Khiếp đảm “rừng ma”

Theo dõi VGT trên

Đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đến nay vẫn còn tin vào chuyện “ma rừng” nên phải đốt bản, dời làng liên miên. Đối với người dân nơi đây, nói đến “ rừng ma”, ai cũng bạt vía kinh hồn.

Cho đến nay, người dân tộc Xê Đăng, Ca Dong ở huyện miền núi Nam Trà My vẫn quan niệm rằng sự c.hết chóc là điềm xấu cho cả làng. Nếu trong làng có người c.hết do tai nạn thì đó được gọi là cái c.hết xấu, già làng sẽ ra lệnh cho cả làng rời bỏ vườn tược, di dời đến nơi ở mới để tránh bị “con ma xấu” làm hại, việc chôn cất t.ử t.hi cũng được thực hiện rất sơ sài. Người c.hết được chôn tập trung trong một khu rừng, được dân làng gọi là “rừng ma”. Đối với người dân nơi đây, nói đến “rừng ma”, ai cũng bạt vía kinh hồn.

Ám ảnh cả đời

Con đường duy nhất uốn lượn theo hình vòng cung cao hun hút dẫn vào xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, hết sức hiểm trở. Sáng sớm, những mái nhà nằm cheo leo trên đỉnh núi đọng lại từng đám sương trắng xóa. Tiếng chim kêu, tiếng nước chảy róc rách xua tan không gian yên tĩnh của rừng núi hoang vu. Dù đã vào giờ hành chính nhưng trụ sở xã Trà Cang vắng ngắt. Một cán bộ lý giải: Ở xã miền núi xa xôi này thường phải đến 9 giờ sáng mới có người dân đến làm việc, vì thế chuyện cơ quan công quyền vắng người là bình thường.

Khiếp đảm rừng ma - Hình 1

Một khu “rừng ma” ở thôn 1, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Hỏi về chuyện “rừng ma”, anh Hồ Văn Thơm – cán bộ văn phòng xã Trà Cang, là người dân tộc Xê Đăng – giải thích: Đó là một khu rừng cấm, rừng thiêng của bản làng. Nơi đó dành riêng để chôn người c.hết, mỗi làng đều có 1 khu rừng như vậy. Anh Thơm cho biết khác với đồng bào thiểu số sống trên dãy Trường Sơn có tục lệ chôn cất, thờ phụng, xây nhà mồ cho người c.hết, người Ca Dong và Xê Đăng ở huyện Nam Trà My thường rất hãi hùng khi phải khiêng người c.hết đi chôn cất. Nếu trong làng có người qua đời, già làng sẽ làm lễ cúng để “hồn ma” không về quấy rầy người sống.

Điều độc đáo trong nghi thức tang ma của người dân nơi đây la tuc cong xác ngươi chêt đi chôn. Nếu người c.hết là cha mẹ thì con trai trưởng phải đích thân cõng đi. Theo họ, cong xác cha mẹ đi chôn chinh la hành động bao hiêu cua con cai va linh hôn cha mẹ cung nhanh đươc siêu thoat hơn. Ngươc lai, nêu ngươi con chêt trươc thi ngươi cha phai lam nhiêm vu cong con. Trương hơp ngươi cha chêt trươc ma ngươi con con qua nho không thê cong cha đươc thi viêc đo đươc môt ngươi thân trong ho hang giup đơ. Khi đi chôn, tất cả người dân trong làng đều phải cùng theo vào “rừng ma”.

Sau khi cõng x.ác n.gười c.hết vào tới “rừng ma”, mọi người sẽ tập trung hạ 1 cây gỗ lớn, khoét lỗ để bỏ t.hi t.hể vào rồi đào hố lấp lại. Công đoạn này được làm rất nhanh và sơ sài vì ai cũng rất sợ hãi khi phải đặt chân vào “rừng ma”. Chính vì chôn cất sơ sài nên có nhiều t.hi t.hể bị thú rừng đào bới phá hủy hoặc mưa lũ bào xói làm lộ thiên. Sau khi táng xong, những người tham gia chôn cất sẽ chạy về thật nhanh, sau đó ra suối tắm rửa để khỏi bị ám, đồng thời để “rửa sạch cái xấu xa”.

Ở nhiều nơi còn có tình trạng sau khi chôn cất người c.hết xong, mọi người sẽ ở lại ngoài rẫy 3 ngày để tránh “hồn ma” chạy theo về làng. Ngoài ra, nếu trong làng có người c.hết do bị tai nạn, bị nước cuốn trôi, bị rắn cắn… thì sau khi chôn cất t.hi t.hể, già làng sẽ cúng heo, gà rồi ra lệnh dời làng đi nơi khác cách đó vài cánh rừng để tránh bị “con ma xấu” làm hại. “Đối với người dân nơi đây, khi nhắc đến “rừng ma” họ đều cảm thấy rất lo sợ. Không có ai dám đặt chân đến đó vì sợ “ma” cũng như sợ bị làng phạt nặng” – anh Thơm nói.

Khổ vì tin lời đồn đại, huyễn hoặc

Chúng tôi được anh Hồ Văn Thung, công an viên xã Trà Cang, dẫn băng qua những con dốc dựng đứng vào các thôn, bản sâu hun hút trong núi rừng. Giữa cánh rừng bạt ngàn, vài chục nóc nhà lác đác mọc chụm vào nhau vắng tanh, không một bóng người; lâu lâu chúng tôi bỗng giật mình bởi tiếng đạp chạy của những chú heo được thả nuôi gần làng. Khung cảnh vắng vẻ tạo nên cảm giác buồn tê tái in hằn vào tâm trí những lữ khách.

Chỉ vào một khu “rừng ma”, anh Thung cho biết: “Khu “rừng ma” rất dễ nhận biết, cứ nhìn vào khu nào có nhiều hòn đá nằm lởm chởm, nhiều hang đá, nhiều thân cổ thụ cao to, dây leo chằng chịt, cây bụi mọc um tùm, hoang hoải thì đó chính là “rừng ma” của cư dân địa phương”.

Video đang HOT

Già làng Hồ Văn Dài (ngụ nóc Ngọc Nậm, thôn 1, xã Trà Cang) nói rằng ông không biết phong tục chôn người tập trung tại một khu rừng có từ bao giờ. Già Dài từ khi là một đ.ứa t.rẻ đã được khuyên đừng đặt chân tới “rừng ma” vì điều đó sẽ mang lại hậu quả cho bản thân và bản làng. Những câu chuyện ly kỳ về “rừng ma” được kể trong những buổi họp làng rồi cứ thế, thế hệ này qua thế hệ khác, mỗi đ.ứa t.rẻ ra đời và lớn lên cũng đều được nghe và ăn sâu vào tiềm thức.

Khiếp đảm rừng ma - Hình 2

Già làng Hồ Văn Dài kể chuyện về những khu “rừng ma”

Chuyện rằng có người thợ săn sau hơn 3 ngày đêm theo dấu chân thú hoang đã bị lạc vào khu “rừng ma” và b.ắn trúng con heo rừng rất to. Khi c.hết, con heo rừng tựa vào gốc cây, đầu gục xuống đất; người thợ săn chạy đến thì phát hiện trên 2 nanh dài của con heo có cắm 2 sọ người còn nguyên hốc mắt và đầy m.áu. Người thợ săn sợ quá vừa chạy về nóc vừa vác con heo săn được báo cho dân làng. Chỉ mấy ngày sau, người thợ săn ấy bỗng hóa điên khùng rồi lăn ra c.hết tại một gốc cây, đầu cắm xuống đất giống tư thế của con heo anh săn được tại “rừng ma” hôm nào.

Chưa hết, người dân trong nóc về sau cũng bị “ma rừng” ám nên lâm bệnh tật, đau ốm…, đành phải dời làng cách mấy quả núi mới làm ăn yên ổn.

Theo lời già làng, có một thanh niên ở ngôi làng nằm dưới chân đỉnh Ngọk Linh bỏ qua lời căn dạy. Một ngày, anh ta đến khu “rừng ma” để chặt đót. Khi gùi bó đót về đến đầu làng, anh thanh niên bỗng hộc m.áu, bò về đến nhà thì tóc rụng từng mảng và 3 ngày sau lăn ra c.hết. Già làng liền ra lệnh đốt làng và dời đi nơi khác cách đó 4 quả núi mới được yên.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Tòng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nam Trà My, cho biết thực tế ở Nam Trà My vẫn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, cần loại bỏ, chẳng hạn như chuyện “ma rừng”. Nhiều năm nay, huyện cũng thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số; cử cán bộ đến tận các thôn, bản để tuyên truyền, vận động người dân. Tuy nhiên, việc vận động bà con bỏ những phong tục lạc hậu còn gặp nhiều hạn chế do địa hình đi lại khó khăn, người dân thiếu hiểu biết và những hủ tục này đã ngấm sâu trong đời sống tinh thần của họ. Hiện nay, huyện Nam Trà My đang mở một số con đường từ trung tâm huyện đến các xã để giảm bớt sự cách trở, tạo điều kiện cho bà con có điều kiện cải thiện đời sống, hỗ trợ hiệu quả công tác tuyên truyền về lối sống văn minh, qua đó từng bước loại bỏ các hủ tục.

Theo Quang Vinh

Việt kiều trong rừng thẳm

Người Cơ Tu sống hai bên dòng sông A Sáp thuộc hai nước Việt-Lào dọc dải biên giới A Lưới (TT-Huế) và Ka Lô (huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào) có chung một già làng. Nhiều người đã được nhập tịch Việt Nam sau 20 năm lang bạt rừng sâu núi thẳm.

Hiện, họ đã từ bỏ cuộc sống du mục và đặt ra quy ước: Ai vào rừng bẫy thú, đốt nương, đ.ánh bắt cá bằng thuốc nổ sẽ bị phạt vạ.

Người Cơ Tu sống ở bản Arooc, Ka Lô (Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào) và những người cùng dân tộc mình đang định cư ở các thôn giáp biên giới A Tin, La Tưng, Chi Hòa (xã A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh TT-Huế) tự giao kèo với nhau như vậy. Và họ đã làm được.

Việt kiều trong rừng thẳm - Hình 1

Gia đình Kê Un sống yên bình trên quê hương.

Những "Việt kiều" che thân bằng lá cây

Kê Un, 35 t.uổi, cùng hai người anh em là Kê Ooc, Kê Ai vừa được nhập quốc tịch Việt Nam hồi đầu năm ngoái. Cách đây gần 20 năm, gia đình Kê Un ở thôn Pa E (xã Nhâm, huyện A Lưới). Cuộc sống khốn khó, cả nhà dắt díu nhau lội sông A Sáp qua đất Lào phát nương, làm rẫy. Họ dựng chòi từ những cây tranh, lồ ô, tre nứa... để rồi qua mùa rẫy lại tiếp tục đi tìm vùng đất mới.

Dùng vỏ cây a mâng làm áo quần, hái lá cây lớn làm chén bát, lấy rễ cây làm thuốc, họ sống qua từng con rẫy cho đến khi anh trai của Kê Un mất vì sốt rét và bố Kê Un nằm lại chốn núi rừng. Những thành viên còn lại trong gia đình thất thểu bỏ rừng trở về quê hương. Những Việt kiều sống trong sự đùm bọc của bà con đồng bào Cơ Tu, Tà Ôi ở thôn A Tin, xã A Đớt. "Dân làng cho mình gạo, muối, khoai sắn. Sau đó cho thêm cây giống để làm rẫy, làm ruộng" - Kê Un nói.

Không riêng Kê Un, hơn 200 Việt kiều ở bản Ka Lô (huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào) đều được người dân Việt Nam cưu mang, giúp đỡ. Gần 30 năm trước, những người Cơ Tu, Tà Ôi ở A Lưới (TT-Huế) và Tây Giang (Quảng Nam) cắt rừng tiến qua đất Lào tìm cuộc sống mới. Họ tụ tập lại, dựng nên bản Ka Lô. "Chỉ biết phát nương làm rẫy, săn thú, bắt cá kiếm ăn" - Ploong Hiar, một trong những người già nhất bản, kể.

Việt kiều trong rừng thẳm - Hình 2

Già làng Đặng Sơn Thi (trái) gửi thóc giống cho già Ploong Hiar mang qua giúp dân Ka Lô

Năm 2007, bản Ka Lô vốn nằm sâu trong cánh rừng của dãy Trường Sơn, được di dời ra gần tuyến đường. Vùng định cư mới "chỉ" còn cách trung tâm huyện Kà Lừm 130km. Từ rừng sâu, người dân Ka Lô bồng bế nhau ra vùng đất mới. Cách khu định cư mới của bản Ka Lô chừng 2 giờ băng rừng, thôn A Tin (xã A Đớt) trở thành nơi nghỉ chân của những Việt kiều mới ra từ rừng thẳm. Đối với những Việt kiều che thân bằng lá cây thì hình ảnh những người dân Việt cùng dòng m.áu Cơ Tu, Tà Ôi mang quần jeans ống loe, đi xe máy như ở một thế giới khác.

Sống hàng chục năm trên đất Lào, ngôn ngữ của họ dần bị mai một. Trong khi t.rẻ e.m Cơ Tu ở A Đớt đã có thể nói lau láu tiếng Kinh. Bằng những nét tương đồng còn sót lại trong ngôn ngữ, văn hóa, họ nhanh chóng thấu hiểu hoàn cảnh, cuộc sống của đôi bên. Dân làng A Tin bàn nhau chia một phần lương thực của mình để nuôi những người đồng bào đã nhiều ngày liền băng rừng chỉ ăn lá cây cầm hơi. Hơn một tháng, những người Cơ Tu đất Việt mở rộng tấm lòng, bao dung đón những đứa con lưu lạc.

Khi bản Ka Lô được xây dựng xong, bà con A Tin gom góp các loại cây giống, con giống cho họ mang theo. Người Cơ Tu ở A Tin còn đi theo họ qua đất Lào để hướng dẫn họ gieo hạt, xây dựng cuộc sống trên vùng đất mới. "Chúng tôi còn bày họ cách nấu mì tôm" - già làng Đặng Sơn Thi (thôn A Tin), nói.

Già làng "lưỡng quốc"

"Bà con bên Lào thấy người Việt dùng chất nổ g.iết hết cá nhỏ cá to. Họ nói nên đặt ra quy ước: dùng chất nổ sẽ bị phạt vạ bò, heo. Dân trong thôn, ai cũng đồng ý. Cá sông Trôn, sông A Sáp lại đầy". Già làng Đặng Sơn Thi

Già làng Đặng Sơn Thi - đã sống gần 70 mùa rẫy - không thể nhớ hết những lần ông qua đất Lào, khi mang mì tôm, thóc lúa, lúc mang mắm muối, đồ khô cho bà con Việt kiều ở Ka Lô. Bây giờ, cuộc sống của người Ka Lô đã ổn định, không còn du canh du cư, tuy nhiên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. T.rẻ e.m không được đến trường, lúc đau ốm bệnh tật không có bác sĩ, phải băng rừng qua biên giới mới có một trạm xá Quân Dân y do đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt dựng lên.

"Thỉnh thoảng, người dân Ka Lô lại qua A Tin xin thóc lúa, cây giống" - già làng Đặng Sơn Thi cho hay - "Họ đến nhà người nào ở A Tin, nhà đó sẽ cho. Nếu nhà đó không có, nhà bên cạnh phải có trách nhiệm giúp đỡ. Người Cơ Tu ở Ka Lô chỉ xin đủ, không lấy thừa, bà con mình ai có lòng thì cho thêm. Nhưng đưa nhiều quá họ cũng không lấy".

Đối với bà con bản Ka Lô bên đất Lào, già Thi và những người dân ở thôn A Tin là chỗ dựa cho họ. Mỗi lời già Thi nói ra đều được người dân hai bên nghe theo răm rắp. Già Thi tham gia cách mạng từ năm 1967, đã có gần 15 năm làm cán bộ xã, Chủ tịch Hội Nông dân xã.

Từ già Thi, những hương ước được cả hai bên đưa ra và thực hiện với sự chứng giám của núi rừng. Không săn bắt thú rừng, không khai thác lâm sản, không chia rẽ Việt - Lào, thậm chí những ứng xử giản đơn như uống rượu không được nói nặng lời, không phá phách cũng được bà con hai bên quy ước với nhau.

Cả làng nghe lời già Thi, bà con Việt kiều ở Ka Lô ai cũng yêu mến gọi già Thi bằng Pả (bố).

Việt kiều trong rừng thẳm - Hình 3

Thanh niên Ka Lô qua biên giới giao lưu với những người bạn Việt

Rừng thẳm tình thâm

Có lần chập choạng tối, hai anh em A De, A Zoan ở bản Ka Lô đi đ.ánh cá ở khe Tam Ra trong rừng sâu. A Zoan bị trượt ngã, gãy chân. A De đang luống cuống thì gặp Đặng Sơn Tinh ở thôn A Tin cũng vừa đi đ.ánh cá về. Người thanh niên thôn A Tin liền sơ cứu, chặt cây làm nẹp rồi khiêng chàng Việt kiều A Zoan về trạm xá bên đất Việt. Nằm nghỉ ngơi mấy ngày liền, lúc ra đi, hai anh em A Zoan, A De chỉ biết ôm chặt lấy những người đồng bào thay cho lời cảm ơn.

Kê Un giờ đã có ba đứa con, đứa lớn 15 t.uổi. Với Kê Un, năm sào ruộng và những rẫy bắp, rẫy chuối cùng gà, heo đầy chuồng là những thứ mà cách đây mấy chục năm, cả gia đình Kê Un rời bỏ quê hương dấn thân vào rừng để tìm kiếm. "Nay Nhà nước cho nhập quốc tịch, được cấp đất xây nhà, con đi học, ốm đau không phải lo, hai vợ chồng bớt cực khổ" - Kê Un nói.

Theo ông Hồ Minh Đường, chủ tịch UBND xã A Đớt: "Ba thôn giáp biên giới Việt - Lào gồm A Tin, La Tưng và Chi Hòa gồm hơn 230 hộ, trong đó có 7 hộ dân được nhập quốc tịch Việt Nam".

Kê Un và hai người anh em Kê Ooc, Kê Ai đều lấy vợ Việt. Ở thôn Chi Hòa và thôn A Ngo cũng đã có những người phụ nữ Lào theo chồng về đất Việt sinh sống. Thỉnh thoảng, thanh niên Ka Lô lại băng rừng qua biên giới gặp gỡ đồng bào đất Việt. Những cuộc tình xuyên biên giới nảy nở. Những đứa con mang hơi thở núi rừng được sinh ra như bằng chứng sắt son về tình dân tộc giữa đại ngàn.

"Để hỗ trợ người dân Ka Lô xây dựng cuộc sống mới, cán bộ chiến sỹ ĐBP cửa khẩu A Đớt đã tham gia xây dựng 42 căn nhà, thực hiện nhiều đợt khám chữa bệnh, cấp phát thuốc, chăn màn..., định kỳ hàng tháng cùng đoàn y tế huyện, Sở NN&PTNT cung cấp giống và hướng dẫn bà con các kỹ thuật canh tác hiện đại..." - thượng tá Trần Danh Tuệ, chính trị viên đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt, cho biết.

Theo Lê Quang Minh (T.iền Phong)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy nhà ở Đà Lạt, 3 cháu bé t.ử v.ong
13:44:05 24/06/2024
Hà Nội: Dùng xe bồn tưới cây giữa trời mưa tầm tã
11:07:27 24/06/2024
Cơ quan chức năng ngăn chặn việc lợi dụng hình ảnh Thích Minh Tuệ
14:51:44 23/06/2024
Vì sao nữ Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch bị cách chức?
19:54:37 23/06/2024
Cháy xưởng giấy tại làng nghề Phong Khê, Bắc Ninh
16:44:53 24/06/2024
Manh mối làm lộ diện đối tượng đ.ập vỡ kính 9 ô tô ở Hà Nội
15:02:24 23/06/2024
Mẫu thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước sẽ được cấp từ ngày 1/7
11:21:45 24/06/2024
Cháy chùa Thuyền Lâm ở Huế, 200m2 chính điện bị thiêu rụi
11:41:16 24/06/2024

Tin đang nóng

Châu Bùi: "Tôi chỉ cần nhìn cái áo của mình bị cởi ra ở trên mạng thôi thì thà c.hết còn hơn"
10:06:49 25/06/2024
Bữa cỗ c.hết nghẹn và tập hồ sơ bị ném lên bàn khiến chồng ngồi thụp xuống thở dài thốt lên 3 từ "Xin lỗi em"
08:42:28 25/06/2024
Vợ chồng Trường Giang để lộ chuyện 1 sao nữ Vbiz đang bí mật mang thai con đầu lòng?
08:05:47 25/06/2024
Lộ diện căn nhà thuê của Xoài Non sau khi rời khỏi chồng cũ giàu có
07:17:02 25/06/2024
Nguyên mẫu đời thật của Lưu Diệc Phi trong Câu Chuyện Hoa Hồng: Tiểu tam cướp bồ bạn thân, yêu đương mù quáng hơn cả trên phim
09:10:36 25/06/2024
Vội vã về nhà mừng sinh nhật mẹ chồng, tôi thấy "con dâu hụt" của bà đang mặc váy ngủ nằm lăn lê bò toài trên giường của mình
08:29:14 25/06/2024
DJ Tít khoe dáng n.óng b.ỏng sau khi sinh con thứ 3
10:53:21 25/06/2024
Năm đó chuẩn bị vào Đại học, cha dượng xé giấy nhập học của tôi 7 năm sau ngẫm lại, tôi biết ơn ông rất nhiều!
11:19:55 25/06/2024

Tin mới nhất

Bỏ đề xuất cấm tuyệt đối vượt đèn vàng, tài xế thoát cảnh 'tiến, lùi đều sai'

13:58:31 25/06/2024
Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất, ban soạn thảo đã bỏ quy định cấm vượt đèn vàng dù đang đi trên vạch dừng hoặc qua vạch dừng.

Tai nạn lao động 10 người thương vong ở Hà Nội: Làm gì để tránh sự cố bất ngờ?

13:48:15 25/06/2024
Công an xác định nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn lao động khiến 10 người thương vong ở Hà Nội do đứt dây cáp máy vận thăng nâng hàng.

Đôi nam nữ thương vong trong phòng trọ ở Bắc Giang nghi do mâu thuẫn tình ái

13:48:10 25/06/2024
Công an thị xã Việt Yên đang phối hợp cùng lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang điều tra nguyên nhân đôi nam nữ thương vong tại phòng trọ ở thị trấn Nếnh.

Ớn lạnh cảnh xe đầu kéo rải cuộn thép xuống đường khi đang chạy

13:44:23 25/06/2024
Xe đầu kéo đang chạy không buộc hàng kỹ làm cuộn thép rải xuống đường gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông phía sau.

10 bị cáo hầu tòa phúc thẩm vụ sai phạm tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

13:24:40 25/06/2024
Ngày 25/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ sai phạm xảy ra tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 2.

Từ tép "hàng" giấu trong túi quần, khám phá đường dây mua bán ma tuý

20:21:56 24/06/2024
Lực lượng chức năng Công an tỉnh Điện Biên vừa bắt 2 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất m.a t.úy cùng nhiều tang vật liên quan.

Liên tiếp xuất hiện 'hố tử thần' ở thành phố Cẩm Phả

17:12:28 24/06/2024
Địa phương đã nhanh chóng xử lý các hố sụt và lập hồ sơ, ra thông báo đến các hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng di dời đến nơi khác để đảm bảo an toàn.

Xác định nguyên nhân ban đầu vụ cháy khiến 3 trẻ nhỏ t.ử v.ong tại Đà Lạt

17:10:03 24/06/2024
Đến khoảng 8 giờ 50 phút, người dân xung quanh phát hiện vụ hỏa hoạn tại căn nhà nên hô hoán mọi người đến ứng cứu nhưng do lửa cháy lớn nên không dập được.

Thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

16:55:40 24/06/2024
Hội thi nhằm tuyên truyền, nhân rộng mô hình Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy , điểm chữa cháy công cộng, thúc đẩy phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trên địa bàn.

Hà Nội: Khẩn trương tiêu thoát nước các điểm ngập, úng sau trận mưa lớn

16:52:04 24/06/2024
Đặc biệt, theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm 8 giờ 15 phút, do vẫn có mưa lớn kéo dài, đã xuất hiện một số điểm ngập úng sâu trên các phố Tân Xuân, Đội Cấn... gây khó khăn cho các phương tiện di chuyển qua khu vực này.

Sạt lở đất dự án cao tốc Bắc - Nam khiến 2 người thương vong

16:49:17 24/06/2024
Lãnh đạo xã Xuân Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh cho biết: 2 công nhân thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn xã bị đất đá sạt lở vùi lấp, 1 người đã t.ử v.ong.

Hà Nội: Đứt cáp vận thang, 10 người thương vong

16:00:20 24/06/2024
Cùng ngày, trao đổi với PV Báo CAND, ông Đỗ Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Đông Yên thông tin, vụ việc xảy ra vào khoảng 19h10 ngày 18/6 tại địa bàn xã Đông Yên (huyện Quốc Oai, Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Lãng mạn hồ Khe Táu ở Quảng Ninh

Du lịch

13:59:58 25/06/2024
Hồ Khe Táu nằm ở xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, là nguồn cung cấp nước ngọt tưới tiêu cho hàng trăm ha ruộng của xã Đông Ngũ và Đông Hải.

'Những nẻo đường gần xa' tập 22: Dũng để lộ tình cảm dành cho Đông

Phim việt

13:57:56 25/06/2024
Trong Những nẻo đường gần xa tập 22, Dũng sốt ruột muốn tìm Đông khiến Bảo và Hùng nhận ra tình cảm của anh dành cho cô.

Công an điều tra vụ người mẫu Châu Bùi bị quay lén khi đang thay đồ

Pháp luật

13:54:38 25/06/2024
Người mẫu Châu Bùi phát hiện bị camera giấu kín quay lén khi thay đồ trong nhà vệ sinh của 1 studio nổi tiếng; hiện công an đã tiếp nhận trình báo để điều tra.

Studio nơi Châu Bùi bị quay lén trong nhà vệ sinh nói gì?

Sao việt

13:37:06 25/06/2024
Vụ việc Châu Bùi phát hiện bị quay lén khi thay đồ trong nhà vệ sinh của một studio đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Doãn Hải My tiết lộ bụng rạn trắng sau sinh, giảm liền 9kg vì lý do này

Làm đẹp

13:35:25 25/06/2024
Doãn Hải My chia sẻ quan điểm tích cực về tình trạng rạn da sau sinh: Xác định là một khi đã bị rạn thì nó sẽ đi theo mình suốt cuộc đời, mình đón nhận điều này một cách tích cực.

Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe

Sức khỏe

13:07:27 25/06/2024
Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ phòng, sau 3 tháng là có thể sử dụng. Lúc này đường phèn đã tan hết, nước quất tiết ra sánh lại có màu vàng.

Dàn 2 ngày 1 đêm bị tấn công vì khán giả quá khích, đạo diễn lên tiếng: "Bà con đừng theo đoàn nữa..."

Tv show

12:50:29 25/06/2024
Ngoài việc được ủng hộ, tiếp thêm động lực thì dàn sao và cả ekip 2 ngày 1 đêm cũng phải đối mặt với những kiếp nạn vì nhiều người hiếu kỳ kéo đến, làm ảnh hưởng đến quá trình ghi hình.

Từ nay hãy gọi Kim Ji Won là ca sĩ, MXH náo loạn với màn rap vừa cháy vừa xinh lại vừa ngầu!

Sao châu á

12:44:20 25/06/2024
Kim Ji Won từng được đào tạo làm idol trước khi trở thành diễn viên. Chính vì vậy nữ hoàng nước mắt có kỹ năng trình diễn không vừa.

Phim cổ trang chưa chiếu đã bị chê tan nát: Cặp chính kém sắc như nhau, nhìn sang nam phụ càng tụt mood

Phim châu á

12:30:33 25/06/2024
Bộ phim cổ trang được đ.ánh giá có nội dung hấp dẫn nhưng trailer khiến khán giả thất vọng vì dàn diễn viên kém đẹp, không có chemistry.

Cuộc chiến toàn diện không thể tránh khỏi giữa Israel và Hezbollah?

Thế giới

12:26:46 25/06/2024
Bất chấp những nỗ lực tích cực và những cảnh báo cứng rắn, nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông vẫn đang tăng lên từng giờ.

GEL-KAYANO31 giúp dân chạy bộ trải nghiệm tính ổn định và sự thoải mái vượt bậc

Thời trang

11:56:26 25/06/2024
Theo Triết lý thiết kế của ASICS, từng sản phẩm sẽ không ngừng cải tiến để mang lại cảm giác tốt nhất cho cả cơ thể lẫn tâm trí của người sử dụng.