Khiếp đảm chồng kiểm kê từng lọ mắm, hộp muối trong bếp, vợ ức đến chảy nước mắt
Lấy phải ông chồng hà tiện đến mức “vắt cổ chầy ra nước”, chị em nhiều phen tức phát khóc. Bởi làm được đồng nào, chồng chỉ bo bo giữ cho mình, bỏ ra tiêu đồng nào cho vợ con là “tiếc đứt ruột”.
Đi làm chỉ để cất tiền đi
Nhiều người đặt cho chồng chị Nga biệt danh Tuấn “đinh”. Ai lần đầu nghe không hiểu tưởng anh là con trai “độc đinh”, hay là dân chuyên bán…đinh. Nhưng sự thực là do anh Tuấn quá keo kiệt.
Đồng nghiệp ở cơ quan cứ hễ rủ nhau đi ăn trưa là anh Tuấn tìm cách trốn. Bởi anh tính toán chi li: “Đi ăn trưa kiểu gì cũng mất ít nhất 30k, lại thêm cốc cà phê hơn 10k nữa là mất toi năm chục. Trong khi tiền lương mỗi ngày đi làm là 200k. Mở mắt ra chưa làm gì nên hồn đã ăn hết vài chục bạc là không được”.
Không phải phủ nhận đàn ông tiết kiệm là không tốt. Nếu số tiền tiết kiệm đó, anh Tuấn dùng để trang trải cuộc sống gia đình thì quá tuyệt vời.
Chị em ai cũng sợ mẫu đàn ông tính toán chi li, keo kiệt. Ảnh minh họa.
Đằng này, anh làm ra tiền chỉ để… cất đi. Mọi chi tiêu trong nhà, anh Tuấn mặc kệ vợ tự xoay xở. Đi làm mang cơm vợ nấu, anh không la cà quán xá và không bao giờ mời đồng nghiệp được cốc nước, bát phở.
Thời anh Tuấn “cưa cẩm” chị, không ít lần anh than “tốn tiền” khi đưa chị đi cà phê. Chưa bao giờ anh mua tặng vợ được món quà nào kể từ ngày yêu cho đến bây giờ.
Lúc nào cần tiền lắm, anh mới ra ATM rút ran 100, 200.000 đồng nhét ví. Nhiều khi đồng nghiệp xì xào, thấy tội nghiệp thay cho anh về cái sự tiết kiệm thái quá này. Cứ nhắc đến anh Tuấn là ai cũng bụm miệng cười bảo anh thuộc dạng “ăn một cân sắt, nhả ra một cân đinh”, “xoắn hơn thép xoắn 70″.
Sống với chồng keo kiệt, phó mặc vợ tự chi tiêu, chị Nga vô cùng khổ sở. Muốn ăn gì, tiêu gì cũng phải nhìn giá rồi “rớt nước mắt” quay đi. Có hôm cho con đi chơi công viên cuối tuần, con đòi chơi nhà phao, xúc cát mà chồng chị nhất định không cho vì “tốn tiền”.
“Nhiều khi tủi thân, nhìn người ta xúng xính váy áo, còn mình nhếch nhác, không dám ăn ngon. Thiếu thốn quá, quay ra hỏi chồng thì chồng tỏ ra khó chịu, tức không tả được. Đi đâu cũng thấy xấu hổ vì người ta bảo chồng “mặc váy, rụt lại như con ốc”, chị Nga bộc bạch.
Video đang HOT
Hại não nghĩ kế trị chồng keo kiệt
Cứ nói đến những ông chồng keo kiệt là các bà vợ lại “tức sôi máu”. Có người còn thẳng thắn “vạch mặt” kiểu chồng này chỉ hà tiện với vợ con nhưng lại thoáng với người ngoài vì sĩ diện.
Chị Nguyễn Quỳnh Anh, Hà Nội còn khốn khổ vì sống chung ông chồng keo kiệt nhưng xấu tính đến mức đòi giữ luôn thẻ ATM của vợ. Chị làm ra tiền nhưng ATM bị chồng nắm giữ, chi tiêu trong nhà không khác gì địa ngục.
Mỗi ngày, anh đưa chị một khoản tiền nhỏ để mua thức ăn. Hôm nào chẳng may nhà đồng loạt hết gạo, hết mắm muối, bảo anh đưa tiền là anh đá thúng đụng nia.
Trị chồng keo kiệt khiến chị em “hại não”. Ảnh minh họa.
Ông xã chị tiết kiệm tới mức khi biết chị phải giấu chồng đi học ngoại ngữ. Biết chuyện, anh nổi cơn tam bành, mắng xơi xơi: “Già rồi còn lắm chuyện”. Đi ăn ở bất cứ đâu, anh cũng khảo sát lên xuống, nhiều phen khiến chị phát ngượng.
Sau nhiều năm sống như thế, chị đã bí mật làm thêm ở nơi khác và lập “quỹ đen”. Ngày nào chị cũng ca “ bài ca hết tiền” để bắt chồng phải “nôn tiền ra”. Khỏi phải nói, nhìn sắc mặt chồng là chị đủ biết anh đang xót ruột thế nào.
Nếu chồng không đưa tiền, hôm sau chị dùng chiêu không nấu cơm. Có hôm chị giả mệt, kêu chồng đi chợ, đóng học phí cho con để anh biết mọi thứ đang đắt đỏ thế nào, cầm đồng tiền trong tay đi chợ không phải sung sướng như anh nghĩ.
“Mình phải lo cho bản thân mình thôi. Nhỡ nhà ngoại cần việc gì, bảo chồng đưa tiền thì không khác nào nhà có bão. Có bao nhiêu đưa chồng hết, ngộ nhỡ sau này ly hôn đường ai nấy đi thì co như mình tay trắng”, chị Quỳnh Anh giãi bày.
Thu Hà
Theo emdep.vn
Những ngày cuối đời trên giường bệnh, ba chỉ gọi tên 1 người không phải mẹ con tôi
Đời người, nhân duyên đúng là: "Đôi khi lỡ hẹn 1 giờ, lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm".
Ba tôi những ngày tháng cuối đời chỉ ú ớ gọi tên một người đàn bà, không phải là mẹ tôi. Mẹ không oán giận gì ba, chỉ trách móc duyên phận trớ trêu không cho ba gặp lại người ấy lần cuối cùng. Mẹ tôi 32 tuổi mới cưới chồng, cái tuổi thời đó đã bị gán mác là ế ẩm, gái già. Mẹ xinh xắn, ngoan hiền nhưng mãi không tìm nổi bến đỗ cuộc đời, người yêu đầu tiên hy sinh trên chiến trường, người thứ hai phụ bạc, thanh xuân của mẹ cứ thế trượt dài.
Ba gặp mẹ khi đã qua một lần đò, hai người đến với nhau vẫn ôm những nỗi niềm riêng, ba mất đi người thương, mẹ mặc cảm vì mang tiếng gái lỡ thì, vì thế ở bên nhau nghĩa tình mãi không trọn vẹn. Ba ngơ ngác nhớ vợ cũ, mẹ ngơ ngác nhìn ba, biết mình muôn đời không sưởi ấm nổi trái tim người đàn ông đã chết queo, cóng lạnh kể từ khi vợ cũ bỏ đi.
Ba với người ấy chỉ sống với nhau 5 năm nhưng nhớ thương kéo dài trọn kiếp. Tôi hồi bé thỉnh thoảng vẫn nghe hàng xóm kể về những điều lãng mạn ngỡ chỉ xuất hiện trong phim, rằng có người chồng đi làm vất vả suốt ngày nhưng chiều nào cũng về gội đầu cho vợ, có đôi vợ chồng cứ cuối tuần lại đèo nhau đến làng trẻ mồ côi chơi đùa với các em nhỏ, vợ làm bánh, chồng nặn tò he cho lũ trẻ chơi. Mãi sau này tôi mới biết đó là những ký ức tươi đẹp thuở ba còn ở bên vợ cũ.
Ảnh minh họa: Internet
Ba tôi những ngày tháng cuối đời chỉ ú ớ gọi tên một người đàn bà, không phải là mẹ tôi. Mẹ không oán giận gì ba, chỉ trách móc duyên phận trớ trêu không cho ba gặp lại người ấy lần cuối cùng. Mẹ tôi 32 tuổi mới cưới chồng, cái tuổi thời đó đã bị gán mác là ế ẩm, gái già. Mẹ xinh xắn, ngoan hiền nhưng mãi không tìm nổi bến đỗ cuộc đời, người yêu đầu tiên hy sinh trên chiến trường, người thứ hai phụ bạc, thanh xuân của mẹ cứ thế trượt dài.
Ba gặp mẹ khi đã qua một lần đò, hai người đến với nhau vẫn ôm những nỗi niềm riêng, ba mất đi người thương, mẹ mặc cảm vì mang tiếng gái lỡ thì, vì thế ở bên nhau nghĩa tình mãi không trọn vẹn. Ba ngơ ngác nhớ vợ cũ, mẹ ngơ ngác nhìn ba, biết mình muôn đời không sưởi ấm nổi trái tim người đàn ông đã chết queo, cóng lạnh kể từ khi vợ cũ bỏ đi.
Ba với người ấy chỉ sống với nhau 5 năm nhưng nhớ thương kéo dài trọn kiếp. Tôi hồi bé thỉnh thoảng vẫn nghe hàng xóm kể về những điều lãng mạn ngỡ chỉ xuất hiện trong phim, rằng có người chồng đi làm vất vả suốt ngày nhưng chiều nào cũng về gội đầu cho vợ, có đôi vợ chồng cứ cuối tuần lại đèo nhau đến làng trẻ mồ côi chơi đùa với các em nhỏ, vợ làm bánh, chồng nặn tò he cho lũ trẻ chơi. Mãi sau này tôi mới biết đó là những ký ức tươi đẹp thuở ba còn ở bên vợ cũ.
Hạnh phúc của ba không kéo dài lâu. Nhà nội tôi càng ngày càng khó chịu ra mặt với vợ cũ của ba bởi cưới nhau mấy năm cô vẫn không thể sinh con, ba tôi lại là con trai độc đinh. Cô ấy còn hay đau ốm, toàn những bệnh phải chạy chữa tốn kém. Đồng lương thầy giáo không đủ xoay xở, ba phải làm thêm rất nhiều việc chân tay để kiếm tiền. Vì vợ, ba có thể làm mọi thứ để thấy cô ấy sống vui tươi, khỏe mạnh. Nhưng bà nội tôi đổ lỗi cho cô ấy cái tội làm mạt vận nhà chồng, đã không đẻ được lại ốm đau dặt dẹo. Hễ ba vắng nhà, bà lại lôi cô ấy ra mạt sát, hành.
Ảnh minh họa: Internet
Cô chịu đựng không được những lời đay nghiến, nhất là cảnh chồng lo toan và khổ sở vì mình nên đã bỏ đi, chỉ để lại lá thư từ biệt. Ba tôi chạy đi tìm khắp nơi một thời gian mà cô vẫn biệt tăm. Đến lúc nhận được lá thư gửi từ một thành phố xa xôi cùng tấm ảnh cô chụp chung với người gọi là chồng mới, ba mới chịu chấp nhận sự thật rằng người thương đã xa xôi. Từ đó, cô không một lần về lại quê cũ. Ba sau này cưới mẹ theo sắp đặt của gia đình. Mẹ tôi cũng biết cô ấy, đó là người chị cùng trường, học trên mẹ vài khóa.
Mẹ kể cô ấy hiền dịu, thương người, đặc biệt có mái tóc thướt tha nổi tiếng đẹp nhất trường. Ngày xưa có rất nhiều người theo đuổi nhưng không hiểu sao cô ấy lại chọn người nhút nhát, ít nói như ba tôi. Tôi biết rằng để kể về người cũ của ba như vậy thật sự không hề dễ dàng, mẹ luôn tôn trọng ba, tôn trọng cả người phụ nữ duy nhất ba đem lòng yêu.
Năm ông nội đổ bệnh nan y, bao nhiêu tiền tiết kiệm cả nhà mang đi chữa trị cho ông vẫn không đủ. Ba suýt bán căn nhà và mảnh đất hương hỏa. Đúng lúc đó, vợ cũ của ba gửi về một khoản tiền lớn, nhờ cô bạn thân mang đến để ba lo cho ông. Ba từ chối nhưng cô bạn thân kiên quyết không về nếu ba tôi không nhận.
Ông nội tôi đợt đấy nhờ được cứu chữa kịp thời mà qua khỏi. Ba viết thư gửi người thương rằng "anh nợ em một đời", thư gửi đi không hồi đáp. Sau này ba tôi xoay đủ tiền, định đi tìm vợ cũ trả lại nhưng bạn của cô nhất quyết ngăn cản, nói rằng cô giờ không muốn gặp lại người đã thuộc về quá khứ, kể cả số tiền cô cũng không cần lấy.
Tâm nguyện gặp lại người thương của ba mãi mãi không thực hiện được. Chỉ đến khi vợ cũ qua đời, đưa về quê mai táng, ba mới được cho biết sự thật rằng người ấy chưa từng cưới chồng khác, bức ảnh ngày xưa chỉ là để dối lừa ba. Suốt ngần ấy năm, cô làm giúp việc cho nhà người ta, cuối đời được nhà chủ thương tình, đưa vào viện dưỡng lão. Khoản tiền gửi ba là cô đã chắt chịu suốt thời gian dài, thậm chí phải vay thêm của nhà chủ.
Ảnh minh họa: Internet
Ba từ đó càng chìm sâu vào nỗi đau đớn, thẫn thờ và thương nhớ vợ cũ. Việc duy nhất tôi thấy ba đặt trọn vẹn tâm huyết là đi thăm mộ của cô. Chiều chiều, người ta thấy một ông già thất thểu ra nghĩa trang ngồi đến tối muộn rồi lại trở về, vừa đi vừa lẩm bẩm như đang nói với người chốn xa xăm. Vài năm sau đó, ba qua đời, chỉ nhắn lại hãy đưa ba về nằm cạnh mộ người thương.
Nhân duyên vợ chồng đâu đơn giản, có duyên có nợ mới tu thành
Thói đời khi chúng ta được ai giúp đỡ điều gì thì hay đem lòng cảm kích. Khi đó, người đó có ân với ta, ta chịu ơn mưa móc cũng muốn báo ân trả nợ, vậy thì có thể đến kiếp sau, duyên phận đó sẽ giúp ta và người đó thành vợ thành chồng.
Đó có thể là khi bạn đói ăn vạ vật trên đường, có người cho bạn miếng nước miếng cơm, cho bạn 1 mái nhà nghỉ qua cơn mưa nắng... ơn nghĩa đó có lẽ suốt đời suốt kiếp bạn không quên. Hay khi bạn không may rơi xuống nước, bỗng có 1 người dũng cảm nhảy xuống cứu bạn khỏi Thủy thần, dù kết quả ra sao thì ơn cứu mạng vẫn khiến bạn ghi lòng tạc dạ.
Hay khi ở kiếp trước, bạn bất hạnh nằm chết ven đường, có người nhân nghĩa cho bạn được mồ yên mả đẹp, ơn nghĩa đó dù kiếp này không trả được, song kiếp sau bạn sẵn lòng làm trâu làm ngựa báo đáp công ơn. Đó chính là tình huống cho thấy nhân duyên vợ chồng được kết thành từ báo ân báo nghĩa.
Ảnh minh họa: Internet
Xét trong 3 loại duyên vợ chồng thì đây có thể nói là nhân duyên tốt nhất, mang đến hạnh phúc mỹ mãn nhất. Đó là vì 1 trong 2 người luôn yêu và dâng hiến hết mình mà không đòi hỏi phải được đáp lại, thế nên hạnh phúc có được luôn tròn đầy. Tất nhiên điều này không có nghĩa là 2 người sống bên nhau trọn đời không mâu thuẫn, bởi cá tính mỗi người hoàn toàn khác biệt, dù 1 người hy sinh mà người kia không đón nhận, không biết hồi đáp thì vẫn gây mâu thuẫn, vẫn có thể chia lìa đôi ngả.
Có duyên đến bên nhau đã là điềm lành, nếu số phận không cho bạn người bạn đời như ý thì cũng chớ u sầu oán thán, bởi đó cũng là bởi bạn đã kết duyên nợ từ kiếp trước, trả hết nợ tức là lúc hạnh phúc đến. Còn nếu cứ suy nghĩ tiêu cực, ôm hận trong lòng thì sợi duyên ác duyên sẽ còn dài mãi, kéo từ kiếp này sang kiếp khác, khiến cho cuộc sống trở thành bi kịch.
Theo phunuvagiadinh.vn
Những ngày cuối đời, ba chỉ gọi tên một người không phải mẹ tôi Chiều chiều, người ta thấy một ông già thất thểu ra nghĩa trang ngồi, rồi vừa đi vừa lẩm bẩm như đang nói với người chốn xa xăm. Hình ảnh minh họa Ba tôi những ngày tháng cuối đời chỉ ú ớ gọi tên một người đàn bà, không phải là mẹ tôi. Mẹ không oán giận gì ba, chỉ trách móc duyên...