Khiếp sợ đối với người vợ hung hăng, dữ tợn
Cứ hình dung cảnh vợ tôi xuất hiện với con dao sáng loáng trên tay, vẻ mặt đằng đằng sát khí là tôi thấy bủn rủn chân tay.
Tôi đâu biết ẩn sau vẻ đẹp ấy là một người phụ nữ hung hăng, dữ tợn, quái đản (Ảnh minh họa)
Trước đây, cứ mỗi lần vợ chồng có chuyện giận hờn, Thảo Ly lại quát: “Anh cút đi, đừng có lại gần tôi”. Sau câu nói ấy là “cấm vận” kéo dài, ít thì một tuần, nhiều thì nửa tháng.
Tôi, một thằng đàn ông 31 tuổi biết làm gì trong 2 tuần lễ bị cấm vận đó? Tất nhiên là tôi cũng phải tìm cách tự giải quyết. Ban đầu thì tôi thực hành phương pháp cổ điển nhưng về sau, mấy anh bạn khích tướng, tôi quyết định ra ngoài, ăn bánh trả tiền.
Vợ tôi phát hiện. Cô ấy tru tréo: “Anh là đồ khốn nạn mà. Con người chớ đâu phải con thú mà sống theo bản năng như vậy?”. Tôi làm thinh. Thảo Ly tức tối xoắn lấy tóc tôi: “Anh phải nói gì đi chớ? Anh phải xin lỗi, phải tự hứa sẽ sửa đổi đi chớ?”. Tôi bực mình gạt tay vợ ra: “Anh 31 tuổi rồi chớ không phải con nít mẫu giáo mà phải xin lỗi, kiểm điểm. Dẹp đi”.
Sau lần đó, Thảo Ly lại càng “tăng cường cấm vận” vì sợ tôi lây bệnh cho cô ấy. Sống với nhau mới 3 năm mà số lần cấm vận của vợ tôi lên tới con số hàng trăm. Thật sự tôi không hiểu vợ tôi nghĩ gì khi làm như vậy. Tôi không phải là kẻ đam mê nhục dục nhưng bị bỏ đói thì đầu gối phải bò…
Tôi như ngày hôm nay là do vợ tôi xô đẩy chứ đâu phải tôi muốn như vậy? Có trách là trách vợ tôi đã không làm tròn bổn phận, lại lấy chuyện gần gũi vợ chồng để tạo áp lực, bắt tôi làm con tin cho những cơn mưa nắng thất thường của mình.
Video đang HOT
Rồi chuyện gì phải đến đã đến. Tôi không ăn bánh trả tiền nữa mà neo đậu lại một bến bờ khác. Tôi ngoại tình. Người phụ nữ tôi yêu sẵn sàng cho tôi tất cả mà không đòi hỏi bất cứ một điều gì. Cô ấy không thiếu tiền bạc, lại có địa vị xã hội.
Tôi muốn ly hôn để đến với nàng nhưng Thảo Ly vừa nghe đến từ “ly hôn” đã nhảy dựng lên: “Anh dám? Tôi sẽ rạch nát mặt con nào dám giựt chồng tôi”. Vừa nói, vợ tôi vừa xông vô bếp xách con dao chặt thịt sáng loáng vung lên.
Tôi chưa kể, ngoài chuyện “cấm vận”, Thảo Ly còn có con dao chặt thịt để hộ thân. Đây là con dao mà cha vợ tôi đã rèn cho con gái từ nhíp xe hơi trước khi lấy chồng với mong muốn vợ tôi sẽ thuận tiện hơn trong việc bếp núc. Thế mà Thảo Ly đã sử dụng nó như một thứ vũ khí. Những lần trước tôi không sợ bởi tôi nghĩ vợ tôi không có gan làm hại chồng; nhưng lần này tôi thật sự thấy kinh hãi vì đây là cơn giận không bình thường mà nó còn kèm theo cả cơn ghen!
Tôi bỏ nhà đi bụi từ hôm đó tới nay, tính ra đã 2 tuần. Vợ tôi nhắn tin hết năn nỉ lại chửi bới. Tôi không trả lời. Tôi biết sớm muộn gì vợ tôi cũng tìm đến công ty. Cứ hình dung cảnh vợ tôi xuất hiện với con dao sáng loáng trên tay, vẻ mặt đằng đằng sát khí là tôi thấy bủn rủn chân tay.
Tôi nói với sếp: “Anh cho em chuyển công tác ra chi nhánh miền Trung đi, ở đây có ngày em mất mạng”. Sếp động viên tôi ráng giải quyết mọi việc trong hòa khí, nếu cần anh em trong công ty sẽ hỗ trợ.
Thế nhưng tôi vẫn nơm nớp lo sợ. Hôm qua tôi ráng dằn lòng, nhắn cho vợ thật nhẹ nhàng: “Anh thấy chúng mình không hợp nhau, thôi thì chia tay để mỗi người còn định liệu tương lai của mình”. Vợ tôi không nhắn nhe gì lại. Điều đó bây giờ lại càng khiến tôi sợ hãi hơn là tiếng chửi bới, đe dọa của nàng.
Giờ đây, tôi đang nguyền rủa cái ngày tôi gặp Thảo Ly. Tôi đã bị sắc đẹp của nàng đánh gục. Tôi đâu biết ẩn sau vẻ đẹp ấy là một người phụ nữ hung hăng, dữ tợn, quái đản. Tôi đâu biết có ngày tôi bị dồn vào tình cảnh thê thảm như thế này, tiến không được mà lùi cũng không xong…
Theo VNE
Trung Quốc tức giận vì bị kiện ở Biển Đông
Trung Quốc hôm qua (7/12) đã nổi giận đùng đùng với Philippines về việc nước này đang bị gây sức ép chính trị mạnh mẽ với vụ kiện về tranh chấp Biển Đông ở tòa án quốc tế. Một lần nữa, Bắc Kinh lại kiên quyết từ chối tham gia vụ kiện này khi mà một tuần nữa là đến hạn cuối cùng nước này phải có câu trả lời cho vụ kiện mà Manila khơi mào.
Trong văn bản bày tỏ lập trường, Trung Quốc đã đưa ra những lập luận để chống lại thẩm quyền của tòa án quốc tế The Hague trong việc tiếp nhận vụ kiện của Philippines hồi năm ngoái. Đòn pháp lý này của Manila được cho sẽ gây ra những hậu quả và hệ lụy sâu rộng đối với những đòi hỏi chủ quyền tham lam, thái quá của Trung Quốc.
"Mục đích ưu tiên của vụ kiện không phải là tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông, mà thay vào đó là nhờ vào tòa án để gây áp lực chính trị lên Trung Quốc, để bác bỏ các quyền hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua cái gọi là &'việc giải thích và áp dụng' Công ước", Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói như vậy.
Trung Quốc đang đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, bác bỏ chủ quyền hợp pháp của nhiều nước láng giềng xung quanh như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Bắc Kinh khăng khăng tuyên bố sẽ không tham gia vào các tiến trình pháp lý, nhấn mạnh rằng các cuộc tranh chấp giữa họ với những nước láng giềng xung quanh chỉ có thể giải quyết trên cơ sở song phương.
Tòa án quốc tế cho Trung Quốc thời hạn đến ngày 15/12 để có câu trả lời cho vụ kiện của Philippines. Sự tham gia của Trung Quốc không cần thiết bởi tòa án quốc tế không giải quyết các tranh chấp mà chỉ làm rõ giá trị pháp lý của "đường 9 đoạn" hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Bắc Kinh căn cứ vào đó để đòi độc chiếm Biển Đông. Ngoài ra, tòa án quốc tế cũng sẽ tiến hành phân loại các đặc điểm, đặc trưng của những khu vực như bãi cạn Scarborough theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - một công ước quốc tế mà Trung Quốc đã ký tham gia.
Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền một cách thái quá trên Biển Đông dựa vào đường 9 đoạn phi lý.
Một phán quyết của tòa án quốc tế có lợi cho Philippines có thể làm phương hại đến những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Phán quyết đó không có giá trị bắt buộc các bên phải thực hiện theo nhưng nó lại có giá trị về mặt chính trị và đạo đức. Một khi tòa án quốc tế đã đưa ra phán quyết rằng đường 9 đoạn của Trung Quốc không có căn cứ pháp lý thì rõ ràng Bắc Kinh sẽ buộc phải cân nhắc các hành động của họ, không thể tiếp tục hung hăng, quyết liệt như trong suốt thời gian vừa qua.
Manila bắt đầu ra đòn pháp lý với Trung Quốc ở Biển Đông sau khi hai nước xảy ra một cuộc tranh chấp nóng bỏng ở bãi cạn Scarborough. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km. Bãi cạn này là nơi chứng kiến cuộc đối đầu vô cùng căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc được châm ngòi từ một vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm 2012.
Sau vụ va chạm trên, hai nước Philippines và Trung Quốc rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Trong suốt thời gian hơn 2 năm qua, tàu Trung Quốc nhất quyết không chịu rút khỏi bãi cạn Scarborough bất chấp nước này có thỏa thuận với Philippines về việc rút toàn bộ tàu thuyền hai bên ra khỏi khu vực nhằm làm dịu căng thẳng. Thậm chí, tàu Trung Quốc còn án ngữ ngay lối ra vào và dựng lên rào chắn để ngăn không cho tàu thuyền Philippines vào bãi cạn tranh chấp này. Vì vậy, trên thực tế, Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát khu vực bãi cạn Scarborough.
Trước diễn biến trên, Manila hồi tháng 1 năm ngoái đã quyết định đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế với lý do họ đã "dùng mọi biện pháp hòa bình" có thể để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh nhưng không có tác dụng.
Bắc Kinh luôn chủ trương giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông trong khuôn khổ song phương, với từng nước một để dễ bề gây sức ép với các nước nhỏ hơn. Hành động quốc tế hóa cuộc tranh chấp ở Biển Đông của phía Manila đương nhiên không được Trung Quốc chấp nhận.
Hôm 30/3, Manila đã nộp bản thuyết trình cho Tòa án đúng thời hạn để chính thức thách thức những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Hành động này của Philippines đã khiến Trung Quốc nổi giận đùng đùng bởi trước đó họ được cho là đã chìa ra "hai củ cà rốt' để nhằm thuyết phục Philippines ngừng vụ kiện. Cụ thể, Trung Quốc đã đưa ra đề nghị hai nước rút toàn bộ tàu thuyền ra khỏi bãi cạn Scarborough và đưa ra một số lợi ích kinh tế khác dành cho Philippines với điều kiện Manila không tiếp tục theo đuổi vụ kiện. Tuy nhiên, Manila đã thẳng thừng bác bỏ điều này.
Theo Vnmedia
Báo Mỹ: Đã đến lúc Washington bán vũ khí, giúp Việt Nam tự vệ Tờ Wall Street Journal hôm 15/7 đăng bài viết của hai chuyên gia về an ninh châu Á của Mỹ cho rằng, đã đến lúc Mỹ nên bán vũ... Tờ Wall Street Journal hôm 15/7 đăng bài viết của hai chuyên gia về an ninh châu Á của Mỹ cho rằng, đã đến lúc Mỹ nên bán vũ khí sát thương cho Việt...