Khi Trung Quốc chỉ là một bản sao lỗi của Singapore?
Một trong những dẫn chứng điển hình nhất cho tầm ảnh hưởng rộng lớn của Lý Quang Diệu, là việc thành công của ông ở Singapore được xem là đòn bẩy chủ đạo để làm nên hiện tượng kinh tế lớn nhất thế giới cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Một trong những dẫn chứng điển hình nhất cho tầm ảnh hưởng rộng lớn của Lý Quang Diệu, là việc thành công của ông ở Singapore
Có lẽ hiếm có một vĩ nhân nào mà ngay khi vừa qua đời lại có thể làm nổ ra một cuộc tranh luận có quy mô rộng khắp trên toàn thế giới về những giá trị mà vĩ nhân đó đã để lại như cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu ở thời điểm hiện tại. Chỉ đến khi vị thủ tướng được mệnh danh là người cha của Singapore nằm xuống, người ta mới thấy hết tầm ảnh hưởng rộng lớn và bao trùm của người đàn ông vĩ đại này đối với thế giới như thế nào.
Và một trong những dẫn chứng điển hình nhất cho tầm ảnh hưởng rộng lớn của Lý Quang Diệu, là việc thành công của ông ở Singapore được xem là đòn bẩy chủ đạo để làm nên hiện tượng kinh tế lớn nhất thế giới cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Người ta vẫn nói rằng Trung Quốc thành công là nhờ tự biến mình trở thành một bản sao của Singapore, nhưng có lẽ đó là một bản sao lỗi thì đúng hơn.
Những hồi ký của các nhân vật lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc trong giai đoạn kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời cho đến khi Đặng Tiểu Bình mở cửa đất nước đông dân nhất thế giới này, đều có một điểm chung khi thừa nhận rằng Trung Quốc đã lâm vào tình trạng khủng hoảng một hệ tư tưởng thích hợp để phát triển Trung Quốc. Chưa bao giờ người Trung Quốc rơi vào bế tắc hơn thời điểm ấy.
Thậm chí đã có những đề xuất Trung Quốc nên chọn hướng đi theo mô hình phương Tây, đã có một số nhà lãnh đạo địa phương ở Trung Quốc đã tiến hành một số thử nghiệm kinh tế theo lý thuyết phương Tây mà điển hình là Triệu Tử Dương với những cải cách táo bạo ở Tứ Xuyên. Nhưng đó vẫn chỉ dừng lại ở mức một vài thử nghiệm đơn lẻ, trong khi cái mà Trung Quốc cần là cả một hệ thống triết lý và tư duy để cải tổ nền kinh tế.
Video đang HOT
Và có lẽ là một vận may với Trung Quốc, khi mà nhà lãnh đạo quyền lực nhất nước này ở thời điểm đó là Đặng Tiểu Bình đã hướng tầm mắt tới một nước ở ngay trong khu vực và nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều lần, đó là Singapore. Ở thời điểm đó Singapore được xem như hình mẫu của một quốc gia thành công dựa trên nền tảng là sự quản lý của nhà nước và thị trường tự do, và nhất là không cần đến sự hỗ trợ từ một quốc gia bên ngoài nào.
Nếu như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan đạt được tốc độ phát triển nhanh trước đó vẫn có bóng dáng sự hỗ trợ từ phía các nước phương Tây thì điều đó gần như vắng bóng ở Singapore, và đó là điều Đặng Tiểu Bình thích nhất ở công thức thành công của đảo quốc sư tử. Lập tức Đặng tiến hành hàng loạt các chuyến công du đến Singapore, một điều mà trước đó chưa một nhà lãnh đạo Trung Quốc nào tiến hành, đơn giản là vì trong tầm mắt các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì Singapore quá bé nhỏ so với đất nước đông dân nhất thế giới và có một lãnh thổ khổng lồ.
Những chuyến công du vẫn được người Singapore gọi là “đi học bổ túc” đó của Đặng Tiểu Bình đã gần như trở thành yếu tố cốt lõi cho chiến lược mở cửa đất nước sau đó, theo đó công thức thành công của Singapore được tận dụng triệt để. Thu hút đầu tư nước ngoài vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với thành công kinh tế của Singapore giai đoạn thập kỷ 1970 được Đặng áp dụng triệt để vào Trung Quốc với việc mở cửa hàng loạt đặc khu kinh tế ở các tỉnh duyên hải phía Đông, nơi tập trung những cảng biển lớn nhất của nước này.
Mục tiêu của Đặng Tiểu Bình khi đó là biến mỗi đặc khu kinh tế duyên hải đó trở thành những Singapore thành công và giàu có. Chính thành công những đặc khu kinh tế phía Đông như Thượng Hải hay Thâm Quyến đã đóng vai trò là những đòn bẩy kinh tế những tỉnh nằm sâu trong đất liền của Trung Quốc khi sự phát triển cứ thế lan ra như một vệt dầu loang.
Các chính sách đặc trưng của Singapore về hệ thống nhà ở và bảo hiểm cũng được áp dụng triệt để ở các thành phố của Trung Quốc khi đó. Ở thời điểm đó gần như mục tiêu cao nhất mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi là sao chép những ưu việt trong mô hình của Singapore càng giống càng tốt, gần như một quá trình sao chép hóa trong đó mục tiêu là khiến Trung Quốc càng giống Singapore càng tốt. Với kế hoạch ấy, hàng chục ngàn quan chức Trung Quốc được cử sang Singapore mỗi năm để học về quản lý, người dân Singapore ngày càng thấy nhiều người Trung Quốc đến nước mình du lịch với chiếc máy quay phim và sổ ghi chép trên tay.
Sự sùng bái Singapore ở Trung Quốc lớn đến mức, một thành phố sẽ được xem là hình mẫu và được các thành phố khác đổ đến tham quan và học tập nếu như thành phố đó được coi như là một Singapore thu nhỏ với việc áp dụng nhiều nhất những cách quản lý của đảo quốc sư tử ở thành phố đó.
Nhưng sự sùng bái đó có biến Trung Quốc trở thành một bản sao của Singapore không? Câu trả lời có lẽ là vừa có mà vừa không. Một thực tế là triết lý cơ bản để đem đến thành công của kinh tế Trung Quốc trong ba thập kỷ qua chính là việc áp dụng gần như nguyên vẹn công thức thành công về kinh tế của Singapore, với nền tảng là thu hút đầu tư nước ngoài.
Nhưng ngoài công thức thành công đó ra thì Trung Quốc lại gần như làm lơ đối với các mặt tích cực khác của Singapore, đó là những yêu cầu về một sự phát triển bền vững và hài hòa, dựa trên một nền tảng xã hội ổn định và có chất lượng cuộc sống cao. Với Singapore, sự phát triển về kinh tế chỉ là tiền đề để phục vụ cho sự phát triển về cuộc sống, ở Trung Quốc thì không.
Vì thế, thử nhìn lại Trung Quốc sau khi đất nước này trải qua giai đoạn phát triển nhanh nhất vừa tạm thời chấm dứt trong năm 2014, thế giới sẽ nhận ra rằng nó có quá nhiều sự khác biệt với Singapore. Gần như không có điểm gì chung giữa một Singapore xanh và sạch đến mức tối đa với một Trung Quốc đang ngập trong ô nhiễm và bẩn thỉu với diện tích đất ô nhiễm đang xấp xỉ đạt đến diện tích của nước Bỉ, gần như không có điểm gì chung.
Và càng khác giữa một Singapore đứng hàng đầu thế giới về việc không có tham nhũng với một Trung Quốc đang phát động chiến dịch chống tham nhũng khổng lồ với con số quan chức bị điều tra lên tới gần 100 ngàn người, gần như không có điểm gì chung giữa một Singapore đang tiến dần tới nền kinh tế tri thức với một Trung Quốc còn đang chật vật với một nền kinh tế nửa nạc nửa mỡ và đang loay hoay tìm lối ra sau khi mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư nước ngoài đã hết đát.
Nhiều chuyên gia đang nói đùa rằng, so với Singapore, Trung Quốc chỉ là một cậu học trò láu cá chỉ học được những gì mình thích và bỏ qua tất cả những thứ quan trọng khác. Trung Quốc những năm cuối thập niên 1970 chỉ muốn công thức phát triển kinh tế thành công chứ không muốn công thức để một đất nước phát triển thành công, và họ đã chỉ học Singapore về cách phát triển kinh tế.
Đó có lẽ là sai lầm lớn nhất của Đặng Tiểu Bình và của người Trung Quốc trong thế kỷ 20. Người ta thường nói thành công và thất bại là hai mặt của một tấm huy chương, việc mở cửa đất nước của Đặng trong thế kỷ 20 có thể là thành công lớn nhất của Trung Quốc nhưng cũng sẽ là sai lầm nặng nề nhất của người Trung Quốc.
Theo Một Thế Giới
Báo Singapore: Ông Lý Quang Diệu là người Việt Nam?
Ông Lý Quang Diệu là người Việt Nam - đó là nghi vấn mà Straits Times, một trong những tờ báo lớn và uy tín hàng đầu Singapore đưa ra đầu những năm 1990.
Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu
Trong số ra ngày 29/8/1992, báo Straits Times của Singapore đã đưa ra một thông tin khiến độc giả nước này ngạc nhiên về cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu. Đó là bài viết mang tựa đề "Cựu Thủ tướng Lý là người Việt Nam?" (Senior Minister Lee a Vietnamese?) xuất hiện ở trang 28 của số báo.
Bài báo đã đặt ra nghi vấn rằng, phải chăng ông Lý Quang Diệu là một người Việt gốc Hoa, sinh ra ở Biên Hòa và sống những ngày thơ ấu cùng anh trai tại vùng đất cách Sài Gòn 30km.
Nghi vấn này dựa trên những tin đồn từ cộng đồng Hoa kiều, theo đó gia tộc của ông Lý Quang Diệu đã đến Biên Hòa lập nghiệp từ nhiều thế hệ trước khi ông ra đời.
Cha đẻ của ông Lý Quang Diệu là một người nông phu ở ấp Tân Thành, Biên Hoà. Cuộc sống của gia đình ông tại Việt Nam khá khó khăn. Khi 5 tuổi, ông Lý Quang Diệu được một cặp vợ chồng Hoa kiều Singapore giàu có nhận làm con nuôi và đưa về Singapore ăn học. Sau này, khi đã lên làm Thủ tướng, ông Lý có gửi đặc sứ về Việt Nam tìm người anh ruột, được cho là đang hành nghề đạp xích lô để giúp đỡ...
Cho đến nay, những thông tin trên vẫn chưa được xác thực và chỉ lưu truyền như một trong nhiều giai thoại về nhà lãnh đạo huyền thoại của đảo quốc Sư tử.
Theo NTD/Straits Times
Những con số ấn tượng trong tang lễ Lý Quang Diệu Khoảng 1/5 dân số Singapore viếng cố thủ tướng Lý Quang Diệu và 170 quan chức nước ngoài dự tang lễ của ông trong ngày 29/3. Người dân xếp hàng ven đường chờ xe đưa linh cữu Cố thủ tướng Lý Quang Diệu tới nơi an nghỉ cuối cùng. Ảnh: EPA Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923, mất ngày 23/3/2015. Cố thủ tướng...