Khiêm tốn là đức tính kẻ tiểu nhân chẳng thể nào có được
Lão Tử nói: “Người không tự cho mình là đúng, mới có thể phán đoán phân minh sự tình… người không kiêu ngạo mới có thể thành đại sự” – là có ý đề cao sự khiêm tốn của mỗi con người. Khiêm tốn có thể hóa giải thù hận, biến kẻ địch thành bằng hữu và giúp ta tự tỏa sáng bằng trí tuệ và phẩm hạnh vốn có.
Người đời sau dựng tượng Đại tướng quân Liêm Pha và Thượng khanh Lạn Tương Như để hậu thế học hỏi sự khiêm tốn và mưu trí, tài ba của họ (Ảnh minh họa: Sohu)
Khiêm tốn là đức tính kẻ tiểu nhân chẳng thể nào có được
Lão Tử nói: “Người không tự cho mình là đúng, mới có thể phán đoán phân minh sự tình; người không tự khen mình, công lao của người này mới được khẳng định; người không kiêu ngạo mới có thể thành đại sự” - là có ý đề cao sự khiêm tốn, nhún nhường của bản thân mỗi con người.
Khiêm tốn là mở lòng dung nạp người khác, tôn trọng người khác; là tinh thần không ngừng đạt đến sự hoàn mĩ khiêm nhường và không ngại hạ mình thành khẩn thỉnh giáo.
Chỉ người nào thực sự khiêm tốn, không vì tư lợi, không làm nổi bật bản thân, gặp người hiền đức thì học hỏi phấn đấu, gặp kẻ xấu tự kiểm điểm bản thân mới tiến xa được trong cuộc đời.
Chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều về đức tính khiêm tốn qua câu chuyện giữa hai vị danh tướng tài ba Liêm Pha và nhà chính sách hàng đầu nước Triệu – Lạn Tương Như. Nhờ có sự khiêm tốn, nhún nhường hết mình mà cả hai từ thù địch hóa bạn bè, đẩy xa hận thù.
Khiêm tốn hóa giải hận thù
Lạn Tương Như và Liêm Pha và hai nhân vật khá nổi tiếng của nước Triệu, một người là nhà chính sách tài ba, một người là danh tướng hàng đầu. Tuy nhiên, khi Liêm Pha thành danh và được Triệu vương phong cho làm trọng thần trong triều đình thì Lạn Tương Như vẫn chỉ là một bậc nho sĩ chưa mấy có tiếng tăm, xuất thân chỉ là người phục vụ dưới quyền hoạn quan Mục Hiền.
Con đường thăng tiến của Lạn Tương Như có thể gói gọn qua hai điển tích sau: Năm 283 trước Công nguyên, khi nước Tần đưa ra yêu cầu đổi ngọc bích họ Hòa (Hòa thị bích – bảo vật nổi tiếng trong chư hầu khi đó) lấy 15 tòa thành lũy của nước Triệu, Lạn Tương Như được vua nước Triệu sai đi làm sứ giả nước người.
Nhờ sự mưu trí, cơ lược của mình, Lạn Tương Như đã thành công đánh bại âm mưu đen tối của nước Tần hòng “nẫng tay trên” ngọc bích họ Hòa và thắng lợi trở về nước. Sự tài giỏi của ông đã tuy không giúp đại vương lấy về 15 tòa thành (thật ra là quỷ kế của Tần vương) nhưng lại giúp cho nước Triệu không bị mất đi viên ngọc quý giá truyền từ đời này qua đời khác.
Nhờ sự mưu trí, cơ lược của mình, Lạn Tương Như đã thành công đánh bại âm mưu đen tối của nước Tần, giúp cho nước Triệu không bị mất đi viên ngọc quý giá Hòa thị bích (Ảnh minh họa: Sina)
Video đang HOT
Đến năm 279 trước Công nguyên, Lạn Tương Như đấu trí thành công với Tần Vương ở Miễn Trì, vừa bảo vệ được uy phong của nước Triệu vừa giúp Triệu vương bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Việc thành công, Lạn Tương Như được phong làm Thượng khanh, địa vị của ông khi ấy mới thực sự cao hơn danh tướng Liêm Pha một bậc.
Nhận thấy, uy phong của mình ngày một bị sa sút, yếu thế hơn Lạn Tương Như, Liêm Pha nổi nóng và nói với kẻ bề tôi của mình rằng: “Ta thân là đại tướng quân nước Triệu, có công đánh đông dẹp bắc bình thiên hạ. Lạn Tương Như có giỏi mấy đi chăng nữa, cũng chỉ là dạng quan văn, đi lên bằng những màn khua môi múa mép. Vì cớ gì mà hạng người như vậy lại được xếp ở vị trí cao hơn ta?
Đó là còn chưa kể rằng, họ Lạn kia vốn có xuất thân thấp hèn. Tại sao ta và kẻ ấy phải đứng chung một triều? Như vậy khác nào hạ nhục ta?”. Ôm hận vì bị đại vương đánh đồng mình với kẻ bề tôi thấp kém, Liêm Pha tự xưng rằng: “Hễ thấy Lạn Tương Như ở đâu, ta sẽ hạ nhục hắn ở đó!”.
Lạn Tương Như biết chuyện, liền khéo léo thu xếp, cố gắng để không chạm trán với đại tướng quân trong triều. Mỗi khi nhà vua gọi vào thiết triều, ông đều cáo ốm và trốn trong nhà để tránh việc phải giáp mặt với Liêm Pha. Nhưng không ngờ, trong một lần đi công chuyện ra ngoại thành, trên đường đi, Lạn Tương Như và Liêm Pha lại vô tình gặp nhau. Tương Như nhìn thấy đại tướng quân từ xa nên dặn người hầu tránh sang đường khác.
Khi đó, kẻ hầu người hạ của ông đều phẫn nộ mà nói rằng: “Chúng nô tì bỏ việc đồng áng nhà cửa, đến từ bao nơi xa xôi phục vụ, hầu họ cho đại quan chính là bởi chúng nô tì thực sự nể phục nghĩa khí của ngài. Tại sao ngài và đại tướng quân Liêm Pha cùng là đại thần được Triệu vương sủng ái, nhưng hễ cứ đi ra ngoài là phải trốn tránh, e dè, không dám chạm mặt?
Như vậy, chẳng phải ngài đang quá sợ hãi uy danh của đại tướng quân mà bỏ qua địa vị của bản thân hay sao? Nếu ngài cho rằng, bản thân ngài còn chưa đủ thanh cao, không thể sánh ngang đại tướng quân đến vậy, thì chúng nô tì xin nhất mực về quê”.
Lạn Tương Như khi ấy mới ôn tồn đáp lại rằng: “Các ngươi chớ có hồ đồ nói vậy. Các ngươi hãy nghĩ đến tận cùng của sự việc. Ta và Liêm Pha Tướng quân đều là danh thần nước Triệu. Trước đây, khi đi sứ sang nước Tần, đứng trước nguy cơ mất mạng để bảo vệ báu vật của nước nhà, ta còn không hề run sợ trước Tần vương. Ta lại hỏi các ngươi rằng, Tần vương to hơn hay Đại tướng quân Liêm Pha oai phong hơn?
Thật ra không phải là ta nể sợ hay kiêng dè gì đại tướng quân. Điều ta lo nghĩ chính là ở chỗ, bao lâu này, Tần vương chưa dám sai quân đến đánh chiếm nước Triệu chính là bởi, Tần vương nể sợ sự đồng lòng, quyết chí của ta và Đại tướng quân Liêm Pha.
Nếu ta và Liêm Pha dịp này có xích mích, khác nào tạo cơ hội cho Tần vương hả hê, chưa kể, sẽ gây ra nguy cơ thiệt hại nặng nề hơn cho đất nước. Ta nhẫn nhịn, tránh đường chính là vì nghĩ cho quốc thể. Ân oán tư thù bao giờ cũng phải xếp sau lợi ích của đất nước”.
Ít lâu sau, lời giải thích này đến tai Đại tướng quân Liêm Phan, nhận chân được sự khiêm tốn và bao dung của Lạn Tương Như, ông thực sự xấu hổ vì những gì mình đã nói.
Liêm Pha hối lỗi, cởi bỏ xiêm y, cầm trường dài tới tạ lỗi với Lạn Tương Như, từ đó cả hai hóa giải hận thù, kết thành hảo bằng hữu, sống chết có nhau (Ảnh minh họa: Xueban)
Để biểu thị lòng thành và sự hối lỗi, Liêm Pha cởi trần và cầm trượng dài (gậy dài) đi tới nhà Lạn Tương Như nhận tội. Chạm mặt Thượng khanh, Liêm Pha thành khẩn cung kính nói rằng: “Ta là kẻ bỉ ổi, tính tình thô lậu, không hay biết rằng, Thượng khanh khiêm tốn hết mức và coi trọng tướng quân ta đến vậy. Không hiểu được sự nhường nhịn, tấm lòng bao dung, độ lượng của ngài, là tội lớn của Liêm Pha ta!”. Lạn Tương Như vô cùng cảm kích, từ đó, cả hai hóa giải hận thù, kết thành hảo bằng hữu, sống chết có nhau.
Huyên Di
Theo Đời sống & Pháp lý
Trí tuệ sinh ra trong tĩnh lặng, còn ngu muội sinh ra trong oán giận
Con người sống ở đời, ai có thể tránh khỏi những lúc gặp chuyện trái lòng, nghịch ý? Và khi cơn giận đã lên tới đỉnh đầu, ai còn có thể khống chế được đây? Tuy nhiên để biết tức giận đúng người, đúng lúc, đúng cách thì lại là việc hoàn toàn khác.
Khi bị người khác khiêu khích, đối với một người bình thường, thì việc phản ứng lại là điều rất tự nhiên. Hay khi gặp một ai đó làm điều sai trái, chúng ta không nhẫn được cũng liền nổi cơn tam bành.
Làm như vậy có thể phần nào giúp chúng ta giảm đi một phần khó chịu trong lòng, nhưng sau đó thì sao? Bạn có khi nào hối hận vì những điều mình làm khi tức giận? Tức giận có thể giải quyết được căn bản của vấn đề, có thể đạt được kết quả viên mãn? Có thể giúp mối quan hệ giữa hai người được tốt hơn? Thường thì câu trả lời là không.
Kết quả của oán giận còn đáng sợ hơn cả nguyên nhân khiến ta tức giận
Có câu chuyện kể về một người phụ nữ viết thư cho nhà văn nổi tiếng Dale Breckenridge Carnegie, nguyên nhân bởi ông đã lên truyền hình nói về những việc liên quan đến ngài tổng thống Abraham Lincoln, trong đó rất nhiều cột mốc thời gian đều sai.
Người phụ nữ đó rất tôn kính tổng thống Abraham Lincoln cho nên đã viết một bức thư với những lời lẽ vô cùng phẫn nộ: "Nếu như ngay cả những điều truyền kỳ căn bản về cuộc sống của ngài Abraham Lincoln ông đều không biết, vậy thì đừng có lên truyền hình mà nói, đây là một việc sỉ nhục đối với ngài Abraham Lincoln. Còn nếu như tư liệu của ngài không đầy đủ, vậy thì hãy chuẩn bị đầy đủ rồi hãy lên diễn giảng".
Dale Carnegie khi đó đã là một người rất nổi tiếng, có rất nhiều tác phẩm bán chạy trên thị trường, được độc giả hoan nghênh đón nhận. Vậy nên khi đọc được bức thư này, ông cảm thấy vô cùng tức giận, lập tức viết hồi đáp người phụ nữ đó bằng những lời lẽ oán giận. Tuy nhiên vì trời cũng đã muộn, người giúp việc đã trở về nhà nên bức thư không thể gửi đi ngay được, vậy nên ông để tạm bức thư trên bàn.
Sáng hôm sau, khi chuẩn bị đem bức thư này cho người giúp việc đem đi gửi, ông xem lại lần nữa, trong lòng cảm thấy mình đã viết với những lời lẽ quá phẫn nộ, người phụ nữ đó không hề dùng những lời lẽ như này. Không những vậy, những gì mà cô ấy nói cũng có phần đạo lý. Vậy là ông viết một bức thư khác để gửi cho người phụ nữ đó.
Nội dung bức thư mới không hề có một lời oán giận nào, mà thay vào đó là sự cảm ơn sâu sắc đối với người phụ nữ đó, ông nói nó giúp ông tỉnh ngộ, nhìn được ra cái sai của mình. Sau đó ông lại nghĩ: "Nếu như một sự việc to lớn như vậy lại có thể thay đổi hoàn toàn trong vòng 12h đồng hồ, vậy sao mình không thử đợi thêm vài ngày nữa hãy gửi bức thư này đi?".
Ông bắt đầu làm một thực nghiệm, ông lại để bức thư mới này lên trên bàn, đến tối ông lại đọc một lần nữa, sau khi đọc xong ông muốn sửa đổi một số chỗ. Và cho đến ngày thứ 7, nó đã hoàn toàn biến thành một bức thư với đầy đủ những lời lẽ chân tình, thấm đẫm tình cảm, lòng biết ơn.
Sau cùng, người phụ nữ đó được chứng thực là người nói thật lòng nhất, và đối với Dale Carnegie mà nói, cô đã trở thành người bạn quan trọng nhất trong cuộc đời của ông. Nếu như hôm đó, người giúp việc của Dale Carnegie không về sớm mà đem bức thư đầu tiên gửi đi, thực sự không thể hình dung kết cục rồi sẽ ra sao? Chắc chắn nó phải là một kết cục tệ hại hơn bao giờ hết, hai người sẽ trở thành những kẻ thù địch của nhau.
Sau cùng, đối với Dale Carnegie mà nói, người phụ nữ đó đã trở thành người bạn quan trọng nhất trong cuộc đời của ông. (Ảnh: wikipedia.org)
Tức giận không phải "lẽ thường tình"
Trong kinh điển của người Do Thái có viết: "Khi con người tức giận thì chính là lúc dễ mắc phải sai lầm", và trong Thánh Kinh Tân Ước cũng có nói: "Khi con người tức giận đều điên loạn". Bất luận nguyên nhân là gì, thì khi chúng ta không tự chủ được chính mình, lúc đó rất có thể sẽ làm tổn thương một ai đó, hủy hoại đi một mối thâm tình nào đó, thậm chí dẫn tới sự hối hận cả đời.
Nguyên nhân của mọi tội lỗi cũng như ốm đau bệnh tật phần lớn đều bắt đầu từ sự tức giận, nó chính là nguyên nhân góp phần đưa chúng ta đến chỗ thất bại. Rất nhiều tội phạm gây ra tội ác nghiêm trọng, khi được hỏi họ đều có chung một câu trả lời: "Nếu như lúc đó tôi không tức giận như vậy thì có lẽ đã không hành động như thế".
Khi cơn tức giận qua đi thì sự hối hận cũng bắt đầu ngự trị, vậy nên sống mà có thể tĩnh lặng với thế nhân mới là minh trí. Chỉ cần khi đối diện với sự tức giận, chúng ta hãy tĩnh lặng đợi chờ cho 5 giây qua đi, có thể chỉ 5 giây ngắn ngủi nhưng hiệu quả mang đến lại to lớn vô cùng. Và nếu như có thể nhẫn nại 1 phút, rồi 10 phút, rồi 1 tiếng và sau đó là một ngày, bạn sẽ thấy rằng sự tĩnh lặng là vị thầy chỉ đường tốt nhất cho mỗi chúng ta, và chờ đợi cũng chính là vị thầy chữa lành mọi vết thương.
Có câu: Trí huệ sinh ra trong sự tĩnh lặng còn sự ngu muội lại sinh ra khi oán giận. Tức giận có thể giúp bạn vơi đi áp lực nhất thời, nhưng không thể mang cho bạn niềm vui mãi mãi.
Tức giận có thể giúp bạn vơi đi áp lực nhất thời, nhưng không thể mang cho bạn niềm vui mãi mãi... (Ảnh: ivsky.com)
Khi các bậc cao nhân đối diện với oán giận, họ thường tự hỏi chính mình ba điều sau:
1. Việc này có thực sự quan trọng đến vậy hay không? Khi lý tính sinh ra, cũng là lúc mình nhận ra: Hóa ra đây chỉ là việc nhỏ hóa to.
2. Việc này có cần phải tức giận đến mức vậy không? Tức giận rồi có tác dụng gì chăng? Khi hỏi lòng mình điều này, sẽ giúp bạn giảm đi sự tức giận, thậm chí là loại bỏ nó.
3. Lúc này có thể làm việc gì hữu ích hơn không? Có thể ra ngoài đi dạo, hít thở không khí bên ngoài, tĩnh lặng nhìn vào chính nội tâm của mình, hỏi xem mình đang muốn gì?
Theo Giáo dục thời đại
Muốn mau chiêu tài rước lộc, tẩy bỏ ngay 3 nốt ruồi xui xẻo này Đừng đầu danh sách những nốt ruồi hao tài kém may mắn này chính là nốt ruồi ở khóe miệng. Nếu có thể, hãy nhanh chóng tẩy bỏ để đẩy lùi xui xẻo, chiêu tài rước lộc. 1. Nốt ruồi ở khóe miệng Nốt ruồi ở khóe miệng trong nhân tướng học được nhận định là nốt ruồi bán hung bán cát. Nó...