KHIẾP HÃI TIN ĐỒN (*): Tung tin đồn: Cần xử nghiêm!
Dù xuất phát ban đầu chỉ là trò đùa thiếu hiểu biết hoặc thực hiện với ý đồ xấu thì người tung tin đồn thất thiệt gây hậu quả nghiêm trọng cần phải bị xử lý nghiêm để răn đe
Tin đồn thất thiệt, bịa đặt không những tác động trực tiếp đến tâm lý, cuộc sống của người dân mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, chính trị, tình hình trị an… Rõ ràng, tin đồn là một loại “giặc” nguy hiểm cần kiên quyết dẹp bỏ
Có thể bị xử lý hình sự
Luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TPHCM) cho rằng xử lý việc tung tin đồn thất thiệt không phụ thuộc vào hình thức tung tin đồn mà phụ thuộc vào hậu quả tin đồn gây ra. Tùy vào tính chất, mức độ, nội dung, hậu quả của tin đồn mà người tung tin đồn thất thiệt có thể bị xử phạt hành chính, buộc bồi thường dân sự hoặc bị xử lý hình sự.
Theo luật sư Thi, tin đồn có thể nhắm đến một cá nhân, tổ chức cụ thể. Nếu cá nhân, tổ chức thấy mình bị thiệt hại danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc tài sản bởi tin đồn thất thiệt, có quyền kiện ra tòa đòi xin lỗi công khai, yêu cầu bồi thường thiệt hại cả vật chất lẫn tinh thần. “Việc kiện đòi bồi thường đòi hỏi phải chứng minh được thiệt hại. Nếu xét thấy mức độ nghiêm trọng hơn, có thể đề nghị xử lý hình sự” – luật sư Thi nói.
Hàng trăm người dân bán lại vàng cho tiệm vàng Kim Sơn chỉ vì tin đồn thiếu căn cứ. Ảnh:TRÚC LY
Video đang HOT
Các luật sư cho rằng cái khó nhất là tìm ra người tung tin đồn, còn việc xử lý thì không khó, có thể vận dụng quy định pháp luật theo từng lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, nội dung tin đồn có tính chất vu khống, người tung tin đồn có thể bị xử lý về tội “Vu khống”. Đối với những tin đồn ảnh hưởng lớn đến chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước như xăng tăng giá, hết gạo ăn… có thể bị xử lý về tội “Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội”…
Tương tự, ở phạm vi xử phạt hành chính, hành vi “bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường” sẽ bị xử phạt theo quy định tại điều 18, Nghị định 84/2011/NĐ-CP ngày 20-9-2011 (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá).
Nên có quy định chế tài chuyên biệt
Luật sư Trịnh Thanh (Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) nhận định hiện nay, các hành vi tung tin đồn thất thiệt gây ảnh nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thậm chí ảnh hưởng đến cả nền kinh tế của quốc gia không phải là hiếm. Tuy vậy, có hành vi rất dễ xác định người vi phạm, như người vi phạm tung tin đồn thất hiệt qua thư từ, tin nhắn, blog, website, thậm chí qua báo chí…
Ngược lại, có những trường hợp rất khó xác định thủ phạm, nhất là kiểu thông tin truyền miệng như: cửa hàng này bán đồ giả, công ty kia bán đồ kém chất lượng, hay những loại thông tin như ăn cá kèo bị ung thư, xăng, gạo sắp tăng giá như đã từng xảy ra trước đây.
Theo luật sư Trịnh Thanh, dù xuất phát ban đầu chỉ là từ trò đùa thiếu hiểu biết hoặc thực hiện với ý đồ xấu, cạnh tranh không lành mạnh…, người tung tin đồn thất thiệt gây hậu quả nghiêm trọng cần phải bị xử lý mạnh tay để răn đe. Tùy trường hợp cụ thể, cơ quan thẩm quyền có thể căn cứ vào các quy định hiện có để xử lý.
Tuy nhiên, về lâu dài, luật sư Trịnh Thanh kiến nghị cần xem xét ban hành những quy định chuyên biệt, bao quát để xử lý loại hành vi này, không nên vay mượn các chế tài trong các lĩnh vực khác như hiện nay. Bởi hành vi tung tin thất thiệt, thể hiện ở nhiều dạng khác nhau, có trường hợp là lỗi cố ý, cũng có trường hợp lỗi vô ý và có cả trường hợp chỉ là người phát tán tin đồn…, vì vậy tính chất, mức độ vi phạm, hình thức xử lý cũng cần phải được phân loại tương ứng.
Bị đảo lộn cuộc sống vì tin đồn
Bất chấp cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã giám định, dán thông báo vàng ở tiệm vàng Kim Sơn (thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) là vàng thật nhưng gần một tháng qua, nhiều công nhân làm việc tại các doanh nghiệp ở địa phương này vẫn rủ nhau đến tiệm vàng Kim Sơn bán lại vàng đã mua vì tin đồn tiệm này bán vàng giả lan truyền từ ngày 3-7.
“Nghe người ta đồn vàng giả nên tôi đành phải bán lại đôi bông tai và vài khâu vàng cho tiệm vàng Kim Sơn, lỗ mất 800.000 đồng. Số vàng này tôi phải làm tăng ca, nhịn ăn sáng, không dám mua quần áo đẹp trong 2 năm…” – công nhân Nguyễn Thị Linh than thở.
Trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó trưởng Công an huyện Tân Uyên, cho hay đến nay vẫn chưa tìm ra người tung tin đồn. Tuy nhiên, ông Tùng cho rằng nhiều khả năng tin này do các tiệm vàng đối thủ của Kim Sơn tung ra nhằm triệt hạ uy tín của tiệm vàng này.
Đây không phải là lần đầu người dân ở Bình Dương mất tiền vì tin đồn vàng giả. Trước đó, vào năm 2008, rộ tin đồn tiệm vàng K.T (phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một) bán vàng không đủ tuổi, kém chất lượng, chủ tiệm vàng đang mắc bệnh nan y.
Hàng ngàn người đổ xô về tiệm K.T bán vàng. Chị Lê Thị Thắm (xã Tương Bình Hiệp) nhớ lại: “Hồi đó, giá thị trường gần 1,1 triệu đồng/chỉ vàng 18 K nhưng tiệm K.T chỉ mua vào 1 triệu đồng. Sợ vàng giả, tôi bán hết 9 chỉ vàng. Bán xong, vàng tăng giá ồ ạt. Mỗi lần giá vàng tăng, chồng tôi lại nặng lời trách tôi nghe theo lời đồn”.
Theo NLD
Tận diệt cây mật nhân vì tin đồn
Thời gian gần đây, nhiều người lại đổ xô vào các khu rừng tự nhiên ở các huyện Tuy Đức, Đắk Glong, Đắk Song và Đắk Mil-Đắk Nông để đào rễ cây mật nhân.
Cây mật nhân được người dân đào đem ra bán tại chợ Gia Nghĩa. Ảnh: Y Krăk
Anh Nguyễn Hoàng Tuyên ở xã Đắk P'lao (Đắk Glong) cho biết: "Xã Đắk P'lao hiện có khoảng gần 20 người chuyên đi vào rừng đào cây mật nhân đem về bán. Tôi thường vào những cánh rừng nằm giáp ranh giữa tỉnh Đắk Nông với tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng để đào vì ở đây rễ cây mật nhân có củ to, bán được giá. Tôi thường đi 2 đến 3 ngày, đào được chừng 30 kg vừa sức gùi ra khỏi rừng là về".
Ông Trần Văn Kiệm từ tỉnh Quảng Ngãi lên đây "hành nghề" đào mật nhân đã được gần một tháng nay, cho biết: "Tôi đã đi khắp nơi để tìm đào mật nhân bán kiếm thu nhập. Nghe nói ở Đắk Nông cũng còn nhiều nên tôi đã rủ thêm nhiều người khác cùng đi. Mỗi ngày, tôi đều đào được từ 15 đến 20 kg tươi".
Được biết, cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack, họ thanh thất, thân gỗ, cao từ 4-8m, thân nhỏ ít phân cành. Theo kinh nghiệm dân gian, mật nhân dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, ngoài ra chữa khí hư, say rượu, lá có thể nấu nước tắm để chữa ghẻ, ngứa.
Gần đây, loại cây này được đồn thổi là loại cây trị bách bệnh nên rất nhiều người mua. Vậy là nhiều người đi đào mật nhân về để bán.
Việc nhiều người dân thường vào các khu rừng tự nhiên hoặc các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh để đào mật nhân đã và đang gây áp lực cho lực lượng kiểm lâm. Tuy nhiên, hầu hết những người đi đào mật nhân thường tìm cách "qua mặt" lực lượng kiểm lâm. Với cách khai thác tận diệt vì đào cả rễ thì có lẽ không bao lâu loại cây này sẽ bị "xóa sổ".
Theo NLD
Vụ loan truyền tin vàng giả: Do cá độ Euro? Dù cơ quan chức năng Bình Dương đã giám định và kết luận mẫu vàng bán ra ở tiệm vàng Kim Sơn (huyện Tân Uyên, Bình Dương) là vàng thật nhưng ngày 4-7, vẫn còn hàng chục công nhân tranh thủ giờ giải lao, giờ tan tầm chạy đến tiệm này tháo nhẫn, hoa tai ra bán lại cho tiệm. Vừa rời khỏi...