Khỉ xổng chuồng cắn nhiều người ở Sóc Trăng
Có đến 6 người bị con khỉ nặng khoảng 10 kg tấn công phải nhập viện khiến cư dân Minh Châu ở Sóc Trăng lo lắng.
Hai tuần qua, người dân ở đường C1, khu dân cư Minh Châu, phường 7, TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) thấy một con khỉ sống trong lùm chuối đi ra đường kiếm thức ăn. Khi phát hiện người, con khỉ đực nặng khoảng 10 kg tiến lại gần rồi tấn công gây thương tích.
Hai người bị con khỉ này tấn công gần nhất là ngày 2 và 5/2. Mười ngày trước đó có 4 người khác bị khỉ gây thương tích khi đi chơi trong khu dân cư Minh Châu.
Con khỉ cắn nhiều người trong khu dân cư Minh Châu, TP Sóc Trăng. Ảnh người dân cung cấp.
Chị Nga, con gái của ông Trần Văn Tịnh (84 tuổi, ở đường C1) cho biết chiều mùng 9 Tết (2/2), khi cụ ông đang ngồi chơi bên kia đường (gần vườn chuối) thì bị khỉ vồ từ phía sau.
“Ba tôi đứng lên và bỏ chạy thì con khỉ chụp vào bắp chân gây chảy máu. Chưa dừng lại, con khỉ hung dữ còn cào, cắn vào mông và bên hông khiến ba tôi nhập viện. Ba ngày sau, con khỉ lại ra đường và bị nhiều người rượt đuổi. Lúc đó nó chạy qua bên kia kênh cắn đứt gân tay của một người làm vườn”, chị Nga kể.
Ông Nguyễn Trường Hải, Bí thư, Chủ tịch UBND phường 7, TP Sóc Trăng xác nhận khỉ cắn nhiều người trong khu dân cư Minh Châu là có thật. Theo ông Hải, đây là khỉ nuôi của chủ một quán nhậu (nay đã bỏ quán) bị xổng chuồng và đi hoang nhiều năm.
“Phường làm báo cáo gửi UBND TP Sóc Trăng để nơi đây kết hợp với ngành nông nghiệp, công an, bộ đội, kiểm lâm tìm phương án bắn hạ nhưng đến nay hơn hai tuần mà chưa thấy bắn hay bắt được khỉ”, ông Hải nói.
Ông Nguyễn Văn Quận, Bí thư, Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng cho biết lực lượng kiểm lâm có công cụ bắn gây mê. Do đó, thành phố đang nhờ kiểm lâm bắn gây mên rồi chuyển đi nơi khác chứ không nhất thiết bắn chết khỉ.
Video đang HOT
Vườn chuối ven đường C1, khu dân cư Minh Châu. Ảnh: Việt Tường.
Trao đổi với Zing.vn sáng 10/2, ông Trần Trọng Khiêm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng khẳng định ngành này không được trang bị súng bắn thuốc gây mê như phát biểu của lãnh đạo UBND TP Sóc Trăng. Theo ông Khiêm, muốn tiêu diệt động vật hoang dã gây nguy hại đến đời sống người dân thì Chủ tịch UBND cấp huyện phải ra quyết định và giao cho công an với bộ đội thực hiện.
“Chúng tôi đã có hướng dẫn TP Sóc Trăng rồi. Một năm trước khỉ gây hại cho người ở huyện Cù Lao Dung và Mỹ Xuyên cũng do quân đội với công an xử lý, bắn 2 con”, ông Khiêm nói.
Theo news.zing.vn
Sóc Trăng: Hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt
Năm 2019, tình hình xâm nhập mặn ở Sóc Trăng diễn ra sớm hơn gần 1 tháng so với năm trước. Độ mặn đo được cao nhất vào trung tuần tháng 12/2019 tại các trạm trên sông Hậu tại Trần Đề 20,5, Long Phú 14,2, Đại Ngãi 10,7; trên sông Mỹ Thanh tại Thạnh Thới Thuận 11,4...
Kênh, mương không còn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: XC
Theo số liệu mới nhất của Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng, đầu tháng 2/2020, tại các trạm đo trên sông Hậu ở Trần Đề 13,8, Long Phú 10,6, Đại Ngai 6,6; trên sông Mỹ Thanh tại Thạnh Thới Thuận 15,9; Thạnh Phú (Nhu Gia) 6,8; trên sông Đinh (TP Sóc Trăng) 5,0...
Dự báo, trong thời gian tới độ mặn cao nhất trên sông Hậu tại Trần Đề ở mức 22, Long Phú 17,5, tại Đại Ngãi (cách cửa sông Hậu 35km) là 11,5; trên sông Mỹ Thanh tại Thạnh Thới Thuận (cách cửa sông Mỹ Thanh 25km) ở mức 19,5, tại Thạnh Phú 7,5, tại TP Sóc Trăng 6,5.
Toàn tỉnh Sóc Trăng có 185.000ha sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2019 - 2020, đến thời điểm này đã thu hoạch khoảng 70.000ha. Năm nay, tỉnh đã chủ động xuống giống sớm để tránh hạn mặn, cơ bản không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, diện tích Đông Xuân muộn trong vùng dự án thủy lợi Long Phú - Tiếp Nhật đã khép kín nên thiếu nước, ảnh hưởng hơn 3.600ha ở huyện Long Phú.
Hiện nay, mặn đã xâm nhập hầu hết trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, điều lo ngại nhất là hạn, mặn kéo dài và sâu hơn, lên đến huyện Kế Sách, nơi mà vùng đê bao chưa khép kín sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn héc ta cây ăn trái của địa phương này.
Nhiều nơi ở Sóc Trăng bị thiếu nước không thể sản xuất nông nghiệp. Ảnh: XC
Tính đến cuối tháng 1/2020, tình hình khô hạn và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến 2.160ha diện tích trồng lúa (tăng 761ha so với trước Tết Nguyên đán Canh Tý), trong đó 2.034ha bị ảnh hưởng dưới 30%, 111ha bị ảnh hưởng từ 30 - 70% và 15ha bị ảnh hưởng trên 70%, tập trung chủ yếu tại các huyện Kế Sách, Long Phú, Châu Thành và thành phố Sóc Trăng.
Ở các xã Tân Hưng, Trường Khánh (huyện Long Phú), nhiều nhà nông đang lo vì lúa đang trong thời kỳ phát triển nhưng vì mặn xâm nhập sớm khiến đất nứt nẻ, không đủ nước cho lúa phát triển. Một số hộ bơm nước để cứu lúa nhưng cũng không yên tâm vì nước bơm vào không phải nước ngọt mà nước có độ mặn hơn 2.
Bà Kim Thị Ánh Nguyệt (62 tuổi, ở ấp Pẹc Đôn, xã Tài Văn, huyện Trần Đề) cho biết: "Năm nay hạn đến sớm hơn so với mấy năm trước. Nhiều kênh ở khu vực chúng tôi ở cạn kiệt nước nên không sản xuất được lúa vụ 3. Nhà tôi có ao nuôi cá tra, cá trê, rô phi nhưng không có nước nên cá chết gần hết".
Trước tình hình này, để bảo vệ diện tích cây trồng và giảm thiệt hại đến mức thấp nhất bởi hạn hán, xâm nhập mặn, ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn, nguồn nước tại các công trình đầu mối quan trọng để vận hành đóng, mở cửa cống, đảm bảo không để mặn xâm nhập vào nội đồng ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.
Lúa tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng bị thiếu nước nghiêm trọng. Ảnh: XC
Đồng thời, khảo sát các hệ thống công trình thủy lợi để có biện pháp duy tu, sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phòng, chống hạn, mặn đang xây dựng để đưa vào vận hành, khai thác, kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh trong mùa khô năm 2019 - 2020.
Chú trọng các giải pháp kỹ thuật bảo vệ cây trồng trên cây lúa trong vụ mùa 2019 - 2020, khuyến cáo người dân cần trữ nước ngọt trong các kênh, ao nuôi tôm để đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho cây lúa, kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước vào đồng ruộng.
Ông Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Trung tâm Nước sạch vệ sinh nông thôn Sóc Trăng cho biết: Do ảnh hưởng hạn hán xâm nhập mặn, mùa khô năm 2019 - 2020 sẽ thiếu nước sinh hoạt của người dân nông thôn. Qua thống kê, toàn tỉnh có 73 xã thuộc 10 huyện, thị xã với khoảng 26.572 hộ dân bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt.
Khô hạn diễn ra gay gắt ở Sóc Trăng. Ảnh: XC
Để giải quyết vấn đề này, trung tâm đã có kế hoạch cấp nước sạch nông thôn ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2019-2020 với các giải pháp như: Nâng cấp mở rộng tuyến ống cấp nước cho các khu vực bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn từ các công trình cấp nước tập trung hiện có, với chiều dài gần 720.000m, phục vụ cấp nước sạch sinh hoạt cho 21.622 hộ dân; đầu tư xây dựng mới 3 trạm cấp nước tập trung với kinh phí 45 tỷ đồng, cấp nước cho 2.772 hộ dân. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là hơn 160 tỷ đồng.
Trung tâm đang quản lý khai thác 146 công trình cấp nước tập trung, cấp nước cho 108.000 hộ dân. Tổng công suất giếng đang khai thác là 100.000 m3/ngày đêm. Đến nay đã khoan được 10 giếng, công suất mỗi giếng 1.000m3/ngày đêm, với kinh phí trên 3 tỷ đồng. Triển khai thi công gần 137.000m đường ống cấp nước, giải quyết nước sinh hoạt cho 3.770 hộ tập trung tại các xã Long Bình (Ngã Năm), Ba Trinh, Đại Hải, Trinh Phú (Kế Sách), Mỹ Tú với kinh phí thực hiện gần 22 tỷ đồng.
Ông Dũng cũng cho biết, thời gian tới, đơn vị tiếp tục khoan thêm 12 giếng tạo nguồn tại các trạm cấp nước, với kinh phí 3,6 tỷ đồng, nguồn vốn từ Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp của trung tâm. Tiếp tục thực hiện nâng cấp mở rộng 600km đường ống và xây dựng mới 3 trạm cấp nước tập trung, phục vụ cấp nước cho 22.800 hộ dân, với kinh phí 140 tỷ đồng.
Xuân Cảnh
Theo Thanhtra
Ngừa virus corona: CSGT Sóc Trăng sáng kiến kiểm tra nồng độ cồn qua bong bóng Lần đầu tiên CSGT Công an Sóc Trăng tổ chức kiểm tra nồng độ cồn bằng sáng kiến mới nhằm giúp người lái xe ngăn ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp, trong đó có virus corona. Từ tối 4-2, Trạm CSGT Mỹ Xuyên thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Sóc Trăng tổ chức đo nồng độ cồn trước UBND TP Sóc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên

Bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên đường ở Hải Dương

Công an vào cuộc vụ rơi lan can khiến 3 nữ sinh ở Nghệ An bị thương

Cưới Hỏi Trọn Gói Ngọc Huyền – 10 năm nâng tầm dịch vụ cưới hỏi miền Tây

Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ cháy nhà khiến 2 người tử vong

Sạt lở nhà máy thủy điện Nậm Lúc ở Lào Cai

Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Tạm đình chỉ nữ tiếp viên xe buýt 'tịch thu' thẻ sinh viên

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ
Có thể bạn quan tâm

Bị tố bội tín với tập đoàn Tôn Hoa Sen và NSX Mái Ấm Gia Đình Việt, MC Quyền Linh lên tiếng
Sao việt
23:34:18 14/04/2025
Cặp vợ chồng đều là NSND, khi yêu nhau cả nước 'chỉ trỏ, bàn tán'
Tv show
23:23:39 14/04/2025
Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm
Sao châu á
23:12:05 14/04/2025
TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải
Hậu trường phim
23:04:23 14/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
22:49:23 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'
Thế giới
21:27:39 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
Pháp luật
19:25:51 14/04/2025