Khiếp hãi mạng lưới điện giăng tơ trên đường phố Ấn Độ
Mạng lưới dây điện chằng chịt như mạng nhện dọc đường phố có thể khiến du khách phát hoảng khi tới tham quan thành phố Delhi, Ấn Độ.
Mạng lưới dây cáp chằng chịt có thể giúp cung cấp điện cho người dân tại thành phố Delhi, nhưng chúng thực sự là cơn ác mộng đối với các thợ điện khi cần sửa chữa đường dây hay cắt điện. Một số người dân lợi dụng tình trạng mạng lưới điện chằng chịt này để câu trộm điện của hàng xóm hay các cửa hàng thương mại. Dây cáp điện được treo dọc đường phố đông đúc tại thành phố Delhi. Nạn trộm cắp điện rất phổ biển tại Delhi, đồng nghĩa khu vực này dễ rơi vào tình trạng thiếu điện và mất điện.Dây điện được treo lơ lửng trên một ngôi nhà (trái) và cửa hàng (phải) ở thành phố Delhi. Vào mùa mưa bão, mạng lưới điện lộn xộn có thể gây nguy hiểm cho người dân khi dây điện hở rơi xuống đường. Dây điện trông như mạng nhện tại khu phố Chandni Chowk ở thành phố Delhi. Mọi người vẫn thản nhiên đi lại và sinh hoạt dưới lưới điện nguy hiểm. Mạng lưới dây điện chằng chịt khiến thợ điện gặp nhiều khó khăn khi cần sửa chữa hay bảo dưỡng mạng điện.
Mạng lưới dây cáp chằng chịt có thể giúp cung cấp điện cho người dân tại thành phố Delhi, nhưng chúng thực sự là cơn ác mộng đối với các thợ điện khi cần sửa chữa đường dây hay cắt điện.
Một số người dân lợi dụng tình trạng mạng lưới điện chằng chịt này để câu trộm điện của hàng xóm hay các cửa hàng thương mại.
Dây cáp điện được treo dọc đường phố đông đúc tại thành phố Delhi.
Nạn trộm cắp điện rất phổ biển tại Delhi, đồng nghĩa khu vực này dễ rơi vào tình trạng thiếu điện và mất điện.
Video đang HOT
Dây điện được treo lơ lửng trên một ngôi nhà (trái) và cửa hàng (phải) ở thành phố Delhi.
Vào mùa mưa bão, mạng lưới điện lộn xộn có thể gây nguy hiểm cho người dân khi dây điện hở rơi xuống đường.
Dây điện trông như mạng nhện tại khu phố Chandni Chowk ở thành phố Delhi.
Mọi người vẫn thản nhiên đi lại và sinh hoạt dưới lưới điện nguy hiểm.
Mạng lưới dây điện chằng chịt khiến thợ điện gặp nhiều khó khăn khi cần sửa chữa hay bảo dưỡng mạng điện.
Theo_Kiến Thức
Độc đáo tháp Trinh Nữ bí ẩn ở thành phố Baku
Đến nay, vai trò của tháp Trinh Nữ ở Baku vẫn là một ẩn số. Có thể công trình này đã được dùng làm đền thờ và đài quan sát thiên văn.
Nằm ở khu phố cổ ở Baku, thủ đô Azerbaijan, tháp Trinh Nữ (tiếng địa phương là Qz Qalas) là một công trình kiến trúc cổ độc đáo ở khu vực Kavkaz. Được xây dựng vào thế kỷ 12, tòa tháp này là một phần của tòa thành cổ có tường bao quanh. Tháp được xây bằng đá với cấu trúc khá kỳ lạ, gồm tháp chính cao 29,5m, đường kính chân tháp 16,5m kết nối với tháp phụ nhỏ hơn và một số tòa nhà hình khối. Không gian trong tháp được chia thành nhiều tầng nối với nhau bằng cầu thang xoắn ốc, có sức chứa 200 người. Quanh tháp Trinh Nữ bài trí nhiều bức tượng điêu khắc bằng đá. Nhìn chung, tòa tháp là sự hội tụ kỹ thuật kiến trúc của văn hóa Ả Rập, Ba Tư và Ottoman. Đến nay, vai trò của tháp Trinh Nữ vẫn là một ẩn số. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đây là một tháp quan sát quân sự. Tuy nhiên cũng có những bằng chứng lịch sử cho thấy công trình này từng được dùng làm đền thờ của người Ba Tư và một đài quan sát thiên văn. Quanh tên gọi tháp Trinh Nữ cũng có nhiều lý giải. Tòa tháp thường được gắn với câu chuyện về người con gái của một lãnh chúa trong vùng, khi bị giam tại đây đã lao đầu ra khỏi cửa sổ để tự tử. Ngày nay, tháp Trinh Nữ được sử dung như một viện bảo tàng, nơi lưu giữ những hiện vật về lịch sử của thành phố Baku. Cùng với cung điện Shirvanshahs nằm gần đó, tháp Trinh Nữ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2001.
Nằm ở khu phố cổ ở Baku, thủ đô Azerbaijan, tháp Trinh Nữ (tiếng địa phương là Qz Qalas) là một công trình kiến trúc cổ độc đáo ở khu vực Kavkaz.
Được xây dựng vào thế kỷ 12, tòa tháp này là một phần của tòa thành cổ có tường bao quanh.
Tháp được xây bằng đá với cấu trúc khá kỳ lạ, gồm tháp chính cao 29,5m, đường kính chân tháp 16,5m kết nối với tháp phụ nhỏ hơn và một số tòa nhà hình khối.
Không gian trong tháp được chia thành nhiều tầng nối với nhau bằng cầu thang xoắn ốc, có sức chứa 200 người.
Quanh tháp Trinh Nữ bài trí nhiều bức tượng điêu khắc bằng đá.
Nhìn chung, tòa tháp là sự hội tụ kỹ thuật kiến trúc của văn hóa Ả Rập, Ba Tư và Ottoman.
Đến nay, vai trò của tháp Trinh Nữ vẫn là một ẩn số. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đây là một tháp quan sát quân sự. Tuy nhiên cũng có những bằng chứng lịch sử cho thấy công trình này từng được dùng làm đền thờ của người Ba Tư và một đài quan sát thiên văn.
Quanh tên gọi tháp Trinh Nữ cũng có nhiều lý giải. Tòa tháp thường được gắn với câu chuyện về người con gái của một lãnh chúa trong vùng, khi bị giam tại đây đã lao đầu ra khỏi cửa sổ để tự tử.
Ngày nay, tháp Trinh Nữ được sử dung như một viện bảo tàng, nơi lưu giữ những hiện vật về lịch sử của thành phố Baku.
Cùng với cung điện Shirvanshahs nằm gần đó, tháp Trinh Nữ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2001.
Theo_Kiến Thức
Bí ẩn cái chết của người đàn ông giấu 1.200 khẩu súng trong nhà Trong quá trình điều tra cái chết của một người đàn ông ở thành phố Los Angeles (Mỹ), cảnh sát đã phát hiện kho vũ khí gồm hơn 1.200 khẩu súng và hai tấn đạn tại nhà người này. Cảnh sát đến nhà của người đàn ông sau khi phát hiện thi thể người này đang phân hủy trong xe hơi đỗ ở...