Khi trưởng thành, ai cũng phải sống chung với chiếc mặt nạ
“Khi nào buồn nhớ đến tao chơi. Nhớ mang theo mặt nạ nào cũng được”…câu nói thủ thỉ như văn nói, sâu, chua chát đấy, nhưng mà thật! Gió mùa về lạnh rồi sao tình người vẫn mãi lạnh để se sắt nhạt nhòa cả cõi lòng.
Gió mùa về lạnh rồi sao tình người vẫn mãi lạnh để se sắt nhạt nhòa cả cõi lòng. Khi bé thì trông mau lớn để được tự lập, để được tự do bay nhảy.
Nhưng khi đã trưởng thành rồi chắc ai trong chúng ta cũng nhận thấy mọi người sống với nhau bằng những chiếc mặt nạ.
Khi người ta trưởng thành – Người ta sống với nhau bằng những chiếc mặt nạ!
Trưởng thành để cô đơn. Cũng là lúc người ta không sống thật với cảm xúc thật sự của mình. Khi buồn, cố gượng cười nói chuyện với bạn bè, mọi người.
Về nhà đóng cửa đối diện với bốn bức tường rồi khóc một mình. Trưởng thành để học cách mỉm cười nơi đông người và khóc khi chỉ có một mình.
Hồi nhỏ, cô đơn là khi ở một mình, khóc khi có đông người để vòi vĩnh hay để làm nũng. Lớn lên cô đơn là khi mình luôn phải mang trong mình chiếc mặt nạ vui tươi, khi có chuyện buồn không để nước mắt rơi mà học cách mỉm cười thật tươi đáp trả.
Đúng là trên đời này, người thắng cuộc chính là người sở hữu nhiều mặt nạ nhất! Đây là đại lý bán mặt nạ, chúng tôi có đủ loại mặt nạ để cho bạn chọn lựa tùy theo nhu cầu: Mặt nạ thảo mai, mặt nạ thành công, mặt nạ thất bại, mặt nạ dĩ hòa vi quý, mặt nạ viên mãn….bạn thích loại nào?”.
Một cú điện thoại gọi tới, bạn tôi bảo “café đi, mang theo mặt nạ nào cũng được!”. Ừ, thì đi! Thế là cả một chiều thu, chúng tôi ngồi với nhau để bàn về những chiếc mặt nạ trong cuộc sống…
Chúng tôi không nói chuyện đúng sai khi phải đeo mặt nạ để sống, cũng chẳng nói đến chuyện nên hay không bởi đó là quan điểm của mỗi người.
Sự lựa chọn dù đúng hay sai thì kết quả nhận lại vẫn luôn là bản thân ta phải chịu trước tiên. Nhưng luận đến cái cách mà con người ta đang phải cố úp những mặt nạ đạo đức, mặt nạ thành đạt, mặt nạ tài năng vào mặt.
Và gồng lên từng thớ thịt để biểu cảm cho vừa vặn với kiểu mặt nạ ấy, thú thực, tôi thấy buồn…
Video đang HOT
Cái buồn không phải là cái thương vay khóc mướn cho thiên hạ, mà chính là cái buồn cho chính thân tôi, một người đàn ông cũng thường xuyên phải đeo mặt nạ với xã hội và với gia đình mình.
Đến cơ quan, lúc nào cũng tươi cười, hào sảng, động viên nhân viên hăng say làm việc, nói chuyện với sếp rất vô tư, nhiệt thành…
Dường như chẳng ai biết tôi chán ngấy cái công việc tôi đang làm đến tận cổ. Nhưng vì mức lương được tính bằng đô, nhưng vì đằng sau tôi là 4 cái tàu há mồm và một người mẹ già đau yếu.
Tôi căm ghét cái lão sếp chi li, keo kiệt đến từng xu từng cắc và cái cách gã đối xử với cấp dưới như nô lệ.
Tôi chán ngán cái việc đến công sở vào 7h45 phút sáng, làm ly cafe rồi gặp hết đối tác này đến đối tác kia, rượu bia triền miên, mệt mỏi…
Thế nhưng, chẳng ai có thể biết được cái thảm hại trong lòng tôi. Bởi vì tôi đã dùng một cái mặt nạ thành đạt, hài lòng úp vào mặt mỗi khi đến công sở.
Chuyện bạn bè, nhiều khi trong lòng không muốn nhưng tôi vẫn phải úp cái mặt nạ giả tạo đến chơi với bạn. Bạn khó, muốn mình giúp, nói thật mình muốn giúp lắm.
Không phải vì mình không có tiền nhưng mình sợ cái cảnh thả gà ra đuổi. Vì tiền mất bạn, lúc cho vay thì đưa hai tay, lúc đi đòi thì thiếu nước quỳ xuống thôi…
Vậy nên, bạn nhờ, tôi đành bảo “nhà mình vừa dùng hết tiền vào việc abc…” biết là bạn khó bạn mới nhờ mình.
Nhưng vì cái lợi, cái an toàn, cái không tin tưởng bạn nên tôi úp cái mặt nạ giả tạo vào để nói chuyện, đỗi đãi, và tất nhiên bạn tôi không hề biết điều đó…
Vợ tôi, người đàn bà ăn đời ở kiếp với nhau 15 năm nay rồi, tưởng như chẳng còn gì để giấu ấy thế nhưng với cô ấy tôi lại là người đeo nhiều mặt nạ nhất.
Tôi có bồ 12 năm nay, vài năm một cô người tình mới, không kể qua đường, tình một đêm…nhưng vợ tôi hoàn toàn không biết điều đó (hoặc cũng có thể cô ấy biết nhưng cô ấy cũng giống như tôi đeo một cái mặt nạ an phận vào mặt để chấp nhận chăng?).
Về nhà, tôi vẫn đeo mặt nạ trách nhiệm, mặt nạ hạnh phúc của một người chồng, người cha có vợ đẹp con khôn, gia đình viên mãn…
Các mối quan hệ xã hội, có nhiều người tôi gặp thú thực tôi muốn nôn mửa vào tư cách của gã, nhìn cái thái độ sống, cái tác phong, cái ngoại hình hợm hĩnh, kệch cỡm…làm ra cái vẻ trọc phú, tôi thấy buồn nôn.
Nhưng …gã là đối tác quan trọng của công ty tôi, vì thế tôi muốn cái nôn mửa khinh thường vào lòng để giảo hoạt, vui vẻ, thậm chí bợ đỡ gã vài câu…tôi úp cái mặt nạ thảo mai điêu trá vào mặt để được lợi cho mình.
Rồi tự nhận ra những cái thói xấu xí, giả tạo mà tôi đang chung sống, nó dần ngấm vào máu tôi một cách từ từ. Tôi biết tôi chệch khỏi quỹ đạo sống ban đầu của mình.
Nhưng ai đó soi thấu, lập tức tôi lại úp mặt nạ tự vệ vào và nói “đó không phải là giả tạo, đó là kĩ năng sống!”, sự thật thì tôi buồn nôn với chính mình…
Ngay cả khi ngồi cùng anh bạn tôi đây, chúng tôi cũng chỉ dám luận chuyện người khác. Nghĩ rằng mình đang là nạn nhân của những chiếc mặt nạ trên sân khấu cuộc đời.
Nhưng thực ra, chính chúng tôi lại là những kịch sĩ tài tình nhất. Có vẻ đang cởi mở với nhau đấy, luận chuyện nhân sinh đấy.
Nhưng chẳng ai dám bỏ cái mặt nạ phòng thủ xuống để nói với nhau: “Này ông ơi, nhìn ông tã quá! Làm ăn bết bát thế cơ à?”, “Này ông ơi, vợ ông đẹp thật, hơn 40 mà ngon thế?”, “Này ông ơi, đời tôi nát lắm, chả có cái gì ngoài một đống nợ đời và tập thản nhiên với nó thôi…”.
Đó, những kịch sĩ tài giỏi hơn cả Kép Tư Bền trong sân khấu cuộc đời. Đôi khi, tôi cũng dám bỏ tất cả các loại mặt nạ ra. Nhìn thẳng vào bản thân mình trước gương, chấp nhận nó một cách an nhiên như bản thân tôi vốn thế.
Đầy rẫy xấu xa, muốn buông trách nhiệm, sống cho bản thân mình, làm những gì mình muốn… Thế nhưng, chỉ cần vợ tôi đứng sau, bất giác tôi lại đeo mặt nạ rất nhanh như một phản xạ vô điều kiện…
Ai đó sẽ đeo mặt nạ phán xét rằng “sống như vậy có vui không? Có hạnh phúc không?”. Đừng hỏi tôi, vì tất cả chúng ta cũng đang sống thế.
Nếu sống mà không cần đeo mặt nạ thì bạn là một chiến binh quả cảm. Còn nếu không, cuộc đời cần lắm những chiếc mặt nạ.
Và dù bạn có đeo nó hay không thì kết quả sẽ vẫn trả lại cho chính bạn với những cái mặt nạ mà bạn sử dụng trong vở diễn cuộc đời mình…
Theo guu.vn
Bên ngoài người yêu tôi luôn giúp người khác. Vậy mà mẹ mình thì anh đối xử như vậy...
Tôi và anh quen nhau cách đây 4 năm qua một tổ chức tình nguyện. Tổ chức tình nguyện ấy là nơi chuyên giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Nhờ đó mà chúng tôi biết đến và thân thiết với nhau. Tôi đồng ý yêu anh cũng bởi vì anh là một con người năng nổ, có tấm lòng tốt. Yêu nhau được 1 năm, tôi chưa về nhà anh nhưng thường xuyên gửi quà biếu bác gái. Chỉ nghe kể nhưng tôi cũng rất thương bác. Bác trai mất sớm, một mình bác gái nuôi người yêu tôi khôn lớn, trưởng thành. Tôi và bác cũng đã nói chuyện với nhau qua điện thoại, tôi rất có thiện cảm với bác.
Năm nay tôi đã 26, còn người yêu tôi tròn 30. Chúng tôi dự định sẽ kết hôn vào cuối năm. Vì thế, chúng tôi đang gấp rút hoàn tất những khâu chuẩn bị quan trọng để về sống chung sau đám cưới.
Tôi đồng ý yêu anh cũng bởi vì anh là một con người năng nổ, có tấm lòng tốt. (Ảnh minh họa)
Tôi biết gia cảnh nhà người yêu không khá giả gì. Anh cũng chỉ làm nhân viên văn phòng, lương chỉ dư giả chút ít. Vậy nên tôi đã tính sau khi kết hôn, chúng tôi sẽ thuê phòng trọ. Khi nào ổn định và tiết kiệm được tiền, tôi và anh sẽ cố gắng để mua một căn chung cư trả góp.
Nhưng người yêu tôi lại không muốn ở trọ. Anh bảo cưới xong, chúng tôi phải có nhà để ở. Hôm qua, anh hí hửng gọi cho tôi và nói tôi đi xem nhà. Thật sự tôi rất bất ngờ. 1 năm yêu nhau, anh chưa từng tỏ ra là người nhiều tiền. Ấy vậy mà bây giờ anh lại có tiền mua một căn nhà.
Khi đến địa chỉ anh gửi, tôi thấy một người phụ nữ dáng khắc khổ đứng cạnh anh. Sau khi người yêu giới thiệu, tôi mới biết đó là mẹ anh. Chúng tôi được nhân viên môi giới đưa đi xem nhà. Người yêu tôi chấm một căn nhà trên tầng cao, diện tích rộng và khá đắt so với cả khu chung cư. Vì tôi không biết chắc anh có bao nhiêu tiền nên chưa có ý kiến. Sau đó, chúng tôi ra về để bàn bạc và quyết định.
Tôi lo ngại cho tương lai của mình nếu lấy người đàn ông này quá. (Ảnh minh họa)
Lúc trên xe taxi, người yêu tôi bắt đầu thuyết phục mẹ: "Mẹ thấy chưa. Nhà đẹp như thế không mua thì phí quá. Mẹ ở có bao nhiêu, bán mấy miếng đất ở quê thì mẹ vẫn còn căn nhà để ở cơ mà". Nghe con nói vậy nhưng mẹ người yêu tôi vẫn lưỡng lự. Bác nói căn nhà ấy đắt quá, liệu có thể mua căn khác rẻ hơn không? Chỉ có vậy nhưng người yêu tôi lại quay sang cáu với mẹ: "Có mấy đồng mà mẹ cũng không cho con được à? Nếu bán đất không đủ, hay mẹ rút tiền tiết kiệm tuổi già ra đi".
Người yêu tôi chỉ nói bấy nhiêu thôi cũng khiến tôi thất vọng về anh. Tối qua, tôi về nhà và gọi điện cho anh để hỏi cặn kẽ. Anh nói anh không tiết kiệm được chút gì. Nhưng anh sẽ cố gắng để mẹ bỏ tiền ra mua nhà cho chúng tôi.
Tôi lo ngại cho tương lai của mình nếu lấy người đàn ông này quá. Anh đã 30 tuổi rồi, nếu không có nhà thì cũng nên tự phấn đấu để mua nhà. Sao đến cả tiền dưỡng già của mẹ cũng cố bòn rút như thế? Bên ngoài người yêu tôi luôn giúp người khác. Vậy mà mẹ mình thì anh đối xử như vậy. Tôi có nên suy nghĩ lại chuyện kết hôn khi còn có thể không?
Theo Afamily
Đi qua thanh xuân mới biết 'Điều anh cần duy nhất chỉ là em' Những ngày còn trẻ, nhiều người nghĩ rằng yêu đương chỉ là một cuộc dạo chơi của trái tim còn nhiều nhiệt huyết, thế nhưng đến khi trưởng thành mới biết rằng, để tìm được một người có thể cùng ta đi đến cuối con đường không phải là chuyện dễ dàng. Tôi vẫn nghe người ta bảo rằng thanh xuân con gái...