Khiếp sợ “đặc sản” nói bậy của mẹ chồng
Nói không ngoa, cứ mở miệng ra là mẹ chồng tôi chửi bậy: “Đ.M mày, mày ăn đi, cháo bà nấu ngon thế mà chê, bà cho em Chip (con nhà hàng xóm) ăn hết bây giờ”; “Bố mẹ mày lười như c… thế này, sáng bảnh mắt ra vẫn chưa thấy dậy”…
ảnh minh họa
Trước khi kết hôn, ở cơ quan, tôi rất ghét những người hay nói xấu mẹ chồng và luôn nghĩ rằng cái gì cũng phải xuất phát từ hai phía, nếu con dâu đối xử tốt với mẹ chồng thì chẳng mẹ chồng nào lại đối xử bạc bẽo lại. Nhưng giờ đây, sau gần 3 năm kết hôn, tôi đã suy nghĩ khác. Thật sự hiện giờ tôi cảm thấy rất ức chế, bị stress với việc mẹ chồng hay nói tục, bậy.
Tôi là con gái Hải Phòng, lấy chồng quê Bắc Ninh, hiện hai vợ chồng sống ở Hà Nội. Chồng tôi là con trai thứ hai trong gia đình năm anh chị em. Bố chồng tôi đã mất cách đây 8 năm.
Trước khi tôi sinh, mẹ chồng tôi sống cùng với anh trai cả ở quê. Nhưng kể từ khi tôi sinh, mẹ chồng tôi từ quê lên chăm sóc hai mẹ con tôi. Có thể nói, mẹ chồng tôi là người phụ nữ sắc sảo, tháo vát. Có thế thì bà mới nuôi cả 5 con khôn lớn và trưởng thành, đều có nghề nghiệp ổn định. Chồng tôi hiện là Trưởng phòng quản lý chất lượng của một nhãn hàng nổi tiếng.
Con trai tôi hiện được 8 tháng, tôi đã đi làm trở lại được gần 2 tháng. Do cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, công ty chỉ cách nhà 5km, nên trưa nào tôi cũng tranh thủ về nhà cho con bú. Vì vậy, mẹ chồng và tôi cũng hay va chạm, mâu thuẫn với nhau trong việc chăm sóc cháu.
Đôi khi dù cố gạt đi nhưng những câu nói của mẹ chồng vẫn khiến tôi bị “chết đứng”: “Đ.M mày. Mẹ mày đi suốt, có biết gì đến mày đâu. Ben (tên gọi ở nhà của con tôi) chỉ biết bám lấy bà thôi. Bà đem Ben về quê nuôi nhé, cần gì ti mẹ mày”. Hay lần khác bà lại văng trước mặt cả chồng tôi: “L… mẹ mày. Mẹ mày cứ lo bà không biết cho ăn. Bà nuôi bố mày giờ to cao thế này… Mẹ mày tài giỏi thì ở nhà mà chăm mày xem chứ 8 tháng gì được có 7kg thế này”.
Nghe những lời nói của bà, thú thực dù đã làm dâu nhà họ Lê gần 3 năm mà tôi cảm thấy “chết đứng”, không khóc nổi. Đấy chỉ là kể sơ qua, còn rất nhiều lần bà làm tôi “ nóng mắt”, “nóng tai” nhưng là con dâu nên tôi không dám phản ứng gì ra mặt. Buổi tối, tôi có nhẹ nhàng nói với chồng đại ý rằng, em và chồng quen với việc nói bậy của mẹ rồi nhưng Ben sắp đến tuổi học nói, con sẽ rất dễ bị ảnh hưởng nếu bà hay nói bậy, tục.
Chồng tôi sau đó có góp ý với bà là cu Ben đang tuổi tập ăn tập nói, cháu rất dễ học và bắt chước, mẹ nên hạn chế nói bậy. Bà nghe chưa xong xuôi, đã quay ra nói sa sả: “Tiên sư chúng mày, tao giờ gần 70 tuổi đời rồi mà bọn mày còn lên mặt dậy dỗ tao phải ăn nói thế nào cho đúng, cho hay à? Mả m…chúng mày, tao vì thương con thương cháu mới ra đây chứ, có cho tao ăn vàng ăn yến tao cũng đ… thèm”. Tôi sau đó đành phải thay mặt chồng nói, thậm chí van xin bà: “Vợ chồng con xin lỗi mẹ. Mẹ đừng hiểu lầm chúng con. Mẹ ra đây trông Ben cho vợ chồng con là quý lắm rồi….” bà mới hạ hỏa, nhưng vẫn dọa tôi mau đi tìm người giúp việc để bà về quê sớm.
Thú thực, tôi rất muốn tìm một người giúp việc, có mất thêm 3-4 triệu một tháng nhưng tinh thần thoải mái cũng không sao. Có điều chồng tôi rất gia trưởng, anh bảo bà ở quê có việc gì đâu, lên đây ở trông cháu cho mẹ con, bà cháu thêm gần gũi, tình cảm. Mà ngay cả nếu tìm được người giúp việc, bà vẫn ở đây để giám sát và trông cháu, chứ giao con cho người ngoài không yên tâm.
Tôi giờ cảm thấy rất khó xử. Tôi không muốn mẹ chồng tôi tiếp tục ở đây soi mói con dâu, để ý từng bộ quần áo, đôi giầy tôi đi làm đến các khoản chi tiêu gia đình, cái gì bà cũng can thiệp. Quan trọng hơn nữa, tôi sợ nhất thói quen văng tục, nói bậy của bà sẽ ảnh hưởng đến con trai đang đến tuổi học ăn, học nói. Tôi phải hành xử sao để được chồng đồng thuận mà mẹ chồng không tự ái đây?
Video đang HOT
Theo Afamily
Nước mắt mặn đắng trong phiên tòa xét xử em trai vung dao hạ sát chị
Sau đám giỗ cha, các anh chị em trong nhà tổ chức họp gia đình để phân chia tài sản. Tại đây, những mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh.
Lấy cớ đã là chủ căn nhà, 2 người chị gái không đồng ý cho em trai và 2 đứa cháu ở và nhập hộ khẩu; đồng thời gia hạn cho em trai trong vòng 3 tháng phải dọn ra ngoài ở, lúc này mâu thuẫn giữa chị em càng trở nên gay gắt. Tức tối vì bị chị gái đuổi ra khỏi nhà, cậu em trai lẻn xuống bếp lấy dao truy sát chị. Hậu quả, người chị gái thiệt mạng, cậu em trai phải lãnh án 20 năm tù vì tội giết người.
Mâu thuẫn vì phân chia tài sản
Hơn 1 năm đã trôi qua, nhưng câu chuyện về người em trai dùng dao đâm chết chị gái trong ngày giỗ bố vì xích mích chuyện chia tài sản vẫn thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân tại P.11, Q.Gò Vấp. Do đó, ngay khi biết tin phiên tòa xét xử bị cáo sẽ được xét xử lưu động tại địa phương, nhiều ngày nay, người dân đã chuẩn bị tâm lý theo dõi phiên tòa.
Tại phiên tòa xét xử lưu động vụ án em trai đâm chết chị gái trong ngày giỗ bố xảy ra tại P.11, Q.Gò Vấp vào ngày 2/8 vừa qua, tới dự khán phiên tòa, ngoài thân nhân của người bị hại, cũng là thân nhân của bị cáo còn có sự xuất hiện của rất đông người dân địa phương.
Mới sáng sớm, trước khi phiên tòa xét xử diễn ra, những tốp người đổ về nhà văn hóa P.11 mỗi lúc một đông. Để đảm bảo an ninh trật tự, nhà chức trách đã lập hàng chắn giữa bị cáo và những người dự khán.
Tại phiên tòa, những người vốn trong cùng một gia đình nay đứng ở hai phía khác nhau. Một bên là người thân của người bị hại, một bên là người nhà của bị cáo.
Bị cáo Đoàn Văn Gia.
Theo cáo trạng, ngày 18/6/2014, tại nhà của cha mẹ Đoàn Văn Gia (tại số 46, đường số 12, P.11, Q.Gò Vấp), cả gia đình tụ họp làm đám giỗ cho bố đẻ của Gia. Khoảng 14h cùng ngày, sau khi khách về hết, 7 anh chị em và mẹ ruột Gia ngồi quây quần lại nói chuyện về việc bán căn nhà để chia tài sản đồng đều cho các con.
Trước đó, bà Đoàn Thị Rãi (mẹ Gia) đã bán căn nhà với giá 2,4 tỉ đồng và làm thủ tục sang tên cho hai chị gái của Gia là Đoàn Thị Thơm và Đoàn Thị Thu Hương, sau đó lấy tiền chia đều cho các con trong gia đình khoảng 280 triệu/người. Lúc này, Gia không đồng ý nhận tiền mẹ chia vì cho rằng căn nhà trên được bán theo giá trị thị trường là gần 3,4 tỉ đồng.
Không đồng tình với việc mua bán của 2 chị gái với mẹ, Gia và 2 chị gái xảy ra cự cãi. Lúc này lấy cớ là chủ của căn nhà, 2 chị em Thơm và Hương nhất quyết không đồng ý cho Gia ở trong nhà; đồng thời không cho con của Gia nhập hộ khẩu nên Gia tức giận, chạy đi lấy con dao rồi bất ngờ đâm chị gái tên Thơm.
Chưa dừng lại ở đó, Gia tiếp tục xông đến đâm chồng của chị Hương nhưng không trúng. Thấy vậy, chị Hương chạy lại dùng chân đạp vào người Gia liền bị Gia đâm vào sườn bên phải gây thương tích 2%.
Chứng kiến sự việc, nhiều anh em trong nhà lao vào khống chế, tước dao của Gia đồng thời đưa hai nạn nhân đi cấp cứu nhưng chị Thơm đã tử vong. Sau khi gây án, Gia đã bị lực lượng công an bắt giữ ngay sau đó.
Tại tòa, Gia thừa nhận tội danh như trong cáo trạng mà đại diện VKSND đã công bố nhưng cho rằng mình không có ý định sát hại chị gái. Biện hộ cho hành động mù quáng của mình, Gia nói, vì hắn quá tức giận khi bị đuổi ra khỏi nhà và không cho con nhập hộ khẩu, hành động của hắn chỉ nhằm dọa chị gái.
Trước khi HĐXX vào hội án, Đoàn Văn Gia ân hận xin tòa cho hưởng khoan hồng để sớm được trở về nuôi con.
HĐXX nhận định, vì mâu thuẫn nhỏ trong gia đình mà bị cáo nhẫn tâm ra tay giết hại chính chị gái mình. Hành động của bị cáo hết sức nguy hiểm, cần xử lý nghiêm để răn đe và phòng ngừa chung. Do đó, HĐXX tuyên phạt 20 năm tù đối với Đoàn Văn Gia (46 tuổi, ngụ Gò Vấp) về tội giết người.
Bi kịch từ phút nông nổi
Kể từ khi vụ án đau lòng xảy ra với gia đình mình, vợ chồng ông Đoàn Văn Túc (anh trai của bị hại và bị cáo Đoàn Văn Gia) cắt cử nhau về chăm sóc mẹ già và thăm nuôi người em đang bị tạm giam.
Về phần cụ bà Đoàn Thị Rải (82 tuổi, mẹ của Gia) vốn đã ốm yếu, kể từ khi các con xảy ra xô xát khiến một đứa tử vong, một đứa ngồi tù, cú sốc quá lớn khiến sức khỏe của bà ngày một đi xuống.
Ông Túc cho biết, từ ngày bi kịch đổ xuống gia đình, ai nấy đều buồn bã, thất vọng. Bùi ngùi khi nhắc tới chuyện gia đình, ông Túc chia sẻ: Hai cụ thân sinh được 7 anh chị em. Được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng, 7 anh chị em ông Túc đều có gia đình và công ăn việc làm ổn định, ai cũng có nhà cao cửa rộng. Anh em trong nhà vốn quý mến nhau, chưa khi nào xảy ra xích mích hay xô xát.
Nhưng mấy năm trở lại đây, kể từ sau khi cha mất và mẹ có ý định bán căn nhà để phân chia tài sản đồng đều cho các con, sự việc này đã vô tình trở thành khởi điểm cho bi kịch xảy đến sau đó.
Theo đó, hơn 2 năm sau khi chồng mất, vì có ý định phân chia căn nhà cho các con, cụ Đoàn Thị Rải ngỏ ý bán căn nhà của vợ chồng cụ xây dựng được chia đều cho 7 con. Sau đó cũng có nhiều người đến hỏi mua căn nhà, nhưng chưa đồng thuận được ý kiến của các con lên việc bán căn nhà vẫn chưa được diễn ra.
Cũng theo lời ông Túc, sự việc bán căn nhà lại bắt đầu được hâm nóng, trở thành đề tài bàn luận của 7 anh chị em trong gia đình sau buổi giỗ cha của ông.
Trong buổi họp gia đình, sự việc cụ Rãi đã bí mật sang nhượng lại căn nhà cho 2 người em gái là chị Thảo và chị Hương với giá 2,4 tỉ đồng mới được công bố. Biết sự việc, anh em trong nhà bắt đầu xảy ra những mâu thuẫn nhất định.
Nhiều người không đồng tình vì việc sang nhượng căn nhà đã diễn ra trước khi anh em họp gia đình, bên cạnh đó việc giá trị căn nhà thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế, nên các bên có lời qua tiếng lại.
Trong lúc tranh luận với nhau, giữa Gia và 2 chị gái nảy sinh nhiều mâu thuẫn nhất. Thấy em trai không đứng về phía mình, lấy cớ là chủ sở hữu của căn nhà, lúc này chị Thảo và chị Hương lớn tiếng đe dọa sẽ không để Gia và 2 con nhỏ ở và đăng ký hộ khẩu thường trú tại ngôi nhà này. Mâu thuẫn nâng cao, Gia bất ngờ đứng dậy đi ra sau nhà lấy dao và gây ra thảm án.
Ông Túc cho biết thêm, trước khi xảy ra vụ án gia có gia đình riêng, sinh sống cùng vợ và 2 con nhỏ tại Q.Phú Nhuận. Vài tháng trước khi vụ việc xảy ra, vì mâu thuẫn với vợ, Gia dẫn 2 đứa con nhỏ về nhà ở với cụ Rải. Lúc này Gia có ý định nhập hộ khẩu thường trú cho các con tại số nhà của cụ Rải để tiện xin nhập học tại trường gần nhà.
"Biết chuyện Gia có ý nhập hộ khẩu thường trú cho các con tại nhà mẹ, anh chị em trong gia đình không ai có ý phản đối. Nhưng bất ngờ vào hôm họp gia đình sau bữa giỗ cha, khi nghe 2 chị đuổi ra ngoài và không cho đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà mẹ phần nào khiến Gia hành động mù quáng như thế. Gia vốn hiền lành, trong nhà ai có việc gì cần nó đều giúp nhiệt tình. Chỉ vì phút tức giận nhất thời mà ra nông nỗi này", ông Túc nhận định.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Quang (52 tuổi, tổ trưởng tổ 46, KP.8, P.11, Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: Vụ việc Đoàn Văn Gia gây ra cái chết cho chị gái là bà Đoàn Thị Thảo khiến nhiều người dân nơi đây không khỏi bàng hoàng, bất ngờ.
Gia đình bà Rãi (mẹ của Gia) là gia đình gia giáo, nề nếp, con cái đều được ăn học đàng hoàng, chưa ai có tiền án, tiền sự gì. Họ sinh sống rất hòa thuận với nhau và cư xử rất phải mực với bà con lối xóm.
Còn về bản thân Gia, tuy chỉ đăng ký tạm trú tại địa phương, nhưng bản thân anh này là một công dân tốt chưa từng có tiền án, tiền sự hay xảy ra xích mích với hàng xóm xung quanh.
Linh Linh
Theo_Người Đưa Tin
Đừng nói ba chết kẻo mẹ buồn! Căn nhà nhỏ của vị thượng tá quân đội ngập chìm trong tang tóc khi cùng lúc 3 người trong gia đình chết đau đớn dưới bánh xe tải trên đường đi khám bệnh Ngày 6/8, chúng tôi tìm đến thắp nén nhang cho 3 chị em anh Nguyễn Thành Công tại ấp Long Đức 1, xã Tam Phước, TP Biên Hòa, tỉnh...