Khi yêu nhau cứ 10 phút, người ta nói dối từ 2 đến 3 lần!
Có thể sẽ mất rất nhiều thời gian để tạo dựng niềm tin từ những lời nói thật chân thành, nhưng chỉ mất chưa đầy một phút để dối trá…
ảnh minh họa
Lễ tình nhân không phải là dịp để những người yêu nhau thú nhận những sự thật. Thật ra, các mối quan hệ chỉ bền lâu khi con người ta đừng quá lạm dụng những gì mình nghĩ mà thốt thành lời. Đôi khi chỉ là che giấu cảm xúc, mỉm cười trong đau đớn hay im lặng trong tiếng lòng thét gào…tất cả, đều có nghĩa là chúng ta cũng từng giả dối.
Mọi người hầu như đều nói dối và thậm chí rất thường xuyên: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trung bình trong một cuộc trò chuyện bình thường, mọi người nói dối 2 đến 3 lần mỗi 10 phút…Và chúng ta nói dối nhiều hơn khi yêu bởi lúc này chúng ta quan tâm đến tình yêu của mình hơn, bởi tình yêu làm chúng ta sợ mất hơn bất kì thứ gì và sự quan tâm cùng nỗi sợ đó khiến chúng ta nói dối nhiều hơn.
Những kẻ càng kì vọng về sự chân thật trong tình yêu sẽ càng cảm thấy bị phản bội bởi những lời nói dối. Còn những kẻ cảm thấy hối hận vì đã tin vào những lời không đáng tin lại luôn ngộ nhận mình là người không bao giờ nói dối. Nếu bạn muốn có được tình yêu lâu bền, tốt hơn hết là hãy chuẩn bị tinh thần để biết cách nói dối và tin vào một số lời nói dối.
Nếu như sự trung thực là điều quan trọng nhất đối với bạn, thì có lẽ bạn nên sống cả đời trong lặng câm hay sống đời của một nhà tu hành. Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này: giống như Immanuel Kant, người sống cả đời trong cô đơn, cho rằng nói dối là một điều sai trái.
Còn đối với Arthur Schopenhauer, một kẻ bất mãn với đời khét tiếng, một người tôn sùng chủ nghĩa trung thực, cho rằng hôn nhân là nấm mồ của những tranh cãi và chán ghét bởi những dối trá trong hôn nhân. Nhưng hầu hết mọi người đều muốn yêu và được yêu, vậy điều gì chúng ta nên nói dối và lời nói dối nào nên tin?
Những câu nói kiểu như “em có thể trở thành bất cứ điều gì em muốn” hay “cuộc sống sẽ dần trở nên dễ dàng hơn”, “những kẻ khác chỉ đang ghen tị vì em thông minh”, “em là người con gái đẹp nhất thế gian” hay “anh là người đàn ông duy nhất hiểu em”…chỉ là những lời an ủi, động viên… nói một cách khác, chúng cũng không hoàn toàn là những câu thật lòng của người nói.
Thậm chí câu nói “anh mãi yêu em” cũng chỉ là một đòn bẩy tạo dựng niềm tin cho một tình yêu lâu bền hơn, chẳng ai giám định được điều gì xảy ra phía trước. Và điều phũ phàng là, có lần nói dối thứ nhất sẽ có lần thứ hai, có lời nói dối tốt và những lời nói dối chỉ là lừa phỉnh.
Nếu muốn giữ một tình yêu vững bền, hãy biết cách cân bằng giữa những lời nói thành thật và sự dối trá. Gìn giữ tình yêu của mình và niềm hạnh phúc dài lâu quan trọng hơn việc ôm khư khư những quan điểm về sự thành thật trong mọi lúc, mọi nơi.
Video đang HOT
Nói như Shakespeare &’Đừng cố tìm kiếm, truy tìm những sự thật mà hãy dành thời gian đó quan tâm, chăm sóc lẫn nhau’. Đôi khi, không biết một sự thật nào đó cũng là một may mắn. Ai đó từng nói &’mắt không thấy, tai không nghe…tim sẽ không đau’, sự thật không phải lúc nào cũng là cách giải quyết tốt nhất, đặc biệt là trong tình yêu.
Có thể sẽ mất rất nhiều thời gian để tạo dựng niềm tin từ những lời nói thật chân thành, nhưng chỉ mất chưa đầy một phút để dối trá và một phút đó, đôi khi chính là nguyên nhân khiến bạn mất tất cả sự tin tưởng mà bạn dày công vun đắp. Nói dối không phải tội lỗi, vấn đề là lời nói đó có đáng để bạn lừa dối lòng mình, mạo hiểm với tình yêu của mình và niềm tin của người nghe hay không?
Theo Emdep
'Ly hôn thì rất dễ nhưng người ta sẽ bỏ lại gì?' - thư anh trai gửi em gái khiến người lớn
Chàng trai trẻ viết khi em gái cùng mẹ khác cha cũng đang đau đớn vì bố mẹ sắp ly hôn: "Nửa đêm em có giật mình thức dậy trên chiếc giường rộng lớn? Cố tìm hơi ấm của mẹ bằng cách chui vào trong tủ áo chật chội? Hay cảm thấy mình nhỏ bé, tìm một không gian hẹp như dưới gầm giường và co ro nằm vào trong đấy giống anh?".
Ảnh minh họa
Đó là câu chuyện có thật của Nguyễn Nhật Trường. Câu chuyện của một đứa trẻ bố mẹ ly hôn năm 6 tuổi và giờ đang đau nỗi đau của em gái (cùng mẹ khác cha) khi một lần nữa em gái mình cũng phải nếm trải cảm giác này của tác giả như một vết dao cứa vào lòng những đứa trẻ đã từng nếm trải cảm giác ấy và cả những bậc cha mẹ đứng trước bờ vực hôn nhân tan vỡ
Tuy nhiên, dù có nhiều dằn vặt, đau khổ của một đứa trẻ không đủ đầy cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ, nhưng trong cái nhìn của Trường cũng có đầy đủ sự thương cảm với mẹ, với thân phận của người phụ nữ và cái nhìn bao dung dưới góc độ người lớn về câu chuyện vốn có nhiều điều đáng bàn quanh 2 từ ly hôn.
Nguyên văn bài viết như sau:
"Li hôn thì rất dễ, một tờ giấy, một chữ kí là xong. Nhưng con người ta sẽ bỏ lại những gì?
Tôi may mắn hơn em gái tôi, vì khi bố mẹ bỏ nhau, tôi chưa tròn sáu tuổi, và lúc đó những nhận thức, hay kí ức về cuộc sống còn mờ mờ... Em gái lên 9, đã khóc nấc lên, nôn ra mật xanh mật vàng, quỳ xuống đất mà xin bố mẹ đừng bỏ nhau...
Em gái à! Anh thương em hơn tất cả những điều anh từng biết. Bố em hay bố anh, chung quy cũng chỉ là những gã đàn ông tệ hại và ngu ngốc. Giống tất cả những loại đàn ông lăng nhăng, ngoại tình, cờ bạc đổ đốn làm khổ vợ, khổ con...
Hạnh phúc gia đình, với những người như anh và em, là những thứ sao mà xa vời thế??
Rồi em sẽ phải buồn lắm đấy!- Giống như anh hồi còn nhỏ, bước chân về một căn nhà lạnh lẽo, trống hoắc trống huơ... Không còn những bữa cơm gia đình ấm áp, cũng chẳng còn những lời cười nói của mẹ cha nữa. Em cũng sẽ rất tủi thân khi đến lớp, nhìn bạn bè được ba mẹ đón đưa. Rồi em cũng giống anh chứ? Chiều chiều lại ngồi trước hiên cửa để ngóng chờ hình bóng của mẹ? Nửa đêm em có giật mình thức dậy trên chiếc giường rộng lớn? Cố tìm hơi ấm của mẹ bằng cách chui vào trong tủ áo chật chội? Hay cảm thấy mình nhỏ bé, tìm một không gian hẹp như dưới gầm giường và co ro nằm vào trong đấy giống anh? Rồi còn những vết cắt ngang dọc trên cánh tay nữa chứ?
Nguyễn Nhật Trường, người viết bức thư gửi em gái cùng cha khác mẹ.
Không sao đâu em gái!! Rồi ai cũng sẽ trưởng thành. Và anh biết em cũng sẽ không bao giờ hư hỏng, dù ba mẹ có không ở bên nhau...
Anh quen rất nhiều người có hoàn cảnh giống như mình-cũng từng ngoan ngoãn, rồi vì mặc cảm chuyện bố mẹ li thân, mà buông mình tới những tận đáy của xã hội.
Em cũng sẽ biết cảm thông cho mẹ!
9 năm trời mẹ chịu đựng nuôi em lớn, cố gắng chờ em trưởng thành để có thể từ bỏ tất cả mà ra đi..
Ngày mẹ lấy ông ta rồi có em, năm đó anh 16 tuổi, anh mừng cho mẹ vì đã có được hạnh phúc-khi rất nhiều năm trời phải vất vả một mình. Nhưng sự việc không như anh nghĩ! Từ khi có em, ông ta thành loại đàn ông tệ hại nhất mà anh có thể hình dung ra. Rồi mẹ nhìn em, không muốn đi lại lối mòn cũ, bước vào vết xe đổ, vấp ngã thêm lần nữa, vẫn cứ là đau, nên mẹ im lặng chịu đựng... Đằng đẵng suốt chín năm, mẹ lo kinh tế cho nhà, chăm sóc bà bị tai biến, lo cho em.. Còn anh là một thằng ích kỉ- vì không chịu nổi tính khí cha em mà không thèm ở nhà.
Bỏ lại gia đình, anh lang bạt nay đây mai đó, tự cho đó là tự do, dù đôi khi cũng cảm thấy nực cười khi nghĩ đến bản thân- giống như con chó hoang, chẳng có nơi về!!
Thông cảm cho mẹ như anh nhé!
Sự thật nghẹn ngào nước mắt anh trai từ bỏ em gái sau khi không còn bố mẹ
9 năm nay, lần đầu tiên anh cảm thấy thoải mái như vậy-Khi mẹ quyết định từ bỏ sự cam chịu của mình. Sức khỏe mẹ không tốt, tóc đã bạc một nửa. Lãng phí mất 50 năm cam chịu, còn một thời gian đến cuối đời nữa, hãy để mẹ sống hạnh phúc bằng sự tự do.
Mẹ lo cho em lắm, vì em là cô gái thương mẹ nhất trên đời. Anh sẽ ở lại Hà Nội này, thuê một nhà trọ gần nơi em ở để chăm sóc cho em, còn mẹ sẽ đi một nơi nào đó xa, để không còn những đau khổ... Yên tâm đi em gái, mẹ giỏi lắm, dù bất kì ở nơi đâu, cũng lo được cho em tốt như trước giờ vẫn vậy.
Ngoài ra còn có anh nữa, bây giờ anh chẳng chơi bời, còn làm việc gấp 2,3 lần người khác không mệt mỏi.
Thứ 7 nào anh cũng dẫn em đi tập bơi, chủ nhật chúng ta sẽ đi siêu thị mua sắm.. Rồi 1 tháng hai tháng, anh với em sẽ đi thăm mẹ 1 lần...
Cứng rắn lên cô gái! Lớn lên, em sẽ hiểu cho mẹ, và mừng khi mẹ đã được tự do...
Nỗi sợ hãi của trẻ khi cha mẹ ly hôn
Xem anh đi, đang cảm thấy thoải mái...
Mà tại em cứ khóc hoài, khóc đến mấy tiếng đồng hồ rồi còn không dứt. Anh lại khóc theo rồi...".
Hiện tại chính Trường với tuổi đời còn trẻ cũng đang chưa thể suy nghĩ thấu đáo cha mẹ trước cuộc hôn nhân không hạnh phúc thì nên lựa chọn li dị hay cam chịu tiếp tục chung sống vì con. Nhưng điều dễ hiểu nhất mà Trường rút ra cho chính mình là: "Điều to tát là đàn ông phải là chỗ dựa, là trụ cột, là để gia đình, con cái mình được hạnh phúc có thể không phải ai cũng dám hứa. Nhưng dù sao là đàn ông cũng không được làm vợ con phải đau khổ".
Theo Afamily
Tôi chán chồng vì hở tí anh lại đòi ly hôn Lần nào cũng vậy, chuyện nhỏ xíu anh cũng làm ầm lên rồi xưng "mày tao". Thật tình tôi thấy chán và ngán ngẩm gia đình này lắm. ảnh minh họa Tôi rất chán vì chồng lớn tuổi hơn rất nhiều nhưng mỗi lần cãi nhau hở cái anh đòi ra tòa ly hôn, mà lần nào cũng vậy, chuyện nhỏ xíu anh...