Khiếp hồn uy lực của súng máy “hỏa thần” 6 nòng M134 Mỹ
Dù chỉ có cỡ nòng 7,62mm nhưng với 6 nòng, M134 có đủ sức mạnh để tiêu diệt cả xe bọc thép hạng nhẹ, công sự phòng ngư, tàu chiến nhỏ, trực thăng…
M134 (hay gọi là Minigun) là kiểu súng máy nòng xoay được hãng General Electric thiết kế từ những năm 1960 trang bị cho các đơn vị Quân đội Mỹ. Loại súng này có thể gắn được xe thiết giáp hạng nhẹ, ô tô bọc thép, trực thăng, ca nô chiến đấu… để yểm trợ hỏa lực hay là tấn công tiêu diệt cả các phương tiện chiến đấu của địch.
“Hỏa thần mini” M134.
M134 có cấu tạo phức tạp, bên trong có gắn một động cơ chạy điện có tác dụng làm xoay nòng súng đồng thời đẩy đạn lên nòng, đập kíp nổ. Cấu tạo súng Gatling gồm cụm nòng có nhiều nòng ghép với nhau như bó đũa, ở giữa có một trục quay, phía sau cụm nòng là cụm khoá nòng có số khoá nòng tương ứng với số nòng, súng cũng có cơ cấu nạp đạn, cơ cấu phát hỏa và cơ cấu truyền lực để tạo chuyển động cho súng. Cụm nòng và cụm khoá nòng có thể quay tương đối với nhau. Nòng súng cũng được cấu tạo đặc biệt, gồm 6 ống thép dài 558,8mm, được nối với một mâm cặp chuyển động nhờ hệ thống truyền động nối với động cơ.
Clip M134 lắp trên trực thăng UH-1 khai hỏa tấn công mục tiêu mặt đất:
Súng máy M134 nặng khoảng 13,5kg (chưa tính đạn, động cơ điện) lắp 6 nòng súng cỡ 7,62mm cho tốc độ bắn “khủng” 6.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 50-1.500m, tầm xa nhất đến 2.500m. Cơ cấu nạp đạn từ 200-3.000 viên đạn tùy kích thước hộp đạn, nếu dùng dây đạn ngoài (có thể lắp trên phương tiện cơ giới) thì có thể hơn.
M134 gần như có mặt hầu hết ở các cuộc chiến tranh mà Quân đội Mỹ phát động, trong đó có cả cuộc chiến Việt Nam.
Video đang HOT
Theo Kiến Thức
Chuyên gia Mỹ: Cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ vẫn thừa sức 'đè' Trung Quốc
Một viện nghiên cứu chính sách hàng đầu của Mỹ đã bác bỏ lo ngại đến từ các đồng minh châu Á, và cả các nghị sĩ Mỹ, rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng, cộng với tình trạng bất ổn tại châu Âu và Trung Đông, sẽ khiến ảnh hưởng của Washington tại châu Á suy yếu.
Đội tàu sân bay hùng hậu của quân đội Mỹ - Ảnh: Reuters
Trong một báo cáo đăng tải trên trang web của Viện Cato (một trong 10 viện nghiên cứu chính sách uy tín nhất nước Mỹ), ông Benjamin H. Friedman, chuyên gia nghiên cứu quốc phòng và an ninh, khẳng định việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng Mỹ và các vấn đề khác trên thế giới không gây nguy hiểm cho sự ổn định tại Đông Á.
Mặc dù vẫn là quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới trong năm 2013, chi tiêu quốc phòng Mỹ đã giảm 7,8% so với năm 2012, theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 14.4.
"Chi tiêu quốc phòng không cho thấy trước được gì nhiều về chiều hướng chiến tranh giữa các nước. Chiều hướng cuộc chiến phụ thuộc lớn vào địa hình chiến trận và sức mạnh quân đội. Những điều này lý giải vì sao Mỹ và các đồng minh châu Á vẫn sẽ thừa sức đối phó Trung Quốc trong tương lai gần", ông Friedman phân tích.
Chuyên gia này cũng đưa ra 5 lý do củng cố nhận định nói trên.
"Đầu tiên, một trong những kịch bản chiến tranh có nguy cơ xảy ra cao nhất đó là Mỹ và một đồng minh sẽ bảo vệ một bờ biển hoặc quần đảo", ông Friedman nói. "Phòng thủ dễ hơn tấn công, đặc biệt là phòng thủ chống lại quân xâm lược đến từ ngoài khơi, như trường hợp quân đội Trung Quốc tấn công Nhật Bản hay Đài Loan".
Chuyên gia Mỹ cho rằng các lực lượng cố thủ trên bờ có thể ngăn chặn các cuộc không kích và làm tổn thất nặng nề tàu đổ bộ hoặc máy bay chở lính.
"Thứ hai là bất kỳ cuộc chiến tranh Trung, Mỹ nào, nếu có xảy ra, cũng đều nằm trong lĩnh vực mà quân đội Mỹ có ưu thế, chẳng hạn như trên không, trên biển và thậm chí là trong không gian", theo nhận định của chuyên gia Friedman.
"Ngay cả khi Trung Quốc có thể triển khai tên lửa đạn đạo hay hành trình có khả năng bắn trúng tàu Mỹ, thì độ chính xác của tên lửa còn phụ thuộc vào hệ thống radar, vốn dễ bị Mỹ vô hiệu hóa bằng các thiết bị gây nhiễu sóng hay bằng các cuộc tấn công trực diện", ông Friedman cho hay.
Ông cũng nói thêm rằng Trung Quốc ít có khả năng lần tìm và tiêu diệt tàu ngầm Mỹ, vốn được đánh giá là khắc tinh của hải quân Quân đội giải phóng Trung Quốc (PLA).
Ngoài ra, sự thiếu kinh nghiệm và các nghiên cứu còn non kém của Trung Quốc sẽ làm chậm quá trình san bằng cách biệt về năng lực quốc phòng giữa nước này với Mỹ, bất chấp Bắc Kinh chi bao nhiêu cho quân đội, theo ông Friedman.
"Nhiều báo cáo cho biết, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn chật vật trong việc chế tạo chiến đấu cơ tàng hình và tên lửa có độ chính xác cao", chuyên gia Mỹ cho biết. "PLA vẫn đang loay hoay học cách điều khiển tàu sân bay duy nhất của mình, cũng như tập điều khiển tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hoạt động ngoài khơi".
"Ngoài ra, PLA thiếu kinh nghiệm thực chiến và vẫn còn tồn tại nạn tham nhũng trong nội bộ...", ông Friedman nhận xét.
Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là tàu cũ mua lại từ Ukraine - Ảnh: Reuters
Lập luận thứ 3 mà ông Friedman đưa ra đó là sự hạn chế về khả năng triển khai quân đội Mỹ "thường bị nói quá".
"Nhiều báo cáo cho rằng quân đội Mỹ chỉ có thể triển khai một phần nhỏ quân để đối phó với Trung Quốc do còn phải đối phó với các tình hình ở những khu vực khác trên thế giới", chuyên gia Mỹ cho hay.
"Tuy nhiên, chiến tranh ít có khả năng bùng nổ mà không có phát sinh khủng hoảng, vốn là điều cho phép Washington huy động quân đến khu vực, đặc biệt là các tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ và chiến đấu cơ có kinh nghiệm chiến đấu tại Thái Bình Dương".
"Ngoài ra, Trung Quốc cũng có những mối lo về đối đầu quân sự, chẳng hạn như Ấn Độ", ông Friedman đưa ra lý do thứ 4.
Ông Friedman còn chỉ ra rằng vũ khí hạt nhân của Mỹ "thừa sức ngăn chặn Trung Quốc". "Ngay chính giới lãnh đạo Trung Quốc còn không thể chắc được rằng kho vũ khí hạt nhân của họ có sống sót nổi không sau đợt tấn công đầu tiên của quân đội Mỹ", chuyên gia Mỹ bình luận.
Điều cuối cùng là có rất ít lý do cho thấy Trung Quốc sẽ ngày càng trở nên hiếu chiến, chính vì lý do kinh tế.
"Các xu hướng kinh tế cản trở chính sách dồn tiền chi cho quân đội của Trung Quốc", theo chuyên gia Friedman.
Theo Thanh Niên
Hải quân Philippines trang bị vũ khí phòng thủ cho các tàu chở dầu Trưởng phòng báo chí Hải quân Philippines Gregory Fabic vừa cho biết, ba chiếc tàu chở dầu của họ, do Tập đoàn dầu khí quốc gia Philippines (PNOC) tài trợ, sẽ được trang bị vũ khí phòng thủ. Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn PNA của Philippines, trung tá Gregory Fabic cho rằng: "Tất cả các tàu hải quân, bất kể...