Khiếp vía ở 13 địa điểm nóng nhất hành tinh
Khu vực nóng nhất thế giới có nhiệt độ lên tới 70 độ C, khiến sự sống không thể tồn tại.
Miệng núi lửa Dallol, Ethiopia
Nằm tại vùng lòng chảo Afar ở Ethiopia, miệng núi lửa Dallol từng là khu định cư dành cho công nhân khai thác mỏ vào những năm 1960, nhưng hiện nay nó là một thị trấn “ma”. Khu vực này có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên thế giới. Trong khoảng thời gian từ 1960 đến 1966, nhiệt độ trung bình năm ở đây là 34 độ C vào ban đêm và ban ngày tăng lên trên 38 độ C.
Coober Pedy, Australia
Nhiệt độ ngoài trời tại thị trấn Coober Pedy luôn ở mức cao khiến người dân nơi đây phải xây nhà dưới lòng đất để tránh nóng. Khu vực này có nhiệt độ cao nhất đạt 45 độ C và thường xuyên phải đối mặt với bão cát.
El Azizia, Libya
Từng được cho là khu vực nóng nhất trên thế giới, nhưng hiện nay kỷ lục này của thành phố El Azizia đã bị những nơi khác vượt qua. Tuy nhiên, nhiệt độ lên tới 49 độ C vào mùa hè ở đây vẫn đủ khiến nhiều người cảm thấy khiếp vía.
Wadi Halfa, Sudan
Nằm sát biên giới với Ai Cập, thị trấn Wadi Halfa có nhiệt độ cao nhất trong năm đạt 52,7 độ C. Khu vực này thường phải đối mặt với những trận bão cát khủng khiếp khi không khí ẩm ướt gặp nhiệt độ cao.
Tirat Zvi, Israel
Video đang HOT
Nằm ở độ cao 220m so với mặt nước biển, thung lũng Beit She’an thuộc thị trấn Tirat Zvi rất nóng bức vào mùa hè. Nhiệt độ ở đây đã lên tới 54 độ C vào tháng 6.1942, cao nhất tại khu vực châu Á vào thời điểm đó.
Timbuktu, Mali
Nằm trên tuyến giao thương cổ xưa ở vùng Sahara, thị trấn Timbuktu đang bị đe dọa bởi tình trạng sa mạc hóa. Một thách thức nữa đối với người dân ở đây là thời tiết nóng khủng khiếp với nhiệt độ có thể cao tới 54,5 độ C.
Ghadames, Libya
Thị trấn Ghadames là một ốc đảo nằm giữa sa mạc và đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Để sống sót với thời tiết cực nóng có thể lên tới 55 độ C, người dân tại thị trấn này phải ở trong những ngôi nhà có tường bùn dày.
Kebili, Tunisia
Thị trấn Kebili là một ốc đảo trên sa mạc ở Tunisia, với dân cư sinh sống ở đây suốt gần 200.000 năm qua. Nhiệt độ cao nhất đo được tại khu vực này là 55 độ C.
Rub’al Khali, Bán đảo Ả Rập
Chiếm khoảng 1/3 diện tích bán đảo Ả Rập, Rub’ al Khali là sa mạc lớn thứ ba trên thế giới. Khí hậu ở đây rất khô và nóng, với nhiệt độ có thể lên tới 56 độ C và lượng mưa trung bình hàng năm chỉ đạt 30mm.
Thung lũng Chết, Mỹ
Thung lũng Chết là một trong những địa điểm khô và nóng nhất Trái đất. Vào ngày 10.7.1913, nhiệt độ ở đây đã đạt 56,7 độ C. Khu vực này cũng là nơi khô nhất tại khu vực Bắc Mỹ.
Hỏa Diệm Sơn, Trung Quốc
Nằm giữa vành đai của sa mạc Taklimakan và dãy núi Thiên Sơn tại tỉnh Giang Tây, núi Hỏa Diệm Sơn được cho là nơi nóng nhất ở Trung Quốc. Một vệ tinh của NASA đã đo được nhiệt độ tại khu vực này lên tới 66,7 độ C vào năm 2008.
Hoang mạc Queensland, Australia
Đây là một trong những khu vực có nhiệt độ cao nhất trên thế giới đặc biệt vào những thời kỳ hạn hán. Năm 2003, vệ tinh của NASA đã đo được nhiệt độ trên bề mặt tại đây lên tới 69 độ C.
Sa mạc Dasht-e Lut, Iran
Nằm trải dài hơn 300km, sa mạc muối Dasht-e Lut ở Iran hoàn toàn không có sự sống, vì ngay cả vi khuẩn cũng không thể tồn tại ở đây. Trong một nghiên cứu kéo dài 7 năm về nhiệt độ trên bề mặt Trái đất, sa mạc Dasht-e Lut là khu vực nóng nhất thế giới trong 5 năm. Nhiệt độ tại khu vực này có thể lên tới 70 độ C.
Theo Huy Phong (Theo BI) (Dân Việt)
Khám phá đường hầm tuyết trên núi cao nhất Scotland
Tuyết tan chảy vào mùa xuân và mùa hè, tạo ra những đường hầm đẹp ngoạn mục trên ngọn núi cao nhất ở Scotland.
Nhà nghiên cứu tuyết nghiệp dư Iain Cameron, 43 tuổi, đã trèo lên mặt phía bắc của núi Ben Nevis ở Scotland để kiểm tra độ dày của tuyết phủ ở đây vào mùa hè. Ông rất ngạc nhiên khi phát hiện những đường hầm tuyết rất ấn tượng trên ngọn núi này.
"Tuyết hình thành vào mùa đông vào bao phủ kín ngọn núi. Khi tuyết bắt đầu tan vào mùa xuân và mùa hè, bạn sẽ thấy một dòng suối nhỏ hình thành dưới lớp tuyết", ông Cameron cho biết.
Dòng suối chảy tạo ra một đường hầm nhỏ dưới lớp tuyết, nhưng khi gió thổi qua đường hầm này, nó trở nên rộng hơn nhiều. Tuyết tan từ trên bề mặt và ở phía dưới tạo ra những đường hầm vô cùng ấn tượng", nhà nghiên cứu 43 tuổi nói.
Ông Cameron và người bạn đồng hành Alistair Todd cùng nhau khám phá những đường hầm tuyết độc đáo trên ngọn núi Ben Nevis ở Scotland.
Cameron, giám đốc môi trường cho một công ty hàng không vũ trụ, đã làm việc như một nhà nghiên cứu tuyết nghiệp dư từ năm 1994. Ông thừa nhận những đường hầm tuyết là một trong những thứ hấp dẫn nhất thôi thúc ông trèo lên ngọn núi cao nhất ở Scotland.
"Một trong những lý do tôi thích những đường hầm tuyết này là chúng trông rất ấn tượng. Bạn thậm chí có thể đi trong đường hầm vào mùa hè giống như đi trong các hang động", ông Cameron nói.
"Tôi nghiên cứu tuyết như một sở thích và tôi tự bỏ tiền cho công việc của mình", người đàn ông 43 tuổi cho biết.
Theo Huy Phong (Theo Daily Mail) (Dân Việt)
Thị trấn đăng tuyển thêm dân vì quá nhiều việc làm Một thị trấn yên bình ở New Zealand đang tuyển dụng và kêu gọi người dân đến đây định cư, với rất nhiều "ưu đãi" về giá nhà đất và các dịch vụ công cộng. Thị trấn Kaitangata đang tuyển thêm dân bằng các "ưu đãi" hấp dẫn Một thị trấn nhỏ ở New Zealand có một vấn đề rất đặc biệt. Họ...