ biết Trung Quốc có vũ khí hiện đại, có tên lửa có thể tấn công Philippines, nhưng lại bán cho chúng tôi “balisong” (dao nhíp) để đối phó với súng máy của Trung Quốc”.
Ông Benito Lim nhấn mạnh rằng, Ramon Alcaraz là con tàu cũ của Mỹ nó sẽ không giúp Manila bảo vệ được chính mình.
Tàu BRP Ramon Alcaraz có lượng giãn nước lên tới 3.250 tấn, dài 115m, rộng 13m. So với các tàu chiến trong khu vực Đông Nam Á, thì kích thước của khinh hạm lớp Hamilton này không hề thua kém nhưng hệ thống vũ khí thì quá yếu. Tàu chỉ được trang bị một pháo hạm Mk.75 76mm, 2 pháo Mk.38 cỡ 25mm và 2 hệ thống phóng mồi bẫy Mk.36, và không được trang bị tên lửa hay ngư lôi
Biết được điểm yếu của hai chiếc khinh hạm lớp Hamilton này, hồi cuối năm 2012, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố sẽ hiện đại hóa hai tàu chiến BRP Gregorio Del Pilar và BRP Ramon Alcaraz. (Trong ảnh: Đồ họa khinh hạm BRP Gregorio Del Pilar khi được nâng cấp)
Nếu kế hoạch hiện đại hóa được thực hiện, chiến hạm sẽ được trang bị tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu RGM-84 Harpoon (tầm bắn 130km), hệ thống phòng không và ngư lôi. Dù tuổi đã cao nhưng với hệ thống vũ khí như vậy, chúng sẽ trở thành những tàu chiến mạnh không kém tàu hiện đại của các nước trong khu vực.
Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Philippines không cho biết bao giờ kế hoạch hiện đại hóa này bắt đầu. Trước khi hai chiếc tàu này được hiện đại hóa, thì với trang bị hiện có, hai khinh hạm BRP Gregorio Del Pilar và BRP Ramon Alcaraz khó có thể đối đầu lực lượng tàu chiến hiện đại của Trung Quốc nếu xảy ra xung đột.
Theo Đất Việt
Tiết lộ về lịch sử phát triển tên lửa Triều Tiên (Kỳ I)
Lịch sử chương trình tên lửa của Triều Tiên bắt đầu với việc sao chép và hiện đại hóa tên lửa Scud đã mua của Liên Xô.
Các mẫu đầu tiên được thiết kế là tên lửa Hwasong -5, đã được đưa vào hoạt động và năm 1986. Sau đó Bình Nhưỡng đã cung cấp cho Iran và được sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến Iran - Iraq.
Tên lửa Hwasong-5
Những cải tiến phiên bản này được gọi là tên lửa Hwasong - 6, với việc tăng phạm vi và khối lượng tải trọng. Từ năm 1991, tên lửa đã được chuyển tới Iran và được gọi là Shehab -2. Theo các chuyên gia nước ngoài trong các năm 1987-1992. Triều Tiên cung cấp Iran với khoảng 100 tên lửa Hwasong-6 và nhiều trang thiết bị để sản xuất loại tên lửa này. Theo những nguồn tin khác, các chuyến hàng lên tới khoảng 200 tên lửa và từ 6 đến 12 bệ phóng di động.
Tên lửa Hwangsong-6
Với những kế hoạch để đáp ứng các yêu cầu trong tình hình mới, các chuyên gia tên lửa của Bình Nhưỡng tiếp tục nâng cấp Hwasong - 6 với phạm vi xa tới tới 50%.
Triều Tiên còn sở hữu một loại tên lửa được phương Tây gọi là Nodong -1. Tên lửa Nodong -1 được coi như một loại tên lửa đạn đạo tầm trung dùng nhiên liệu lỏng với thiết kế để đánh phá các khu định cư của đối phương và các mục tiêu khu vực rộng lớn.
Việc nghiên cứa và chế tạo tên lửa này bắt đầu từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX , các cuộc phóng thử nghiệm đầu tiên diễn ra tháng 5 năm 1990 tại địa điểm Musudan-ri . Người ta cho rằng sự phát triển của tên lửa có sự tham gia của kỹ sư Trung Quốc. Các lần phóng thành công đầu tiên của Nodong -1 đã diễn ra vào cuối tháng 5 năm 1993.
Tên lửa Nodong-1
Vào năm 1994, các tên lửa được đưa vào sản xuất khoảng 75-100 tên lửa Nodong -1. Vào đầu năm 2000 quân đội Triều Tiên được trang bị với một tiểu đoàn tên lửa Nodong -1 duy nhất. Cùng với một trung đoàn tên lửa riêng biệt (tên lửa Hwasong- 6).
Ngày nay, tên lửa Nodong -1 đã được đưa vào sản xuất tiếp và được xem như vũ khí hiện đang được triển khai. Công nghệ sản xuất của Nodong -1 đã được chuyển giao cho Pakistan, với tên gọi mới là Ghauri.
Một khách hàng thường xuyên mua các tên lửa của Triều Tiên là Iran, trong đó Nodong -1 được gọi là Shehab -3. Báo chí đưa tin về sự tham gia của các chuyên gia Triều Tiên trong các cuộc phóng thử nghiệm Ghauri và Shehab -3 . Chương trình thử nghiệm là không hoàn toàn thành công , trong các thử nghiệm đầu tiên của Iran Shehab -3 phát nổ trong khi bay.
Theo các nguồn tin khác nhau, Triều Tiên trong 1994-1997 đã chuyển giao cho Iran 5-12 tên lửa Nodong -1 cùng bốn bệ phóng. Trong giai đoạn 1997-2002 cung cấp cho Iran thêm khoảng 20 tên lửa nữa.
Theo Người đưa tin
Vì sao châu Á 'vung tiền' mua vũ khí? Trong bối cảnh cả thế giới vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế, việc chi tiêu quốc phòng châu Á sẽ vượt qua châu Âu lần đầu tiên ngay trong năm nay đã khiến thế giới không khỏi chú ý. Giới chuyên gia đã đưa ra nhiều lý do khác nhau nhưng họ đều gặp nhau ở một...