Khi “vùng kín” bị đau và ngứa
Đau nhức âm đạo có thể được kiểm soát với một chế độ ăn uống được cải thiện bao gồm các loại thực phẩm ít chế biến, giảm thiểu tiếp xúc âm đạo với hóa chất, thuốc nhuộm và nước hoa.
Đau nhức âm đạo không phải là tình trạng hiếm gặp ở chị em, chỉ có điều các chị em không cở mở và không dám nói ra mà thôi. Vì từ xưa đến nay, những chuyện liên quan đến “vùng kín” hay chuyện tình dục đều bị coi là nhạy cảm nên nhiều chị em cảm thấy khó khăn khi nói ra những rắc rối của mình, ngay cả nói với bác sĩ.
Không nói với bác sĩ, các chị em một là âm thầm chịu đựng, hai là tự tìm cách chữa trị. Cả hai cách này đều rất nguy hiểm, vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh phát triển nặng hơn, bởi đau nhức âm đạo có thể là một biểu hiện của bệnh tật, ví dụ như nhiễm trùng nấm men tự nhiên.
Tuy nhiên, có nhiều cách tự nhiên có thể để cải thiện tình trạng nhiễm trùng này. Nếu chị em “giải quyết” vấn đề này sớm thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
Đau nhức âm đạo có thể được kiểm soát với một chế độ ăn uống được cải thiện bao gồm các loại thực phẩm ít chế biến, giảm thiểu tiếp xúc âm đạo với hóa chất, thuốc nhuộm và nước hoa. Đồng thời bổ sung các chế phẩm sinh học giúp phục hồi cơ thể và duy trì sự cân bằng tự nhiên.
Video đang HOT
- Âm đạo đỏ và đau nhức
Âm đạo đỏ và đau nhức chỉ là một trong nhiều dấu hiệu của một nhiễm trùng nấm men. Các dấu hiệu khác bao gồm:
&bull Ngứa âm đạo
&bull Nóng râm ran trong âm đạo
&bull Dịch âm đạo có màu trắng hoặc trắng trong và giống đặc quánh như phô mai
&bull Nặng mùi, mùi hôi khó chịu
&bull Đau khi đi tiểu
&bull Đau khi giao hợp
Bất kỳ những dấu hiệu nào trong những dấu hiệu này, bao gồm đau âm đạo, có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng nấm men – một loại bệnh nhiễm trùng khá phổ biến mà nhiều chị em không biết là mình đang bị. Vậy nên chị em không biết cách chăm sóc đúng thì tình trạng bệnh sẽ càng nặng hơn.
- Đau nhức âm đạo và có dịch
Nấm men gây ra nhiễm trùng nấm men được gọi là Candida albicans. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng Candida khác nhau, và có thể bao gồm tiếp xúc trực tiếp với khu vực bị nhiễm nấm men. Nhưng nó cũng có thể do Candida phát triển quá mức.
Candida là một phần tự nhiên của cơ thể, một phần của hệ thực vật đường ruột, có tác dụng giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Nhưng nếu Candida trong cơ thể của bạn phát triển quá nhiều, nó có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể và gây ra nhiễm trùng, dẫn đến các triệu chứng như đau nhức âm đạo và tiết dịch âm đạo. Vì vậy, khi thấy có các triệu chứng này xuất hiện, chị em nên cảnh giác và đi khám để được điều trị sớm nhất.
Một gợi ý cho chị em là nên bổ sung probiotic cho cơ thể để lấy lại sự cân bằng cho hệ thực vật âm đạo và cho cơ thể, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng nấm men. Chế phẩm sinh học chứa khá nhiều probiotic rất quen thuộc với chị em là sữa chua.
Theo gợi ý của các chuyên gia và những người có kinh nghiệm thì để phòng tránh nhiễm trùng nấm men, chị em có thể bổ sung probiotic mỗi ngày, còn khi đã bị viêm nhiễm, nếu muốn giảm sự nóng rát, khó chịu, chị em có thể bôi sữa chua vào vùng âm đạo đang bị sưng, ngứa và đỏ…
Theo PNO
Ai dễ bị ung thư tinh hoàn?
Nguy cơ mạnh nhất và bị coi là nguy cơ rõ rệt nhất là tình trạng tinh hoàn ẩn. Tinh hoàn ẩn là tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường, mà nằm chỗ khác.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa chỉ ra được một nguyên nhân nào là khả dĩ của căn bệnh rắc rối tới sinh sản này. Người ta chỉ vạch ra được một số nguy cơ cố định mà một người khi có một hay nhiều nguy cơ thì có khả năng cao bị bệnh. Nếu có một, dù chỉ một thì hãy theo dõi thật cẩn thận và khám xét sớm nhà máy giống của mình. Bởi chưa khi nào chữ "sớm" lại mang một ý nghĩa lớn lao như khi này.
Điều cần biết về ung thư tinh hoàn?
Ung thư tinh hoàn là tình trạng xuất hiện một khối u ác tính tại một hay cả hai tinh hoàn. Khối u ác tính này cứ ngày một to ra và rồi nó xâm lấn ra toàn bộ tinh hoàn. Đến một mức độ nào đó, toàn bộ tinh hoàn chỉ toàn là khối ung thư.
Do tinh hoàn là một cơ quan sinh sản đặc thù của nam giới nên ung thư tinh hoàn là một bệnh đặc thù của giới này. Nó là nguyên nhân ảnh hưởng không những tới khả năng sinh sản mà còn ảnh hưởng tới chất lượng phát triển đặc điểm giới tính nam.
Ở một cấu trúc bình thường, tinh hoàn chỉ gồm ba tế bào cơ bản là tinh nguyên bào, tế bào sertoli và tế bào kẽ (còn gọi là tế bào Leydig). Ung thư tinh hoàn có thể đến từ ba loại tế bào này. Trong ba loại tế bào trên chỉ có hai loại tế bào là quan trọng nhất bởi nó là đặc thù và quyết định chức năng giới tính sống còn của nam giới. Đó là tinh nguyên bào có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng, những tinh binh chịu trách nhiệm thụ tinh và tế bào kẽ có nhiệm vụ sản xuất ra hormon sinh dục nam đặc dụng là testosterol.
Đặc điểm của khối u ác tính trong ung thư tinh hoàn là tế bào của nó có sức phát triển mạnh mẽ, lấn át và triệt tiêu hoàn toàn một dòng tế bào hay cả ba dòng tế bào này. Sức phát triển của nó mạnh đến nỗi nó còn có thể phát triển vượt ra ngoài tinh hoàn và đi đến những cơ quan ở xa gọi là di căn. Sự di căn là điều kiện châm ngòi cho những biến chứng phức tạp trong ung thư nói chung và trong ung thư tinh hoàn nói riêng.
Ai có nguy cơ mắc bệnh?
Nguy cơ mạnh nhất và bị coi là nguy cơ rõ rệt nhất là tình trạng tinh hoàn ẩn. Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường, tức là bìu trống rỗng và tinh hoàn thì nằm chỗ khác. Các vị trí nó có thể định cư là trong ổ bụng hay trên thành bụng. Đây là nguy cơ cần được lưu ý hàng nhất. Tỉ lệ ung thư tinh hoàn do nó gây ra là dao động từ 2,5-14%. Nghĩa là cứ trong 100 trẻ em bị tinh hoàn ẩn mà không được xử trí đúng và kịp thời thì 3-14 trong số chúng bị chứng bệnh ung thư tinh hoàn.
Nếu tinh hoàn ở trong bụng thì nguy cơ cao hơn những 4 lần so với ở trên thành bụng. Do vậy mà tất cả những em bé trai mà có tinh hoàn ẩn, chúng ta phải đưa ngay tinh hoàn trở về vị trí bằng phẫu thuật. Ngay cả khi đã phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, chúng ta vẫn phải theo dõi tinh hoàn trong tối thiểu là 3-5 năm sau đó. Bởi nguy cơ ung thư tinh hoàn vẫn có thể xảy ra.
Nguy cơ thứ hai phải đề cập đến là tuổi. Tuổi là một nguy cơ khá rõ. Người ta cho rằng, ung thư tinh hoàn có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng lứa tuổi từ 15-35 bị ung thư tinh hoàn nhiều nhất. Có tới trên 50% trường hợp gặp ở độ tuổi trong giai đoạn này, còn các giai đoạn lứa tuổi khác, mỗi giai đoạn chỉ chiếm có vài phần trăm đến 10%. Do vậy mà tất cả những nam giới trong độ tuổi này cần hết sức chú ý.
Yếu tố di truyền cũng là một yếu tố quan trọng của bệnh. Nếu một bé trai có bố bị ung thư tinh hoàn thì đứa bé có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 4 lần so với em bé đồng trang lứa. Còn nếu anh em trai cùng một thế hệ bị bệnh thì tỉ lệ không may với em bé cao hơn gấp 8 lần.
Trong lĩnh vực lao động, những người thợ mỏ, công nhân dầu khí, lái xe vận tải là những người dễ bị ung thư tinh hoàn. Với những tài xế lái xe đường dài, người ta cho là nhiệt độ quá nóng chính là nguyên nhân gây ra bệnh. Bởi thế mà chúng ta vẫn thường được khuyên là không mặc quần lót quá chật, nhất là những trang phục bó sát của nam giới.
Ngoài ra, ung thư tinh hoàn còn gặp trong một số đối tượng khác: sắc tộc, bị nhiễm HIV, Klinefelter, chàm da bẩm sinh, u sắc tố da...
Tóm lại, bất cứ khi nào có biểu hiện tức nặng tinh hoàn, đau ở tinh hoàn, sưng ở bìu, sờ có mảng cứng, sờ thấy u cục, tinh hoàn to ra hay nhỏ đi một cách bất thường thì cần đi khám ngay để phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh.
Theo PNO
5 thói quen không tốt cho vùng "tam giác mật" Đôi khi những thói quen dùng thuốc, vệ sinh hàng ngày, hay thói quen "yêu" lại chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe vùng "tam giác mật" của các chị em. Bệnh viêm nhiễm"cô bé" luôn là một đề tài được chị em quan tâm, vậy những yếu tố nào khiến các "cô bé" dễ bị viêm đến...