Khi vệ sĩ tự nhiên của con người không còn đất sống
Cuộc sống đã đúc kết thành qui luật, khi chúng ta triệt hạ cây cối vì nhu cầu của mình, là chúng ta từ bỏ sự bảo vệ của các vị thần cây. Và cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên mong manh.
Dù đổ bộ một cách chóng vánh (cơn bão số 1) dù chỉ là những cơn mưa do hoàn lưu (cơn bão số 2), nhưng những cơn bão đầu mùa cũng dễ dàng để lại những hậu quả nặng nề.
Những đô thị không chịu nổi gió mưa, những thung lũng vùng cao nằm im chờ lũ cuốn. Số phận con người trở nên quá mong manh trước thiên nhiên khi mà cây cối, những vệ sĩ tự nhiên của con người đã không còn đất sống.
Chúng ta đang tự rời bỏ sự bảo vệ bởi các vị thần cây. Ảnh minh họa: Kienthuc
Một vùng rộng lớn của tỉnh Lào Cai, bao gồm thành phố tỉnh lỵ, và huyện Bát Xát, vùng đất thấp giữa những trùng điệp Hoàng Liên Sơn đã nhanh chóng chìm trong biển nước chỉ sau sau một đêm mưa. Bao nhiêu nước trên bạt ngàn triền núi đều lập tức tràn xuống thung lũng theo những nếp núi dốc trơn như máng xối, không có gì cản trở. 11 người đã chết và mất tích. Con số thiệt hại đó đã cho thấy sự bất ngờ của người dân về mức độ tàn phá của cơn mưa.
Dĩ nhiên là người ta bất ngờ. Bởi từ bao lâu nay, sức tàn phá của những trận mưa như thế này không thể mạnh đến thế, nước lũ không thể xuất hiện nhanh đến thế. Bao đời nay, người ta vẫn sống bình an trong những thung lũng dưới chân Hoàng Liên Sơn qua mùa mưa, mùa nắng. Những cơn mưa dù có lớn đến mấy, sẽ luôn được thấm lại trên triền núi nhờ những cánh rừng già. Rừng cây, đã luôn là những vệ sĩ tự nhiên của con người sống ở nơi chân núi. Nhưng chính những vệ sĩ tự nhiên đó, giờ đây đã không còn đất sống.
Video đang HOT
Toàn tỉnh Lào Cai có hơn 40 doanh nghiệp được cấp phép đầu tư công trình thủy điện, gần 200 công trình thủy điện lớn, nhỏ đã được xây dựng trên hệ thống sông ngòi khe suối Hoàng Liên Sơn. Mỗi một công trình thủy điện lớn, nhỏ được xây dựng là hàng trăm, hàng chục ha rừng bị tàn phá.
Các công trình thủy điện luôn là kẻ thù của những cánh rừng. Và khi con người ưu tiên cho thủy điện, những vệ sĩ tự nhiên đương nhiên không còn đất sống.
Những vùng bị ngập lụt nặng nhất ở Lào Cai trong đợt lũ vừa qua, ngoại thành thành phố Lào Cai, vùng Bảo Thắng, Cam Đường, Bát Xát… đó đều là những địa danh tập trung các công trường thủy điện và khai thác quặng.
Bởi thế, lũ lụt ở Lào Cai chính là sự báo thù của những cánh rừng Hoàng Liên Sơn. Đó là hậu quả của việc những cánh rừng phải nhường chỗ cho thủy điện, cho những tập đoàn khai thác apatit chính danh và vô danh. Cây rừng không còn chốn nương thân. Cây ở thành phố cũng không chốn nương thân.
Trước khi Lào Cai trần mình chịu lũ vì hoàn lưu bão số 2 vì núi đã mất rừng thì ở Hà Nội, những cơn gió lạc của bão số 1 cũng đã quật đổ gần ngàn cây xanh. Người chết, người bị thương, ô tô bị đè bẹp vì cổ thụ bật gốc. Đó là một sự báo thù khác!
Khi những gốc đại mộc bật lên trên đường phố Hà Nội, điều mà người ta nhìn thấy là những gốc cây không có rễ. Chúng đã bị cắt cụt, chúng đã bị chèn ép để không thể phát triển bởi bê tông, bởi móng nhà, bởi quá trình đào lấp mặt đường. Đó là một quá trình ám sát của con người đối với những hàng cây của mình. Cây không rễ thì làm sao chịu gió? Cây, ở non giữ nước, ở phố ngăn giông.
Những triền núi mất cây sẽ thành máng nước, những hàng phố không cây sẽ thành ống hút gió. Cây, ở miền mưa nhiều gió lắm thì không chỉ là cây, mà còn là những vị thần bảo vệ cho con người.
Khi chúng ta tự triệt hạ cây cối vì nhu cầu của mình, thì chúng ta đã từ bỏ sự bảo vệ của cây cối. Và cuộc sống của chúng ta tự trở nên mong manh.
Theo Vietnamnet
TP.HCM: Chặt 2 cây xà cừ trên đường Tôn Đức Thắng do ảnh hưởng đến dự án metro
Thông tin trên được Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đưa ra trong buổi họp báo ngày 5/8 với nội dung về phương án xử lý cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng (Quận 1).
Hàng xà cừ trên đường Tôn Đức Thắng
Theo Ban quản lý, tại vị trí thi công nhà ga metro Ba Son (Quận 1) có 16 cây xà cừ (thuộc đường Tôn Đức Thắng) nằm trong khu vực thi công và ảnh hưởng trực tiếp đến công trình. Chính vì vậy nơi này đã quyết định chặt và bứng dưỡng đi nơi khác.
Từ cuối tháng 4 đến nay có 14/16 cây đã được chặt hoặc mang đi trồng tại công viên Gia Định. Hiện tại nơi này còn 2 cây xà cừ cổ thụ, có đường kính lớn hơn 1m mang số 114 và 129.
Trước đây có ý kiến đề nghị bứng dưỡng hai cây này, tuy nhiên qua khảo sát cơ quan chức năng thấy rằng đây là phương án không khả thi.
Cụ thể, theo tính toán sau khi hạ tán 2 cây này vẫn có chiều cao lên tới 16m, trong khi để bảo tồn bộ rễ thì phải đào sâu xuống tới 5m. Không những vậy việc bị cắt nhiều cành cũng khiến cây có khả năng sống thấp.
Ngoài ra việc bứng dưỡng cũng sẽ rất tốn kém, thời gian thi công lâu, ảnh hương nghiêm trọng đến hệ thống cáp quang, đường ống nước, đường điện, hệ thống thông tin của Bộ tư lệnh Hải quân tại khu vực này.
Việc di chuyển cũng không thể thực hiện do vướng 56 vị trí (dây cáp điện, gầm cầu) có độ tĩnh không chỉ 5m, trong khi trong lúc vận chuyển, dù đã ngả xuống nhưng hai cây này vẫn có độ cao tới 7m.
Chính vì vậy, sau khi được sự đồng ý của Thường trực Thành ủy và UBND TP, sở Giao thông Vận tải đã quyết định chặt 2 cây này thay vì di dời như trước đây.
Theo đó việc chặt cây dự tính sẽ diễn ra liên tục trong 2 ngày, khu vực qua đây cũng sẽ được phong tỏa để đảm bảo an toàn trong khi thực hiện.
Chia sẻ tại buổi họp báo, Kỹ sư Hà Ngọc Trường - Phó chủ tịch Hội Cầu đường - Cảng TP HCM cho biết rất nuối tiếc, nhưng đây là việc "bất đắc dĩ" phải làm vì sự phát triển của TP.
Theo Infonet
Hà Nội chặt, sửa 62 cây xanh đường Xuân Thủy - Cầu Giấy Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, để phục vụ thi công 2 nhà ga S6, S7 thuộc đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, đơn vị thi công sẽ phải di chuyển, chặt hạ và chỉnh sửa 62 cây xanh. Hà Nội sẽ di chuyển thêm 62 cây xanh - Ảnh minh họa: T.N Theo phương...