Khiếp đảm hủ tục… thiêu đồng nhi

Theo dõi VGT trên

Câu chuyện dâng cúng nô lệ cho nữ thần quyền năng trên “đỉnh đồi vàng” (Tháp bà Pônagar) của các vua chúa Chàm ngày trước ở xứ Kauthara (nay là Khánh Hòa) đã dẫn dắt chúng tôi lạc chân vào những tục cúng lạ của các chủ lưới đăng ngày trước.

Trong những nghi lễ tín ngưỡng lạ kỳ đến không tưởng ấy, nổi bật hủ tục người tế người. Với hủ tục này, nô lệ đem tế thần sẽ bị chủ đầm giết chết và hỏa thiêu để làm vui lòng những hung thần biển cả!

Như đã đề cập ở số báo trước, khi nhận được tin mật từ ông T. Kính – một đầu nậu cổ vật có máu mặt ở khu phố cổ Lê Công Kiều (quận 1, TP HCM), chúng tôi đã dày công giải mã. Để rồi phát hiện ra rằng những dòng ký tự cổ được khắc ghi trên các bia ký bằng đá trên “ngọn đồi vàng” ghi chép rất rõ những lần dâng cúng nô lệ của các vua chúa Chàm.

Theo đó, nô lệ được dâng cúng là trẻ em, phụ nữ và cả đàn ông. Khi được (hoặc bị – PV) dâng cho thần, họ phải hầu hạ cả đời cho các vị thần quyền năng, tuyệt nhiên không thấy các bia ký nhắc đến chuyện họ bị hỏa thiêu hay chôn sống!

Trong quá trình gần một tháng trời rong ruổi khắp xứ Kathura ngày nào để tìm hiểu thân phận của những nô lệ được dâng cúng cho các vị thần quyền năng trên đỉnh đồi vàng, người viết vỡ lở sự thật phũ phàng rằng, không phải vô duyên vô cớ mà trong dân gian râm ran chuyện đã có nhiều nô lệ bị giết chết một cách tàn nhẫn như hỏa thiêu, chặt đầu để làm vui lòng các vị thần quyền năng. Có điều, những chuyện nô lệ bị đem tế thần một cách tàn nhẫn ấy không phải diễn ra trên đỉnh đồi Cù Lao nơi có cụm tháp cổ Pônagar hơn 1.000 năm tuổi mà tại những ngôi làng cổ ven biển, nơi từng phát triển nghề lưới đăng. Chính các chủ đầm đăng này với niềm tin ngu muội cúng người để để quỷ thần vui lòng ban ơn chiếu lộc cho bội thu vụ mùa, đã lén lút làm điều bất nhân vô đạo, mua nô lệ về giết hại.

Trong “Tín ngưỡng dân gian Khánh Hòa”, tác giả Lê Quang Nghiêm có nhắc đến quái tục, chủ lưới đăng thiêu một mạng người cúng dâng các hung thần biển cả. Theo đó, bên cạnh việc tôn thờ thần linh biển cả như ngư dân các vùng khác, ngư phủ lưới đăng còn có những tục lệ thờ cúng riêng biệt, nổi bật là tục lệ cúng hình nhân kích cỡ bằng người thật rồi thả trôi trên biển, tục thờ cúng bà Dương Thị Đĩ Nương Nương và kinh khủng nhất là tục thiêu một mạng người vô cùng tàn nhẫn!

Khiếp đảm hủ tục... thiêu đồng nhi - Hình 1

Khu dân cư Vũng Ngán và một góc Sở đầm ngày nào

Tục cúng hình nhân rồi cột đá thả trôi xuống biển xảy ra ở Sở đầm Hòn Xưởng, trước thuộc quận Vĩnh Xương, nay thuộc phường Phương Sài, Nha Trang. Theo các bậc cao niên, Sở đầm Hòn Xưởng có tục cúng và lệ thờ 32 ngư phủ tiền bối. Chuyện kể rằng vào năm 1857, 32 ngư phủ này di chuyển từ phường Mới, Tam Quan, Bình Định vào Khánh Hòa khai thác lưới đăng ở Hòn Xưởng nhưng cả thảy bị chết thảm vào giữa đêm 24 tháng Giêng âm lịch ngay tại sở đầm này.

Cũng theo các bậc cao niên, Sở đầm Hòn Xưởng còn ghi nhận cái chết của một thợ lặn tên Nguyễn Sởi. Để thờ cúng những ngư phủ bạc mệnh này, mỗi năm đến ngày giỗ, những người tìm sinh kế từ nghề lưới đăng nói riêng, nghề biển nói chung làm 2 hình nhân bằng cốt tre bồi giấy, cúng xong cột đá vào 2 hình nhân này rồi thả xuống biển, theo lệ cúng âm binh “nhứt nhân thế nhị nhân” (1 người thế 2 người).

Video đang HOT

Cần nói rõ rằng, thời bấy giờ ông Nguyễn Sởi là thợ lặn kỳ tài, từng giúp ngư dân ở Sở đầm Vũng Ngán cũng thuộc phạm vi quận Vĩnh Xương hóa giải những gian khó khi hành nghề nên khi ông chết đi, nhớ ơn ngày trước nên ngư dân ở Sở đầm Vũng Ngán cũng giữ lệ cúng thế như Sở đầm Hòn Xưởng.

Chẳng như hai sở đầm Vũng Ngán và Hòn Xưởng chỉ cúng thế hình nhân bằng cốt tre bồi giấy, tại một số sở đầm khác trong địa phận tỉnh Khánh Hòa như Sở đầm Hòn Đỏ, Sở đầm Hòn Một, dân hành nghề lưới đăng chẳng ngại thiêu người: “Đầm Hòn Một thuộc quận Vĩnh Xương, có tục thiêu người cúng các bác (cô hồn) từ khi đầm được khai thác cách đây gần 200 năm. Các ngư phủ lão thành ở thôn Bích Đầm xác nhận có việc này nhưng không biết rõ chi tiết vì sợ chính quyền phát hiện, chủ sở đầm lén lút thiêu người lúc giữa khuya, cúng xong thả xác xuống biển” – trích “Tín ngưỡng dân gian tỉnh Khánh Hòa”.

Việc thiêu một mạng người cúng thần linh tại Sở đầm Hòn Đỏ được ghi chép như sau: “Ngày xưa đảo Hòn Đỏ nổi tiếng nhiều ma quái và rất linh thiêng vì có rất nhiều người Chiêm Thành, Việt Nam, Trung Hoa bất đắc kỳ tử trên đảo hoặc trôi tấp vào vì bão tố, tai nạn, chinh chiến, giặc cướp… Từ khi mới khai thác lưới đăng, đầm Hòn Đỏ có tục mỗi năm thiêu một trẻ nhỏ (người Thượng) 5 hoặc 7 tuổi, cúng dâng hung thần là ông Nguyễn Văn Thới mà ngư dân lớp sau này không biết rõ lai lịch xuất xứ. Việc làm vô nhân đạo này kéo dài có lẽ 100 năm và chấm dứt cách nay trên 100 năm, rồi được thay thế bằng việc cúng heo”.

Sở đầm Hòn Nhàn thuộc quận Cam Lâm ngày trước cũng được ghi nhận có tục thiêu người cúng Nhang Dàng (ma quỷ). Theo đó, vì đảo Hòn Nhàn ngày trước có nhiều ma quỷ quấy quá dữ dội, đòi thiêu người cúng dâng mới cho bình yên nên chủ đầm đành phải làm theo. Thế nên vào giữa mùa cá – khoảng từ tháng 3 âm lịch hằng năm, chủ đầm kính cẩn rước thầy làm lễ cúng Nhang Dàng với lễ vật chính là một trẻ em người Thượng bị thiêu tại gành, gần chỗ đóng lưới và miếu thờ Hội đồng: “Cúng xong họ thả hết lễ vật xuống biển. Việc thiêu người chấm dứt cách nay trên 100 năm, Sở đầm Hòn Nhàn vẫn giữ lệ cũ cúng Nhang Dàng bằng heo”…

Để được rõ hơn về nghề lưới đăng gắn với hủ tục man rợ thiêu người, chúng tôi đón tàu đi đến đảo Đầm Bấy, điểm đảo cuối cùng xa xôi cách trở nhất TP Nha Trang tìm gặp ông Phạm Văn Tờ, 78 tuổi, vốn rất rành rẽ chuyện xưa tích cũ, nhất là chuyện thiêu người. Để đến được Đầm Bấy, chúng tôi phải đi qua các sở đầm Vũng Ngán, Bích Đầm. Cần nói rõ là khi đi qua 2 sở đầm này, tìm gặp một số cư dân bản địa ở vùng, khi hỏi thăm về chuyện chủ sở đầm ngày nào thiêu người, những gì chúng tôi ghi nhận chỉ là con số không to tướng.

Như Vũng Ngán và Bích Đầm, đảo Đầm Bấy nay thuộc địa phận phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang. Về mặt hành chính, nơi này là tổ dân cư hẳn hoi nhưng buồn làm sao, vừa gặp mặt, ông Phạm Văn Tờ đã buông lời thở than rằng, ông sống ở vùng này đến nay đã gần 80 năm, trong khi 2 tổ dân cư Bích Đầm và Vũng Ngán điện nước đâu đã vào đó thì cư dân Đầm Bấy vẫn sống trong cảnh tù mù “điện không nước không”, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn đến độ nhiều người phải rời bỏ quê hương bản quán đi mưu sinh xa xứ.

Sau lời tâm sự nghe đắng lòng về cuộc sống nhiều dấu lặng nơi đảo xa, khi được hỏi chuyện về nghề lưới đăng gắn với tục thiêu người, ông Tờ khẳng định chuyện hỏa thiêu như thế là có thật. Tuy ông không từng chứng kiến việc làm tàn bạo ấy nhưng cụ thân sinh ông từng thấy và chỉ cho ông nơi mà các chủ đầm từng hành hình những nô lệ xấu số bị bán mua để tế thần.

Nghề lưới đăng theo giải thích của ông Tờ từng là hải nghệ cực thịnh ở Khánh Hòa. Các mũi đảo, bãi triều, những đầm vịnh, đảo lớn đảo nhỏ tầng tầng lớp lớp với các dòng hải lưu nóng lạnh, nguồn thực vật phù du phong phú đã là nguồn thức ăn dồi dào, quyến rũ nhiều đàn cá từ ngoài khơi tiến sát bờ, thích hợp cho nghề đầm đăng phát triển. Cũng theo ông Tờ, đầm đăng là nghề đánh bắt ít nhọc công nhưng năng suất cao ngất ngưởng vì không cần phải di chuyển giàn lưới mà chỉ cần cắm lưới ở những điểm cố định đón sẵn các đàn cá tươi ngon như cá thu, cá ngừ, cá bò, cá gòn, cá cờ… vào “nạp mạng”.

- Đầm Bấy ngày trước có nghề lưới đăng không, thưa bác?

- Chỉ có ở Bích Đầm thôi. Làng nằm tựa lưng dưới núi hồng thuộc đảo Hòn Tre. Nghe các cụ kể ngày trước cá về Bích Đầm nhiều vô kể, nhờ nước trong xanh như màu ngọc bích nên khi vào mùa cá, đứng trên núi nhìn xuống thấy rõ các luồng cá đi. Tiền hiền ở làng là cụ Trương Văn Cõi cùng vợ là Phạm Thị Vơi, đến đây từ khoảng đầu đời Gia Long, sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác đầm đăng.

Mùa đầm đăng bắt đầu từ tháng Giêng kéo dài đến tháng 5 âm lịch là mãn mùa. Theo cụ Tờ, thời điểm mà chủ đầm đăng thiêu người dâng cúng quỷ thần diễn ra vào đầu mùa. Tiếc rằng hôm chúng tôi đến Bích Đầm, do mưa to gió lớn nên cụ Tờ chẳng thể đưa chúng tôi đến gành đảo, nơi mà hơn 100 năm trước từng diễn ra các màn giết tế bạo tàn của chủ đầm đăng, để chúng tôi có thể thắp nén hương cho những vong linh bạc mệnh vì vụ mùa của các chủ đầm mà phải chết trong đau đớn, tức tưởi!

Khiếp đảm hủ tục... thiêu đồng nhi - Hình 2

Thạch tượng (voi đá) tương truyền là “lễ vật” tế thần hơn 1.000 năm trước ở Tháp Bà Pônagar

Hỏi có nắm được số lượng bao nhiêu nô lệ bị giết chết hay thiêu sống để tế thần, cụ Tờ lắc đầu bởi chuyện xảy ra quá lâu, cụ chỉ biết qua lời kể của cụ thân sinh nên chẳng thể nào rõ được. Chỉ biết rằng cứ mỗi đầu mùa lưới đăng, chủ đầm lại thiêu một trẻ nhỏ cúng thần. Sau này, chúng tôi gặp được ông Mai Vọng, bậc cao niên ở sở đầm Bến Cá (phường Phương Sài, TP Nha Trang), người cũng rất quan tâm đến hủ tục thiêu người ngày nào.

Nói về số lượng nô lệ bị thiêu ở các sở đầm, trong đó có Sở đầm Bích Đầm, cụ Vọng, phân tích: “Sở đầm Bích Đầm được thành lập từ đầu đời Gia Long, tính đến nay đã hơn 210 năm. Trong khi đó, hủ tục thiêu người nghe đâu đã không còn tồn tại được khoảng 100 năm, có thể phỏng đoán số nô lệ bị sát hại bằng việc lấy con số 210 trừ con số 100, sẽ ra số lượng đồng nhi ước chừng bị thiêu chết”.

Nhưng tại sao lại là đồng nhi mà không phải là trinh nữ hay đàn ông, đàn bà nào khác? Đến bây giờ, khi khép lại bài viết này, chúng tôi vẫn chưa thể giải mã ẩn số ấy. Chỉ biết rằng cái hủ tục bạo tàn kia như đã nói do quá dã man nên đã bị nhà cầm quyền nghiêm cấm và khép lại hơn 100 năm qua. Dẫu là chuyện của một thời quá vãng nhưng từ khi đi sâu tìm hiểu về hủ tục này, thi thoảng hình ảnh về những đứa trẻ người Thượng (ở Tây Nguyên) bị người ta lạnh lùng mua bán, bị các chủ đầm đăng đóng vào cũi bí mật chở ra đảo xa hỏa thiêu trong hoảng sợ, đau đớn tột cùng, ẩn hiện sâu trong tâm khảm khiến chúng tôi chạnh lòng.

Cùng là con người nhưng có những thân phận như những đứa trẻ bị hỏa thiêu cúng thần như chúng tôi đề cập ở bài viết này khi chết chẳng được mồ yên mả đẹp, chẳng được ai đoái hoài nhớ thương, cúng kính. Bài viết này xem như nén tâm hương an ủi vong linh những thân phận xấu số, đồng thời xem như lời tạ lỗi của các chủ đầm đăng một thuở vì sự ngu muội đã làm điều vô đạo khó có thể dung thứ!

Theo 24h

Sự thật về hủ tục thiêu trinh nữ tế thần

Nhắc đến Khánh Hòa, người ta thường liên tưởng đến vùng non nước xinh đẹp tựa chốn bồng lai. Có mấy ai ngờ được nơi này từng tồn tại hủ tục ghê rợn - thiêu sống người - để làm vui lòng quỷ thần.

Đây không phải là chuyện hoang đường, giật gân mà là chuyện có thật. Ở cái thời mộng muội ấy, người ta tin rằng việc "cúng người" cho thủy thần sẽ giúp họ xuôi chèo mát mái khi lênh đênh giữa đại dương và bội thu mùa vụ. Cũng may là chuyện kinh hoàng ấy nay chỉ còn trong hồi ức của những người già...

Kinh khiếp không kém gì hủ tục dọ-tơm-amí (chôn sống trẻ sơ sinh theo người mẹ đã chết ở một số tộc người trên đất Tây Nguyên), ngay khi hay tin về tục lệ dâng cúng và hỏa thiêu trinh nữ gắn liền với đồi Cù Lao - nơi tọa lạc cụm tháp cổ Pônagar hơn 1.000 năm tuổi, tọa lạc giữa lòng thành phố biển Nha Trang, PV lập tức lên đường...

Cần nói rõ rằng thông tin rùng rợn này được tiết lộ từ ông T.Kính, một người buôn bán đồ cổ có tiếng ở phố cổ vật Lê Công Kiều, quận 1, TP HCM. Theo ông Kính, ông biết được hủ tục quái dị và độc ác kia từ chia sẻ của một người tên là Phước Bồn ở Ninh Thuận. Hỏi thông tin về người này, ông Kính nói rằng đặc thù nghề nghiệp không cho phép ông tiết lộ thông tin khách hàng. Chỉ biết rằng khi giao dịch, trao đổi cổ vật với ông vào đầu năm 2013, trong lúc trà dư tửu hậu, ông Phước Bồn đã tiết lộ cho ông Kính biết được câu chuyện dâng cúng và hỏa thiêu nô lệ là trinh nữ được ghi rõ trên các bia ký cổ ở cụm tháp Pônagar.

"Ông Phước Bồn quả quyết với tôi rằng các bia ký ghi rất rõ lý do, cách thức mà các bậc quyền quý dâng cúng nô lệ cũng như quá trình nô lệ được hỏa thiêu để làm vui lòng các vị thần... Tôi nghĩ đây là thông tin hay, nhưng để làm rõ sự thật đòi hỏi phải rất dày công." - ông Kính, thổ lộ.

Sự thật về hủ tục thiêu trinh nữ tế thần - Hình 1

Toàn cảnh cụm tháp cổ Pônagar; và tượng thần Siva - nữ thần quyền năng từng được nhiều người hiểu lầm là vũ nữ được tế thần

Trở ngược về quá khứ của hơn ngàn năm trước, từ những lời đồn đại ghi nhận được, chúng tôi rất đỗi kinh ngạc lẫn kinh hoàng khi biết được rằng ngày trước, để giữ vững ngôi báu, để đánh trận toàn thắng, hay chỉ đơn giản để làm vui lòng nữ thần Pônagar và các vị thần quyền năng khác trên "đỉnh đồi vàng" (nơi có thánh đường thiêng linh được Vua Harivarman cho phục hồi, xây dựng kiên cố vào năm 817, đến nay cũng đã gần 1200 năm), các vua Champa cùng những người được xem là hoàng thân quốc thích có tục dâng cúng vàng bạc, ngọc ngà châu báu và nô lệ. Khi bị "tiến cống" cho nữ thần quyền năng, số phận của những nô lệ vô cùng bi đát với cái chết thảm khốc luôn chực chờ...

Chuyện vua chúa Champa dâng cúng của cải, đất đai cho Bà chúa xứ sở Pônagar được chứng minh rất rõ về những lần dâng cho thần linh của cải quý hiếm bậc nhất của vua Champa cùng những người trong hoàng tộc. Lúc bấy giờ những tư liệu cổ mà chúng tôi tiếp cận không thấy đề cập đến chuỵên "cúng" và thiêu người. Thế nên có hay không câu chuyện người tế người trên đỉnh đồi vàng? Có hay không chuyện vào những khi hành lễ, nô lệ là trinh nữ sẽ bị giết hại, bị ném xuống vực sâu? Và có hay không chuyện không ít nô lệ bị chôn sống cùng những của cải, báu vật mà các triều vua Champa dâng cúng cho các vị thần linh trên "đỉnh đồi vàng"...?

Những khúc mắc ấy đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu sự thật. Càng vào cuộc càng rõ được rằng về cơ bản, đó chỉ là những truyền thuyết được lưu truyền theo kiểu miệng truyền miệng trong nhân gian, hay chỉ là những hồi ức qua lời kể từ cha ông của những người già nên chẳng mấy cơ sở thuyết phục. Không ít người khi biết chuyện cho rằng đó chỉ là những đồn đoán vô căn cứ, hoang đường bởi chẳng có văn tự, hình ảnh gì thể hiện tục ấy.

Ông Cham Sanh, 56 tuổi, nghệ nhân vỗ trống paranưng - loại trống cổ dùng trong ngày đại lễ, cho rằng nếu có tục dâng cúng nô lệ gắn liền với những cuộc hành quyết thì hẳn là người ta đã tìm thấy xương cốt của những nô lệ xấu số quanh khu đền tháp. Đằng này hàng trăm năm qua, chưa thấy có bất kỳ ghi nhận nào đề cập đến việc tìm thấy cốt người trên đỉnh đồi Cù Lao hay tại các khu vực rải rác dưới chân cụm tháp cổ.

Gắn truyền thuyết với thực tại, khi chẳng có gì để minh chứng cho hủ tục cúng tế người ở Tháp Bà Pônagar, giữa lúc định khép lại sự việc thì may sao, chừng như biết được nỗi băn khoăn, tiếc nuối của hậu thế trong việc cố gắng vén tấm màn bí mật gắn liền với tháp cổ ngàn năm nên nữ thần Pônagar đã "cho" chúng tôi tiếp cận được những tài liệu quý báu về bản dịch của hai nhà nghiên cứu người Pháp là Karl-Heinz Golzio và R.C.Mạumdar (bản dịch tiếng Anh) có nhắc đến tục dâng cúng nô lệ cho nữ thần ở Pônagar, được thể hiện qua những bia ký bằng chữ Chăm cổ được các học giả tìm thấy quanh cụm tháp hơn 1.000 năm tuổi. Những tư liệu này thể hiện vua chúa Chăm ngoài những vàng bạc, ngọc ngà còn dâng cúng cho nữ thần nhiều đất đai và hẳn nhiên, có cả những nô lệ.

Bia ký gồm 4 dòng về triều Vua Ratnavali năm 1197 saka (niên kỷ theo lịch Chăm) được khắc trên mặt C trụ cửa bên trái của một tòa tháp nay đã lụi tàn, có nói về những lần vua chúa dâng cúng vật báu và nô lệ cho nữ thần: "Những cánh đồng ở hai nơi, tại Panran giá trị 50 jak, những cánh đồng của Yan Vatuv trị giá 50 jak. Những cánh đồng ở Huma Padan, 100 jak. Những cánh đồng trên và các nô lệ cùng tất cả đồ vật được ghi lên đây, Công chúa Ratnavali đã dâng tất cả những người và vật trên cho nữ thần Bhagavati matrlingesvari vào năm saka 1197".

Chuyện cúng nô lệ cho nữ thần rõ hơn dưới thời Vua Indravarman IV (thế kỷ XII): "Kính lạy thần Siva. Đây là sự kết án đối với Padyop, kẻ đã nói những điều ác. Đức ngài Indravarman, Hoàng tử Sri Harideva xứ Sila-vandha-vijaya hiến dâng cho thần Sri Indravarmasivalingesvara 3 đứa trẻ tên là Mok, Yan và Krana của bà bẹ Padyop".

Tấm bia ký không nói rõ 3 đứa trẻ kia bị dâng cúng cho thần Siva để phục dịch cho các thần vì chúng gây tội và bị bắt trừng phạt, hay vì giữa chúng có mối liên hệ tâm linh nào đó giữa người phàm với các vị thần nhưng qua tìm hiểu sơ bộ, chúng tôi được biết 3 đứa trẻ được dâng cho thần kia là con nhà quyền quý có cha mẹ gây lỗi lầm với triều đình. Cần nói rõ đây chỉ là đoán định nhưng chúng tôi có niềm tin cho cơ sở ấy, nhất là khi dòng bia ký có nhắc đến những cụm từ liên quan đến sự trừng phạt này: "Đây là sự kết án đối với Padyop, kẻ đã nói những điều ác".

Chiếu theo ghi chép cổ xưa kia thì nô lệ được dâng cúng cho nữ thần phần lớn là trẻ em. Nhưng từ cuộc dâng cúng của Công chúa Suryadevi (niên đại 1189 saka), "viên ngọc tuyệt hảo của triều đình ở Manahvijaya, con gái Đức vua Jaya Indravarmadeva Paramodbhava và Hoàng hậu Sri Paramaratnastri", mới rõ giới quý tộc ngày trước còn dâng cúng những con voi, các nô lệ nam và nữ cùng các cánh đồng... "Vào năm saka 1178, Công chúa Ratnavali quý phái dâng cho nữ thần Punagara một tharan bạc nặng 15 thil, một đồ trang sức đeo ngực bằng vàng nặng 1 thil 5 dram, một vòng đeo cổ bạc 15 thil. Rồi thì sau đó, quý bà Pulyan Ratnavali đã cho xác lập những quy định đối với các Devadasi (các vũ nữ) chuyên phục vụ và làm vui cho nữ thần Punagara".

Bên cạnh các bia ký bằng chữ Chăm, các nhà nghiên cứu, chuyên gia khảo cổ còn tìm thấy nhiều bia ký được khắc bằng chữ Sansrit - một kiểu chữ cổ của người Champa. Trong những bia ký này, có nhiều bia ký đề cập đến việc dâng cúng vàng bạc, châu báu và nô lệ cho các vị thần.

Bia ký số 2 triều Vua Harivarman I, niên đại 739 saka (817 sau CN) khắc trên mặt thứ 3 chiếc trụ cửa của ngôi đền với 31 dòng bằng chữ Sanskrit: "Vào năm Saka 739, tháng Jyaistha, ngày nhật thực, để đảm bảo cho những giá trị tôn giáo trên thế giới, vì thanh danh trên thế giới này và vì sự cứu rỗi ở thế giới bên kia, sau khi cho làm pho tượng nữ thần mới bằng đá và trang điểm cho tượng những đồ trang sức khác nhau, đức vua đã lại xây dựng đền thờ Linga Sandhaka, đền thờ Sri Vinayaka và đền thờ Sri Maladakuthara, và ngài đã trang hoàng cho khu đền bằng những mandapa (những gian phòng) và những chiếc cổng đẹp lộng lẫy! Đức vua còn dâng cho Mahabhagavati vàng, bạc, châu ngọc, vải vóc các màu khác nhau và những đồ vật khác. Sau đấy, ngài còn dâng cho Đại nữ thần ruộng đồng ở vùng quê Kauthara (Khánh Hòa ngày nay - PV) cùng những nô lệ đàn ông, đàn bà, bò trâu...".

Sự thật về hủ tục thiêu trinh nữ tế thần - Hình 2

Nữ thần quyền năng Pônagar từng được các bậc vua chúa Champa ngày trước dâng cúng vàng bạc

Dù đã cất công tìm hiểu nhưng chúng tôi chẳng tìm thấy ghi chép cổ nào của người Chăm xưa đề cập đến việc sau khi được dâng cúng cho nữ thần, số phận của các nô lệ gồm trẻ em, trinh nữ sẽ ra sao. Họ sẽ bị giết hại để linh hồn vĩnh viễn hầu thần, hay một khi bị dâng cúng, họ sẽ phải hầu hạ các vị thần được thờ phụng trên cụm tháp cổ Pônagar đến suốt cuộc đời.

Những khúc mắc này của hậu thế đã được Vua Sri Satyavarman giải đáp sau khi vị vua này "dâng cúng cho vị chúa tể của đức bà Bhagavati kho lúa Vamdhaun, kho lúa Ktun và kho lúa Narai cùng nhiều phụ nữ": "Những người đàn ông nào mà bảo vệ những của cải thuộc về vị chúa tể của nữ thần thì những người đó sẽ được toại nguyện trên thiên giới, nghĩa là được vui thú cùng vô vàn các thần linh và những hộ thần bảo vệ thế giới. Ngược lại những ai mà lấy đồ đạc đó đi thì sẽ bị đày xuống địa ngục Avici cùng các tổ tiên của họ".

Vậy đã rõ sự thật về tục dâng cúng nô lệ cho thần linh của các vua chúa Champa ngày trước. Chẳng như lời đồn đại trong dân gian rằng nô lệ được dâng cúng thần là trinh nữ, ghi chép trên các bia ký bằng đá cho thấy vua chúa Chăm ngày trước dâng cho vị thần quyền năng những nô lệ gồm trẻ em, đàn ông và đàn bà.

Và cũng chẳng như những lời đồn đại rằng sau khi được tế thần, số phận của các nô lệ rất bi thảm khi bị thiêu sống để làm đẹp lòng nữ thần quyền năng, ghi chép trên bia ký bằng chữ Sanskrit của Vua Sri Satyavarman cho thấy nô lệ được dâng cúng không hề bị giết hại, họ chỉ có "nhiệm vụ" bảo vệ của cải thuộc về vị chúa tể của nữ thần. Và nói không chừng, đây là vinh dự, là cơ may bởi nếu làm tốt nhiệm vụ ấy, họ "sẽ được toại nguyện trên thiên giới, nghĩa là được vui thú cùng vô vàn các thần linh và những hộ thần bảo vệ thế giới".

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Xác định nguyên nhân vụ cháy ở quận Tân Bình khiến 2 người chếtXác định nguyên nhân vụ cháy ở quận Tân Bình khiến 2 người chết
07:46:53 21/12/2024
Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệcHà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc
12:44:17 21/12/2024
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Tòa yêu cầu bổ sung hồ sơVụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Tòa yêu cầu bổ sung hồ sơ
09:14:20 22/12/2024
Cháy nhà 16 người thương vong: Tiếng cầu cứu trong khói đen, có ca nhảy lầuCháy nhà 16 người thương vong: Tiếng cầu cứu trong khói đen, có ca nhảy lầu
22:11:58 20/12/2024
Đấu giá căn hộ của ông Trịnh Xuân Thanh ở Nha Trang được trên 7 tỷ đồngĐấu giá căn hộ của ông Trịnh Xuân Thanh ở Nha Trang được trên 7 tỷ đồng
08:11:58 22/12/2024
Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"
19:35:47 20/12/2024
Người hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCMNgười hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCM
21:17:05 20/12/2024

Tin đang nóng

Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"
11:08:34 22/12/2024
Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứTừ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứ
15:55:56 22/12/2024
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa
12:43:29 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia taySao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia tay
14:20:39 22/12/2024
Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"
14:16:48 22/12/2024
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-DragonĐỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon
14:03:39 22/12/2024
Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳngKhoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng
13:29:54 22/12/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng MyanmarThủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar
11:39:31 22/12/2024

Tin mới nhất

Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

09:20:47 22/12/2024
Nam tài xế lái xe đầu kéo container trên cầu vượt Sóng Thần, TP Thủ Đức (TPHCM), xảy ra va chạm với xe máy làm một người tử vong, một người bị thương.
Tài xế lái xe lấn làn, dọa đánh người ở Bình Dương

Tài xế lái xe lấn làn, dọa đánh người ở Bình Dương

09:17:16 22/12/2024
Người đàn ông lái ô tô vượt trái ở đoạn đường cấm vượt tại TP Dĩ An (Bình Dương) và bị xe đi đúng chiều cản lại, tài xế này xuống xe chửi bới, đe dọa đánh người.
Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

20:00:12 21/12/2024
Sau sự việc hàng chục tảng đá lớn lăn xuống sát làng Tu Hon (xã Trà Don, huyện Nam Trà My) do dư chấn động đất, tỉnh Quảng Nam đã công bố tình huống khẩn cấp tại đây để triển khai các biện pháp ứng phó.
Áp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớn

Áp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớn

12:26:35 21/12/2024
Áp thấp nhiệt đới hình thành trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông, kết hợp với không khí lạnh nên từ 23-26/12, ở Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có đợt mưa lớn.
Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

07:58:01 21/12/2024
Khi ông T. chuẩn bị dẫn trâu ra đồng, bất ngờ bị con vật rượt đuổi. Sau đó, con trâu này đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu khiến họ bị thương.
Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

22:17:28 20/12/2024
Một nhà máy chế biến thực phẩm tại Đài Loan (Trung Quốc) cháy lớn, khiến 9 người tử vong, trong đó có 2 nạn nhân là người Việt.
Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để học sinh vi phạm giao thông

Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để học sinh vi phạm giao thông

21:47:56 20/12/2024
Tùy mức độ vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh, người đứng đầu và tập thể đơn vị, giáo viên sẽ bị nhắc nhở, phê bình, hạ xếp loại hoặc nặng hơn là không xét thi đua.
Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí Minh

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí Minh

14:51:19 20/12/2024
Trưa 20/11, Công an quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh tiếp tục phong tỏa hiện trường vụ cháy tại căn nhà 4 tầng vừa là nơi kinh doanh ăn uống vừa ngăn phòng cho thuê trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình để làm rõ nguyên nhân.
Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong

Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong

09:43:21 20/12/2024
Đám cháy lớn căn nhà 4 tầng với 20 phòng trọ cho thuê gần Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình, TPHCM khiến 2 người tử vong, nhiều người bị thương phải nhập viện.
Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

09:37:47 20/12/2024
Mặc dù xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm 2 tháng, nhưng Trung tâm cấp cứu 115 Khánh Hòa vẫn để tài xế điều khiển ô tô đi đón bệnh nhân.
Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

09:23:17 20/12/2024
Người dân phát hiện đám cháy nhanh chóng nhờ mùi khét nồng nặc, tuy nhiên lại khó dập tắt bước đầu do lửa bùng lên nhanh và mạnh, nếu tiếp cận không có đồ bảo hộ sẽ nguy hiểm.
Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lương

Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lương

08:49:23 20/12/2024
Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ điều trị khớp gối, bác sĩ Lê Khắc Thu ở Thừa Thiên Huế không được bố trí công tác chuyên môn rõ ràng, 2 tháng chưa được nhận lương.

Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc của 6 người khiến tất cả phải kinh ngạc: Có tiền cũng không mua nổi!

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc của 6 người khiến tất cả phải kinh ngạc: Có tiền cũng không mua nổi!

Netizen

17:06:44 22/12/2024
Mới đây, một bức ảnh gia đình đã được đăng tải và nhận về hàng nghìn lượt chia sẻ trên MXH. Thoạt nhìn, tấm hình này không có gì đặc biệt với sự xuất hiện của 5 người phụ nữ cùng 1 em bé mới sinh.
Văn Toàn bị đốn như đốn củi, rớm nước mắt khi rời sân bằng cáng trong trận đấu của ĐT Việt Nam

Văn Toàn bị đốn như đốn củi, rớm nước mắt khi rời sân bằng cáng trong trận đấu của ĐT Việt Nam

Sao thể thao

17:04:20 22/12/2024
Phút 57 trận Việt Nam và Myanmar trên sân Việt Trì tại AFF Cup 2024 tối ngày 21/12. Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn bị cầu thủ tuyển Myanmar phạm lỗi nguy hiểm
Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Lạ vui

17:00:44 22/12/2024
Khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi qua lại với người thứ ba.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Trắc nghiệm

16:46:06 22/12/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024, Dần hãy tin tưởng vào bản thân, Thìn cần tự tin hành động.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024 cho thấy người tuổi Tý sẽ có một ngày t Tuổi Tý
Bước vào tuổi 45 tôi đã rút ra được 16 cách tiết kiệm tiền đơn giản đến bất ngờ

Bước vào tuổi 45 tôi đã rút ra được 16 cách tiết kiệm tiền đơn giản đến bất ngờ

Sáng tạo

15:59:39 22/12/2024
Cố gắng không xem live stream bán hàng trực tiếp khi bạn buồn chán: Điều này có thể làm giảm cảm giác ham muốn mua sắm một cách hiệu quả.
Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Hậu trường phim

15:28:51 22/12/2024
Ca sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn Mufasa: Vua sư tử . Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại

Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại

Sao việt

15:25:17 22/12/2024
Màn lột xác của Diệp Lâm Anh khiến cư dân mạng không khỏi bất ngờ. Nhiều netizen khen ngợi phong cách mới đã giúp cựu người mẫu trông trẻ trung và cuốn hút hơn.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Nhạc quốc tế

13:41:22 22/12/2024
Với lời chia sẻ của Rosé, cộng đồng fan có thêm niềm tin rằng sẽ sớm một ngày cô sẽ quay trở lại Việt Nam vào một ngày không xa.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.