Khiên chắn bất khả xâm phạm của tàu chiến Mỹ
Được trang bị hệ thống radar soi sóng chủ động, tên lửa Chim sẻ Biển cải tiến có thể xác định và đánh chặn tất cả các mối đe dọa đối với tàu chiến Mỹ.
Tên lửa đánh chặn ESSM Block II phóng ra từ tàu chiến Mỹ. Ảnh: Navytimes
Hải quân Mỹ và các đối tác thuộc khối NATO đang phát triển một vũ khí phòng thủ công nghệ cao mới trên tàu chiến có thể phát hiện, dò tìm và phá hủy tên lửa hành trình của đối phương đang bay tới, theo Scout.com.
Tên lửa Chim sẻ Biển Cải tiến (ESSM) Block II là một biến thể mới của hệ thống vũ khí Chim sẻ Biển (Sea Sparrow) đang được Mỹ sử dụng để bảo vệ tàu sân bay, tàu khu trục, tàu tuần dương, tàu tấn công đổ bộ và các loại tàu khác trước mối đe dọa từ tên lửa diệt hạm và các vũ khí chống tàu tầm ngắn bắn từ trên không, theo các quan chức hải quân Mỹ.
Tên lửa ESSM Block 2 sử dụng hệ thống dẫn đường chủ động, cho phép nó tự hiệu chỉnh đường bay tới mục tiêu nhờ nhận và chủ động gửi đi các tín hiệu điện từ, nhà thầu quốc phòng Raytheon cho biết.
Video đang HOT
Tên lửa này sử dụng radar soi sóng để định vị sau đó đánh chặn mục tiêu đang bay nhanh về phía tàu chiến. Radar soi sóng này được tích hợp vào bên trong tên lửa, giúp nó có thể nhận và chủ động phát đi những tín hiệu điện từ để xác định cự ly, tốc độ của mục tiêu cần đánh chặn.
Radar soi sóng gắn ở đầu tên lửa sẽ chủ động phát đi tín hiệu tần số radio về phía mục tiêu, và ăng-ten gắn trên tên lửa sẽ thu được tín hiệu phản xạ từ mục tiêu, sau đó điều chỉnh hướng bay của tên lửa để đánh chặn.
Với việc sử dụng hệ thống dẫn đường chủ động này, biến thể Block 2 giúp tên lửa giảm sự phụ thuộc lớn vào hệ thống radar soi sóng trên tàu khi thực hiện nhiệm vụ phòng vệ tầm ngắn, theo các quan chức hải quân Mỹ.
Tương tự, tên lửa này có thể đánh chặn các mối đe dọa bay sát mặt nước nhờ tính năng “bay lướt” hoặc “bổ nhào” xuống mục tiêu từ trên cao, kết quả của những cải tiến về công nghệ dẫn đường của tên lửa Block 2.
Công nghệ dẫn đường chủ động giúp ESSM Block II giảm bớt sự phụ thuộc vào radar soi sóng trên tàu để đánh chặn mục tiêu. Ảnh: USNI
ESSM Block 2 là một phần của hệ thống phòng thủ đa tầng gồm một loạt các vũ khí tích hợp, thiết bị cảm biến, tên lửa đánh chặn như một “khiên chắn” bất khả xâm phạm được thiết kế để phát hiện và phá hủy các mối đe dọa đang lao tới tàu chiến Mỹ từ các khoảng cách khác nhau.
Chẳng hạn, tàu chiến có thể sử dụng radar Aegis và các tên lửa SM-3 để phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm xa. Khi tên lửa diệt hạm, chiến đấu cơ, máy bay không người lái hay tàu chiến đối phương lọt qua được vòng phòng thủ thứ nhất này, các tên lửa SM-6, ESSM, Rolling AirFrame, và SeaRAM sẽ được kích hoạt để đối phó. Trong trường hợp mối đe dọa bay tới sát tàu, hệ thống phòng không tầm gần (CIWS) sử dụng pháo bắn nhanh Phalanx 20 mm sẽ khai hỏa với tốc độ cực nhanh để tiêu diệt.
Tên lửa ESSM Block 2 hiện được Mỹ và một loạt các nước đồng minh như Australia, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua, và vũ khí này dự kiến được trang bị và vận hành đầy đủ trên tàu chiến vào năm 2020.
Duy Sơn
Theo VNE
Trung Quốc doạ đâm tàu chiến Mỹ nếu đến gần Hoàng Sa
Bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo của nhà nước Trung Quốc ngang nhiên cho rằng lực lượng nước này cần bắn cảnh cáo hoặc thậm chí đâm va tàu chiến Mỹ di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Bắc Kinh phải có hành động cứng rắn để "dạy cho Mỹ một bài học" nếu nước này tiếp tục có hành động liều lĩnh, bài xã luận đăng trên tài khoản mạng xã hội của của Nhân dân Nhật báo (People's Daily) viết.
Xã luận ngang nhiên cho rằng Trung Quốc phải khẳng định lập trường rõ ràng ở Hoàng Sa bằng hành động cứng rắn hơn với những sự "xâm phạm". Các biện pháp bao gồm áp tải các tàu dời đi, và trong kịch bản xấu nhất, "cố tình đâm vào các tàu để dạy cho họ một bài học".
Tàu chiến USS Curtis Wilbur của Mỹ. Ảnh: Reuters
Căng thẳng ở Biển Đông gia tăng sau khi Bắc Kinh bắt đầu cải tạo phi pháp quy mô lớn các đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo. Mỹ đã cử một số tàu áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Trường Sa, và tàu USS Curtis Wilbur tháng trước đi vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974. Lầu Năm Góc tuyên bố tàu thực hiện tự do đi lại trên biển.
Truyền thông Mỹ tuần này đưa tin Bắc Kinh đã thiết lập các hệ thống tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên nói nước này "có quyền" triển khai vũ khí để bảo vệ cái mà họ gọi là "chủ quyền lãnh thổ".
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối việc Bắc Kinh vi phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, đồng thời gửi lên Liên Hợp Quốc. Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hòa vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam. Phía Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động sai trái.
Theo Theo Trọng Giáp ((Vnexpress))
Một ngày trên tàu chiến canh bờ biển Syria Các tàu chiến Nga vẫn ngày đêm thường trực ngoài bờ biển Syria đảm bảo cho các lực lượng trong đất liền tác chiến chống khủng bố IS. Trang quân sự Arms-Expo vừa cho đăng tải phóng sự ảnh ghi lại một ngày hoạt động trên tàu chiến Nga tại vùng Biển Địa Trung Hải. Mặc dù các khu vực chiến sự chủ...