Khi xe tay ga bị giật lúc tăng tốc, cần phải làm sao?
Sự cố xe máy chạy bị giật thường xuất hiện ở những chiếc xe cũ đã sử dụng được một thời gian đặc biệt là đối với những chiếc xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử khá là phổ biến.
Mỗi khi chúng ta vặn ga để gia tốc thì tình trạng này lại xuất hiện. Vậy xử lý như thế nào khi xe tay ga bị giật lúc tăng tốc?
Nguyên nhân khiến xe tay ga bị giật khi tăng tốc
Hệ truyền động của một chiếc xe tay ga bao gồm khá nhiều bộ phận như các trục, puli các cấp hay nồi ly hợp, dây cu-roa, bố ba càng… Cũng vì thế, sau một thời gian sử dụng thì các bộ phận này sẽ có nhiều khả năng bị hao mòn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc truyền động và làm cho chiếc xe khi tăng tốc không còn được mượt mà như ban đầu.
Ngoài ra, một số nguyên nhân có liên quan đến hệ thống nhiên liệu, xăng gió hay đánh lửa của xe cũng có thể ảnh hưởng đến việc di chuyển khi tăng tốc đột ngột.
Cách khắc phục khi xe máy bị giật lúc lên ga
Hệ thống truyền động phức tạp trên xe tay ga. Ảnh: Anycar.vn
Đầu tiên, việc chúng ta cần làm là lên ga và cảm nhận chiếc xe. Nếu cảm giác máy gào, rung và không có hiện tượng di chuyển thì bạn có thể đưa xe ra các cửa hàng sửa xe uy tín để vệ sinh nồi. Nếu việc vệ sinh không hết được cảm giác rung giật khi tăng ga, hãy kiểm tra đến các bộ phận chi tiết dưới đây.
Video đang HOT
Dây cu-roa: Thứ đầu tiên chúng ta cần kiểm tra trong bộ nồi truyền động của xe tay ga chính là dây Curoa. Dây này được làm bằng cao su nên sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng bị giãn, nứt. Điều này có thể ảnh hưởng đến truyền động của xe và làm cho xe tay ga bị giật khi tăng tốc. Nếu dây đã cũ và có hiện tượng nứt, giãn thì hãy thay mới để đảm bảo truyền động tốt hơn.
Bố 3 càng: Tiếp theo, nếu dây curoa còn mới hãy kiểm tra bộ bố nồi ba càng. Sau thời gian sử dụng, các mạt bụi được sinh ra do ma sát sẽ bám vào các trục của đế bố.
Việc này làm cho khi văng ra, bộ phận này không bắt dính vào chuông và làm xe tay ga bị rung. Như vậy, nên chú ý làm sạch không chỉ mặt bố ba càng, chuông nồi mà còn cần làm sạch các chi tiết ở trục đế ba càng sau đó dùng giấy ráp để đánh mịn bề mặt này.
Lò xo bố 3 càng: Do là lò xo nên lò xo bố 3 càng sẽ có khả năng bị giãn sau chỉ khoảng từ 5.000 – 10.000 km sử dụng. Khi này, việc đàn hồi không tốt để hỗ trợ cho bố ba càng trong việc dính vào chuông thì chiếc xe sẽ bị có tiếng lóc cóc khi vặn ga nhỏ. Bởi khi lò xo yếu, bố ba càng bị bung ra quá sớm, còn khi tăng tốc ở tốc độ cao, xe bị đuối do lò xo không hỗ trợ được bố trong việc bắt dính vào chuông.
Bi nồi: Tiếp đó, bi nồi là bộ phận cần kiểm tra bởi nếu bị móp méo thì chắc chắn chiếc xe của bạn sẽ bị rung, giật cục khi tăng tốc.
Cặp đôi Bugi và lọc gió: Nếu bugi và lọc gió có vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng vận hành của xe tay ga.
Bởi đây là những bộ phận tham gia trực tiếp vào việc cấp hỗn hợp khí vào buồng đốt cũng như đánh lửa cho xe hoạt động.
Kim phun: Với những dòng xe tay ga hiện đại thì phun xăng điện tử FI là bộ phận không thể thiếu bởi nó giúp chiếc xe hoạt động đều đặn và chuẩn chỉ hơn với việc phun xăng được điều khiển điện tử.
Cũng vì thế, sau một thời gian sử dụng do xăng chưa sạch thì kim phun sẽ bị bẩn, nghẹt sẽ gây tình trạng thiếu xăng, hụp khi tăng ga. Vì thế, chúng ta nên vệ sinh kim phun định kỳ để xe tay ga không bị giật, hụt khi tăng ga.
Những thói quen không tốt khi sử dụng xe tay ga
Nhiều người đi xe tay ga hiện nay vẫn có thói quen xấu sau đây, khiến xe nhanh hư hỏng.
Sau khi nổ máy liền phóng đi ngay
Thói quen này khiến xe bị tàn phá rất lớn. Lý do bởi vòng tua máy của xe tay ga cao hơn xe số. Nếu vừa nổ máy đã phóng đi ngay, về lâu sẽ khiến cho xe phát ra những tiếng động lách cách hoặc rào rào, gây hỏng hóc. Vì thế, sau khi nổ máy xong nên chờ từ 5 đến 10 giây để động cơ hoạt động trơn tru.
Đi xe ga giống như xe số
Thói quen đi xe ga giống như xe số ở đây là vít ga một cách đột ngột cho xe lao nhanh về phía trước, rồi lại đột ngột phanh gấp để dừng lại.
Hai hành động này sẽ khiến cho cụm côn ly hợp và dây curoa truyền động nhanh dễ bị hỏng và tốn xăng hơn gấp vài lần. Nên duy trì tốc độ ổn định để vừa giữ tuổi thọ cho xe vừa đảm bảo an toàn cho mình, tránh gây tai nạn.
Ga và phanh cùng lúc
Thói quen ga và phanh cùng lúc thường xảy ra khi chúng ta đứng chờ đèn đỏ hoặc khi vượt dốc, xuống dốc. Việc làm này khiến cho guốc côn xe dễ bị cháy và về lâu dài còn làm cho chuông côn của xe bị giật, không bốc và tốn xăng. Cho nên khi lái xe ga, nên đi với tốc độ bình thường, khi không cần thiết thì không nên bóp phanh và chỉ đặt tay hờ tại vị trí này để nhanh chóng xử lý khi muốn giảm tốc độ.
Đi xe khi lốp bị non
Lốp xe non chính là nguyên nhân khiến xe tiêu tốn nhiều xăng hơn vì làm tăng ma sát trong khi xe chạy, động cơ cần hoạt động gấp đôi công suất bình thường. Một cuộc thử nghiệm trên thực tế đã cho thấy khi độ căng của lốp xe giảm đi 20% thì xăng sẽ bị tốn thêm 10%. Vì thế, ngay khi thấy lốp xe bị non, chúng ta nên đi bơm với áp suất vừa phải.
Không vệ sinh chế hòa khí và thay lọc gió
Việc vệ sinh, thay thế 2 bộ phận này là cực kỳ nghiêm trọng bởi nếu chế hòa khí bị bám nhiều bụi sẽ khiến xe bị ì, đi không bốc, tốn xăng còn lọc gió bị tắc mà không được thay mới thì động cơ phải hoạt động trong môi trường thiếu khí và cũng gây tốn xăng.
Nếu không nhớ thời điểm phải vệ sinh và thay mới 2 phần này, các bạn nên mang xe ra tiệm và nhờ thợ kiểm tra giúp.
Nguyên nhân khiến xe máy khó khởi động sau thời gian không sử dụng Sau nhiều ngày không sử dụng các loại xe máy số phổ thông, xe tay thường có hiện "đề mãi không nổ", khó khởi động lại... trong trường hợp này, người dùng cần nắm rõ nguyên nhân và cách khắc phục. Sau một thời gian không sử dụng, xe máy số phổ thông, xe tay ga thường "mắc phải căn bệnh" khó khởi...