Khiếp đảm với những chiếc xe ‘tải khách’ ngày giáp Tết
Đáng lẽ chỉ được dùng để chở hành khách, nhưng để tận dụng không gian, xen giữa những hàng ghế dành cho khách là cơ hồ những bao tải lớn với nhiều loại mặt hàng dân dụng, nông sản…
Đặt chân lên chiếc xe mang biển kiểm soát 88H – 4926, chúng tôi mới giật mình vì sức tải của xe khách này chẳng thua gì những chiếc xe tải chuyên dụng.
Yếu bò cũng bằng… khỏe trâu
Chuyến xe bắc nam mang biển kiểm soát 88H – 4926, khởi hành từ bến xe Ngã tư Ga (TP.HCM) với hàng trăm bao ngô (bắp) xếp chồng lên nhau, nằm ngổn ngang trong lồng xe.
Đến địa phận tỉnh Đồng Nai tài xế thông báo xe dừng bốc hàng. Hai phụ xe của nhà xe và thanh niên làm nghề bốc vác ở bến xe Long Khánh bắt đầu bắt đầu nhồi nhét những trái mít vào cốp xe. Sau gần 30 phút, chiếc xe lại tiếc tục khởi hành.
Mít được đưa vào cốp xe khách
Chiếc xe bắt đầu ì ạch chạy qua vài con dốc của đoạn ranh giới giữa Đồng Nai và Bình Thuận. Mùi xăng dầu, tiếng rồ của máy móc cùng hơi nóng của những bao bắp này bắt đầu bốc lên ngùn ngụt. 20 hành khách trên xe mất hút trong đống bắp ngô cao ngất ngưởng. Trên đầu xe, ông chủ và tài xế đang rỉ rả với nhau về chuyện hàng hóa: “Chuyến này ít hơn chuyến trước 8 tạ, ra đầu ngoài phải bỏ thêm vài ngàn chổi nữa về mới có ăn”. Nói xong, chủ xe bốc điện thoại gọi cho chủ hàng ở đầu ngoài Bình Thuận. Cuộc thương lượng trên điện thoại vừa kết thúc, thì tài xế được lệnh “đạp ga” chạy cho kịp giờ bốc hàng. Chiếc xe bắt đầu tăng tốc, kêu cành cạch như xe tăng, để lại đằng sau những luồng khói đen.
Gần 6 giờ chiều, chiếc xe dừng chân ở một ngôi làng nhỏ nằm trên quốc lộ 1A, hành khách trên xe lại có dịp đi vệ sinh để chờ nhà xe bốc hàng tiếp. Với những thao tác chuyên nghiệp, chỉ trong vòng 10 phút, đống chổi chất đầy trước sân nhà chủ hàng đã được bốc và xếp gọn trên nóc xe. Đứng dưới đường, nếu không quan sát kĩ, nhiều người vẫn nhầm tưởng nóc xe vẫn còn trống.
Hàng hóa xếp trên xe
Video đang HOT
Chiếc xe lại lăn bánh. Những cuộc điện thoại từ chủ hàng liên tiếp đến tai chủ xe, và cứ 100km, nhà xe lại dừng lại bốc hàng. Khi thì mắm ruốc, khi thì trái cây… Tính ra, đoạn đường từ Sài Gòn về Vĩnh Phúc của chiếc xe này phải có đến hàng trăm lần dừng xe bốc xếp và trả hàng hóa.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi “tại sao không bị xử phạt?”. Ông chủ xe cười đắc ý: “Chú xem, hàng dưới cốp thì không thấy, hàng trong lồng thì đã có dàn ghế đầu và hành khách che, còn trên nóc thì được xếp rất gọn. Làm sao mà bắt bọn anh được?” Quả thật, nếu đứng dưới đường thì mọi thứ đều rất ngăn nắp. Nếu không quan sát thật kĩ, có lẽ chẳng mấy ai có thể nhận ra việc những chiếc xe “khách tải” kiểu như vậy có vi phạm hay không.
Nhìn từ dưới, sẽ không thể biết được phía trên nóc xe đang chất hàng ngàn cái chổi và rất nhiều trái cây
Đêm khuya vắng vẻ trên đoạn đường dài, anh Nguyễn Viết Hải, lái xe cao hứng kể về những thủ thuật độ xe. Sau khi mua xe về, việc đầu tiên là độn cốp lên cao, be nóc và sửa lại dàn ghế. Thấy tôi chưa hiểu chuyện độn cốp, sửa ghế và be nóc là làm những gì. Anh Hải giải thích: Mỗi chiếc xe khách 52 chỗ mới mua về, cốp chỉ cao chưa đầy 1 mét, nếu chất hàng thì lỡ cỡ lắm, nên phải nâng cốp lên khoảng 30 đến 40cm nữa. Còn về phần dàn ghế, sau khi mua về sẽ phải tháo ra, sắp xếp lại.
Người nào có tiền thì thay luôn dàn ghế mới, như vậy vừa chở được nhiều khách lại vừa có thêm nhiều chỗ trống để chất hàng. Tất nhiên không thể thiếu công đoạn be nóc (làm máy lạnh giả). Thường thì, khi be nóc xong, có thể chất hàng cao lên thêm gần… 1 mét mà không lo bị túm gáy. Anh Hải cho biết: “Bình thường, mỗi chiếc xe khách 52 chỗ chỉ tải cao lắm được 4 tấn hàng, nhưng khi “lên đời” rồi thì ít nhất cũng tải được… 7 tấn”.
Cửa của tất cả các cốp đều được mở rộng để chất hàng vào
Gần 3 giờ sáng, chiếc xe khách chất hàng đưa chúng tôi qua một trạm cảnh sát giao thông ở miền Trung. Lái xe đành mang nhật trình xuống trạm. Vừa bước chân lên xe, anh Hải cầm ngay cái điếu thuốc lào lên rít một hơi, rồi nói với chủ xe: “Xuống 2 xị (200 nghìn đồng), anh ạ”. Tôi băn khoăn về chiêu bài né luật, anh Hải gượng gạo: “Nói là vậy, nhưng nếu gặp phải những trạm làm gắt thì cũng phải xuống “làm luật” vài xị để chạy tiếp”.
Lâu nay, bí quyết để trở thành xe chất hàng kiểu này vẫn luôn được các ông chủ và lái xe Bắc Nam quan tâm. Tranh thủ lúc ăn cơm chung tại quán cơm Hùng Hiếu, nằm trên quốc lộ 1A, đoạn đi qua thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, nhà xe Hải Nam và nhà xe Thu Minh đã chia sẻ với nhau những bí quyết chất hàng và cách luồn lách luật. Ngoài hàng ghế đầu (che mắt lực lượng cảnh sát giao thông), các nhà xe này tận dụng mọi không gian trong xe để chất hàng.
Hành khách đi xe phải chen mình giữa đống hỗn độn hàng hóa
Nhân lúc hai nhà xe cùng nâng ly, chủ xe Thu Minh khoe với xe bạn: “Chuyến này xe tớ được 3 tấn mít, 200 bao bắp và 7000 chổi. Coi như có tiền về anh em nhậu rồi!” Phía bên kia, chủ xe Hải Nam cũng cho biết: “Chuyến này anh em cũng được 4 tấn thanh long, 50 thùng mắm ruốc và một ít hàng lặt vặt”. Nói đoạn, cả hai nhà xe nhìn nhau cười rồi bắt đầu dùng cơm.
Chúng tôi đang ngẩn ngơ với những con số, anh Hải thúc tay tôi: “Thằng em ăn đi rồi lát phụ anh trả hàng kiếm ít đồng vui xuân nhé”.
Nghị định 34/2010 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy đinh: phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định; không bảo đảm các điều kiện về kinh doanh vận tải theo hình thức kinh doanh đã đăng ký. Điểm e, khoản 2, điều 19, mục 3 của nghị định này cũng quy định xử phạt 300 – 500 nghìn đồng với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe; tự ý lắp thêm ghế trên xe vận chuyển khách. Ngoài ra, theo khoản 4, điều 26, mục 5 cũng quy định xử phạt 300-500 nghìn đồng đối với hành vi sắp xếp chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn, chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe hoặc quá kích thước bao ngoài của xe; để hàng hóa trong khoang chở hành khách thì bị phạt từ 300-500 nghìn đồng. Tất cả các hành vi trên đều bị tạm giữ giấy phép lái xe và một số chế tài kèm theo.
ĐÌNH NGUYỄN – ĐẶNG SINH
Theo Infonet
Xe buýt Đà Nẵng - Tam Kỳ: Hành khách bị hành
Xe buýt chạy tuyến Đà Nẵng - Tam Kỳ (Quảng Nam) thường xuyên chở quá số người quy định, đón trả khách không đúng trạm, thu tiền không đúng như bảng giá niêm yết... Đó là phản ảnh của nhiều bạn đọc đến báo Tuổi Trẻ thời gian gần đây.
Một cảnh chen lấn trên tuyến xe buýt Đà Nẵng - Tam Kỳ với số người đi trên xe lên đến 90 người trong khi xe chỉ có 30 chỗ ngồi (ảnh chụp ngày 11-11) - Ảnh: Nhân Tâm
Ông Ngô Thanh Thiện - trưởng phòng quản lý vận tải và phương tiện Sở GTVT TP Đà Nẵng - cho biết đã nhận được nhiều đơn thư, điện thoại phản ảnh của người dân đi tuyến xe buýt này.
Nhồi nhét, chạy bạt mạng
Hiện có bốn đơn vị đăng ký khai thác tuyến xe buýt Đà Nẵng - Tam Kỳ với gần 100 đầu xe loại 30 chỗ, bình quân mỗi ngày có tổng cộng 180 chuyến xe từ Đà Nẵng - Tam Kỳ và ngược lại.
Xe buýt 92K... chạy tuyến Đà Nẵng - Tam Kỳ xuất phát tại vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương (Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng) vào sáng 11-11 khi trên xe chỉ có khoảng mười hành khách. Tuy nhiên, khi vừa ra khỏi TP chừng 3km đến khu vực chợ Miếu Bông (huyện Hòa Vang) thì trên xe đã xấp xỉ 90 người.
Mặc dù xe đã hết chỗ nhưng hai cánh cửa xe vẫn mở liên tục suốt chuyến đi gần hai giờ và phụ xế cứ í ới gọi khách suốt chặng. Đã có quy định đón trả khách đúng địa điểm ghi trên hành trình mà xe buýt chạy, tuy nhiên khi xe vừa ra khỏi thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) thấy có người đứng vẫy xe, lập tức tài xế đạp phanh cho dừng xe ngay giữa đường để hành khách lên xe. Tuyến đường có nhiều đoạn rất xấu, thế nhưng tài xế vẫn chạy nhanh và khi cần đón hoặc trả khách thì phanh gấp khiến nhiều phụ nữ ngã nhào, túm tụm lẫn nhau. Suốt chặng đường nhân viên soát vé hầu như không xé vé cho khách, mà chỉ hỏi đi chặng nào và từ đó thu tiền theo cách tính của nhà xe.
Chiều cùng ngày, xe biển số 43K... từ Tam Kỳ về Đà Nẵng cũng nhồi nhét khoảng 90 người. Theo lời của tài xế thì: "Có những lúc xe chở đến cả 100 người nữa kia, chứ chừng này chưa là gì cả". Khi xe chuẩn bị vào khu nội thị TP Đà Nẵng thì trên xe chỉ còn sáu người và cô soát vé hỏi các hành khách về đâu để xe trả khách. Ba người đề nghị nhà xe trả khách tại điểm cuối của tuyến xe là đường Nguyễn Tất Thành (quận Hải Châu). Tuy nhiên, khi đến trạm xe buýt vòng xoay Nguyễn Tri Phương và Điện Biên Phủ thì nhân viên soát vé yêu cầu mọi người xuống xe và nói: "Mọi người chịu khó đi xe ôm hoặc đi bộ về nhà, xe không đi các tuyến đó".
Chấn chỉnh nhà xe
Ông Ngô Thanh Thiện cho biết thời gian qua đơn vị nhận được rất nhiều đơn thư, điện thoại phản ảnh của người dân về những vi phạm ở tuyến xe buýt Đà Nẵng - Tam Kỳ. Trong đó, vi phạm nhiều nhất là xe bắt khách không đúng trạm, nhân viên thu tiền không xuất vé cho khách, nhiều xe vẫn chưa niêm yết giá... Trước những bức xúc của người dân, ngày 14-11 Sở GTVT TP Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu chấn chỉnh hoạt động của các tuyến xe buýt nội thành và liền kề.
Theo đó, sở yêu cầu giám đốc các đơn vị vận tải xe buýt phải chấn chỉnh các lái xe về việc chạy xe buýt không đúng biểu đồ, lộ trình, bỏ trạm dừng đỗ lâu tại một điểm, chạy xe quá tốc độ. Nhân viên phục vụ không được thu gia cươc cao hơn gia quy đinh, thu tiên phai xuât ve cho khach, đồng thời phải có thái độ phục vụ hành khách lịch sự, tận tình, chu đáo. Đối với tuyến xe buýt Đà Nẵng - Tam Kỳ, Phòng quản lý vận tải và phương tiện đã đề xuất các đơn vị quản lý hai đầu tuyến tại hai địa phương kiên quyết từ chối lên phiên đối với những phương tiện không đủ tiêu chuẩn, đình phiên những trường hợp vi phạm. Ngoài ra, lực lượng thanh tra giao thông cũng phải thường xuyên tăng cường tuần tra xử lý nghiêm những lái xe, phụ xe vi phạm.
Cũng theo ông Thiện, từ đầu năm 2011 hai sở GTVT Đà Nẵng và Quảng Nam đã thống nhất việc quản lý tuyến xe buýt liên tỉnh bằng một quy chế rất cụ thể. Theo đó, mức phạt dành cho đội ngũ tài xế và nhân viên không thực hiện đúng quy định là đình chỉ mười ngày làm việc (lần 1), đình chỉ một tháng làm việc (lần 2), trục xuất khỏi tuyến (lần 3). Còn đối với các đơn vị khai thác là đình chỉ hoạt động khai thác tuyến (vi phạm lần 3) và cảnh cáo, nhắc nhở cho hai lần đầu. Tuy nhiên hằng năm đơn vị này chỉ xử phạt khoảng 30 vụ vi phạm khác nhau vì "việc thanh tra các đội xe để xử lý rất khó" - ông Thiện nói.
Theo Tuổi Trẻ
Những trò ma mãnh lách luật của quán "nhậu mát" Hiện nay, các nhà hàng quán nhậu theo kiểu "nửa nạc, nửa mỡ" đang phát triển rầm rộ tại TP.HCM. Sở dĩ loại hình kinh doanh này vẫn tồn tại nhan nhản là do khó tìm ra được sai phạm rõ ràng để xử lý. Thậm chí các chủ nhà hàng, quán nhậu còn bảo nhau "thuộc lòng" cả những quy định của...