Khích người yêu “quan hệ” với sếp
Anh có lấy em không? Lấy anh rồi em có bớt cô đơn và bớt khổ không? Tôi hỏi anh như thế và anh chỉ im lặng. Anh còn mang dã tâm đánh đổi tôi để lấy những ham muốn khác…
Anh là người ngoại tỉnh, tôi cũng là người ngoại tỉnh. Tôi là gái Tuyên Quang còn anh là trai Nghệ An. Chúng tôi yêu nhau đã 4 năm nhưng chưa tính đến hôn nhân. Anh ấy lúc nào cũng chối khi nhắc đến lập gia đình, lý do anh đưa ra cũng rất chính đáng là “chưa có nhà”.
Anh ấy hơn tôi 2 tuổi, đã tốt nghiệp Đại học Bách Khoa và đi làm được 3 năm. Vì là người đẹp trai lại có tài nên anh có rất nhiều cô gái yêu mến. Ngày xưa khi anh làm việc tại một trung tâm sửa chữa máy tính có một cô gái theo đuổi anh. Cô gái ấy nhà ở Hà Đông, bố mẹ đều là nhân viên của Quận… Có lẽ vì thấy gia đình cô ấy đầy đủ nên anh cũng đeo đuổi. Cô gái đó sau này phát hiện anh sống với tôi và yêu tôi lâu rồi đã tự nguyện rời bỏ. Quan hệ của chúng tôi tưởng chừng tan vỡ rồi lại nối lại, anh xin lỗi và tôi đã tha thứ.
Tôi sinh năm 86, cũng là một người được khen là khá xinh ở cơ quan. Bên cạnh tôi từng có rất nhiều người đeo đuổi nhưng tôi chọn anh, vì lúc tôi yêu tôi mơ mộng nhiều, anh lại hay vẽ về những viễn cảnh đẹp đẽ giữa hai đứa làm tôi mơ mộng. Thế nhưng cuộc sống ở đô thị khắc nghiệt hơn tôi tưởng tượng. Mấy năm lập nghiệp đã khiến chúng tôi mệt nhoài.
Tôi tủi thân khóc nhiều mà chẳng thể tự giải quyết việc của mình… (Ảnh minh họa)
Thời gian trước có lần đi uống rượu về, anh ấy nói với tôi rằng: Giá mà em có nhà, có xe thì chúng ta đã khác. Tôi cay đắng quá vì nghĩ chỉ tại mình nghèo nên chẳng lấy được chồng. Tại mình nghèo nên anh chỉ muốn ruồng bỏ tôi. Tôi khóc, những giọt nước mắt mặn đắng. Khi anh ta thẳng thắn và nói thật, tôi cay đắng nhận ra phận mình quá hẩm hiu.
Những chuyện vặt như thế giữa hai người làm chúng tôi cãi cọ thường xuyên. Gần đây có thêm chuyện anh ấy khuyến khích tôi đi “quan hệ” với sếp của anh ấy làm tôi rất giận và hận. Chẳng là ngày 8/3 anh ấy dẫn tôi đi hát cùng cả cơ quan, hôm đó nhìn tôi sếp anh đã cho rằng tôi là “một hình ảnh nào đó rất quen thuộc” “có hẹn từ kiếp trước” với anh ấy. Chính anh ấy xin số điện thoại của tôi nhưng tôi lắc đầu.
Video đang HOT
Thế nhưng hôm sau sếp anh ấy vẫn nhắn được vào máy tôi. Hỏi anh ấy thì tôi biết được chính Toàn (người yêu tôi) cho số. Tôi đã trả lời cho có là lịch sự với anh ta. Thế nhưng khi về nhà tôi nói lại với Toàn, anh ấy chỉ cười khẩy cho rằng: “Đó là chuyện của em. Em có tự do của em. Em làm gì anh không cản”. Thậm chí chuyện tôi quan hệ với sếp anh ấy chỉ tốt cho anh ấy, và nói rằng “ sao em lại không muốn tốt cho chồng”.
Đẩy tôi vào một chuyện rắc rối khác. Anh ấy có quá bỉ ổi không? Tại sao tôi không đủ can đảm để rời bỏ người đàn ông nửa nhân ngãi, non vợ chồng với mình? Tôi nghèo mà còn hèn quá! Tôi tủi thân khóc nhiều mà chẳng thể tự giải quyết việc của mình? Tôi cần hành xử thế nào để sau này không phải hối tiếc?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Khi teen không thích người yêu của anh chị mình
Khi anh, chị teen có đằng ấy, nhưng chẳng may người đó lại không "vừa mắt" . Thế là những cuộc ẩu đả diễn ra trong thầm lặng, và lúc ấy người khổ nhất chính là anh, chị mình.
Khổ lắm viễn cảnh chị dâu em chồng
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Dù teen và anh chị mình có thân thiết hay thường cãi nhau như cơm bữa, thì khi anh, chị "rước" một người về ra mắt gia đình thì cũng phải bước qua vòng gửi xe của teen nếu muốn vào nhà. Nếu "người ấy" dễ thương thì chẳng có gì đáng nói. Nhưng đôi khi "người ấy" và bản thân của teen lại không hợp cạ thì đủ thứ rắc rối xảy ra.
Như cô bạn Thúy An, 19 tuổi có ông anh trai 24 tuổi. Từ bé, hai anh em đã rất thân nên cái gì anh trai cũng nhường cho Thúy An. Nay sự xuất hiện của cô người yêu mới của anh làm cô bạn bị sốc nặng. Thêm một việc nữa là "chị kia" còn nhỏ hơn Thúy An 1 tuổi. Thật chẳng biết xưng hô sao cho phải đạo.
Anh của Thúy An trước giờ vốn hiền lành, nhưng người yêu mới của anh dường như chẳng hiền tí nào. Lần đầu tiên đến chơi mà "bạn ấy" tự nhiên như ở nhà. Mấy lần sau đó, Thúy An thấy "chị ấy" đi club nhảy nhót với bạn, còn anh thì ở nhà. Điều đó làm Thúy An không mấy thích. Không chỉ thế, do cách nói chuyện thẳng thắn quá, "chị ta" đã nhiều lần làm cho Thúy An cảm thấy "quê" và khó chịu.
Cảm thấy không xứng với anh mình, nhiều lần Thúy An mặt nặng mày nhẹ rồi tranh cãi với anh. Dù cô bạn có nói gì, thì ông anh cũng cười trừ cho qua chuyện. Thúy An cảm thấy từ ngày có người yêu, anh mình không còn thương và chiều mình như xưa nên lại càng ghét "chị ấy". Nhiều lần, Thúy An nói bóng nói gió, chửi xiên chửi xỏ rằng: "Có lắm người quen bạn trai vì tiền chứ yêu nỗi gì".
Teen nên cố gắng giữ hòa khí của gia đình nhé.
Chưa biết ai đúng ai sai, nhưng các ông anh, bà chị thường rất nhức đầu khi em mình không ủng hộ chuyện tình cảm dù họ không nói ra. Tất nhiên, trước mặt gia đình, các ông anh bà chị lúc nào cũng phải tỏ ra thản nhiên, biết trước những thói hư tật xấu của "người ấy". Nhưng sau lưng, họ cũng đau đầu, nhức óc và những cuộc cãi vã với người ấy vì "em gái méc" cũng thường xuyên xảy ra.
Bên tám lạng, người nửa cân
Khi đã không thích ai rồi, thì nhiều teen nhà mình chiến đấu rất quyết liệt. Một số bạn chẳng ngại thể hiện cái ghét ra mặt với "người ấy" của anh, chị mình. Còn chuyện thường xuyên moi móc, thưa gửi những lỗi lầm của "người anh, chị yêu" với bố mẹ thì là điều chắc chắn.
Nhiều cô bạn có thể ngồi hàng giờ hàn huyên với mẹ, để nêu ra cái viễn cảnh nếu gia đình "rước của lạ kia" về nhà. Đôi khi sự lo lắng và quan tâm ấy khiến cho nhiều ông anh, bà chị cảm thấy khó chịu, và lúc ấy chiến tranh lạnh thực sự xảy ra.
Như cô bạn Thúy An ở trên, do vốn chẳng ưa gì "bà chị dâu nhỏ tuổi" nên chẳng ít lần cô làm bẽ mặt trước gia đình. Chuyện hai người trò chuyện được với nhau là không bao giờ vì Thúy An luôn ghét ra mặt. Ban đầu, cũng muốn lấy lòng "cô em gái người yêu". Nhưng sau thấy không thành và không chịu được, thế là "chị ấy" cũng tỏ ra chẳng cần. Cứ bên này nói xiên qua, thì bên kia chửi ngược lại, chẳng ai nể ai.
Chuyện "em gái người yêu" thì nói cả ngày cũng không hết. Ai cũng có những lí lẽ riêng của mình. Kể thêm về cô bạn Ngọc Thủy, 19 tuổi cũng chia tay đằng ấy vì: "Em gái anh quá ghê gớm, em không thể nào chịu nổi".
Ngọc Thủy chia sẻ: "Em gái của người yêu mình nhỏ hơn mình 2 tuổi. Mình vừa gặp em của "bạn ấy" thì cô bé tỏ ra rất khó chịu. Biết bé không thích, nên mình cố gắng tỏ ra thân thiết để lấy lòng. Nhiều lần mình mua quà, mua bánh dặn đằng ấy đem về cho gia đình và cho cô bé. Mình thường xuyên qua nhà, phụ làm việc nhà, hễ "em của người yêu" cần gì là mình năng nổ làm ngay. Thế nhưng cố gắng bao nhiêu cũng bị nói là... giả tạo. Nhiều lần cô bé còn tỏ thái độ coi thường gia đình mình. Bảo mình quen anh trai vì tham tiền. Thậm chí, "em của người ấy" còn nói trước mặt bố mẹ, ông bà như vậy về mình trên bàn cơm. Hết chịu nổi, nên mình chia tay".
Teen nên hòa hợp với tất cả mọi người trong gia đình nhá.
Nhiều cô bạn khi đã không thích rồi thì chẳng ngại lời nói. Nhưng như vậy người khổ nhất chính là anh chị mình. Khi đã yêu thì khó lòng rời xa được, nên ít ai vì những xích mích giữa em gái và người yêu mà chia tay. Đó là chưa nói đến chuyện, có nhiều người tỏ ra rất khôn khéo trong giao tiếp. Mặc dù họ không thích, nhưng vẫn tỏ ra lịch sự. Sau đó, họ sẽ "đánh xoáy" bằng nhiều kiểu với anh, chị mình. Khi đó, người chịu thiệt thòi chỉ là teen và anh, chị teen thôi.
Ai là người thua cuộc?
Tất nhiên, không phải teen nào và gia đình nào cũng thế. Có những teen rất hòa thuận với đằng ấy của anh, chị mình. Như vậy thì thật may mắn, vì teen cũng có thêm một người anh/chị thứ hai. Và chắc chắn rằng anh, chị mình cũng vui vì điều đó.
Nhưng không phải thích thì vui vẻ, không thích thì nói xa xả vào mặt người khác. Nếu có vô tình làm như vậy, thì người xấu hổ nhất không phải là "chị kia", mà chính là anh, chị và gia đình mình.
Dù không thích, teen nên tỏ ra tế nhị và lịch sự với "người kia" sẽ tốt hơn. Dù sao chuyện tình cảm của anh, chị mình không thể do teen quyết định. Thử đặt trường hợp, anh, chị teen phản ứng như vậy với người yêu mình, thì mình phải phản ứng ra sao? Do đó, thay vì khó chịu, hãy thể hiện sự văn minh, từ tốn. Và đừng quên rằng, người quyết định chính vẫn là bố mẹ và anh, chị mình nhé!
Theo PLXH