Khi Trung Quốc bị thách thức chưa từng có
Thủ tướng Shinzo Abe hôm qua (30/5) đã thể hiện sự thách thức chưa từng có đối với Trung Quốc khi tuyên bố thúc đẩy tiến trình để Nhật Bản có thể đóng một vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực đồng thời khẳng định chắc nịch rằng Tokyo sẽ “giúp đỡ, hậu thuẫn ở mức cao nhất” cho các nước Đông Nam Á, nhiều trong số này đang có tranh chấp hàng hải quyết liệt với Trung Quốc.
Thủ tướng Abe
Trung Quốc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, bác bỏ mọi đòi hỏi chủ quyền chính đáng và phù hợp với luật pháp quốc tế của các nước láng giềng như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan ở khu vực này. Những hành động ngày một hung hăng và quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông đã biến tranh chấp ở khu vực này trở thành một trong những cuộc tranh chấp khó giải quyết nhất và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bùng nổ thành xung đột vũ trang.
Bắc Kinh còn có tranh chấp cả với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Trong bài diễn văn chính tại Diễn đàn Đối thoại an ninh Shangri-La – nơi quy tụ các quan chức và chuyên gia an ninh hàng đầu của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Thủ tướng Abe đã nhấn mạnh việc các nước cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế – điều mà Trung Quốc thường bị chỉ trích vì có lập trường hung hăng về mặt quân sự.
Trong khi thông báo quyết định về việc phái các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đến Việt Nam, Philippines và Indonesia, Thủ tướng Abe nhấn mạnh, Nhật Bản “có kế hoạch tìm kiếm một vai trò tích cực hơn và chủ động hơn” trong khu vực. Cùng với đó, ông Abe đã đưa ra một lời cảnh báo ngầm nhưng đầy mạnh mẽ về những hành vi gần đây của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp hàng hải. “Nhật Bản sẽ cung cấp sự giúp đỡ, hậu thuẫn ở mức tối đa cho những nỗ lực của các quốc gia thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi họ tìm cách bảo đảm an ninh các vùng biển và bầu trời cũng như duy trì sự tự do hàng hải và tự do bay trên bầu trời của các nước khác”, Thủ tướng Abe đã nói như vậy tại diễn đàn.
Bài diễn văn quan trọng trên của ông Abe là bài phát biểu đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản tại diễn đàn Shangri-La. Nó được đưa ra trùng với thời điểm ông Abe đang nỗ lực tháo bỏ dần những hạn chế xung quanh hiến pháp hòa bình của Nhật Bản – một hiến pháp không cho phép quân đội hoạt động ở bên ngoài kể từ sau cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II.
“Nhật Bản dự định đóng một vai trò lớn hơn nữa và chủ động hơn trong việc tạo dựng và củng cố hòa bình ở Châu Á cũng như thế giới”, Thủ tướng Abe, 59 tuổi, phát biểu. Ông này đã lên cầm quyền hồi năm 2012 trong một nhiệm kỳ thứ hai đầy hiếm hoi. Bất chấp những quá khứ ám ảnh về thời chiếm đóng của phát xít Nhật đối với phần lớn Đông Nam Á, nhiều nước trong khu vực hiện tại được cho là sẽ hoan nghênh, hưởng ứng nhiệt liệt với thông điệp mang đầy tính thách thức và cảnh báo đối với Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Lý do là bản thân nhiều nước ở Đông Nam Á đang cực kỳ quan ngại về lập trường quyết liệt và hung hăng của Trung Quốc trong thời gian qua.
Video đang HOT
Mỹ cũng ủng hộ lập trường của Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ – Tướng Martin Dempsey đã có một cuộc gặp ngắn với Thủ tướng Abe trước khi ông này có bài phát biểu quan trọng ngày hôm qua.
Bộ trưởng Hagel cho biết, ông mang đến những lời chúc tốt đẹp nhất từ Tổng thống Barack Obama và nói thêm rằng: “Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ những gì các bạn đang làm để thúc đẩy sáng kiến của các bạn”, ông chủ Lầu Năm Góc đã nói như vậy trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản.
Tại diễn đàn Shangri-La, người ta đã chứng kiến cuộc khẩu chiến qua lại giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Quan hệ giữa hai nước này đang rơi vào giá lạnh vì cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông cũng như sự ám ảnh về thời Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc. Phái đoàn Trung Quốc đến diễn đàn Shangri-La đã lập luận rằng, Nhật Bản đang gây ra một mối nguy cơ lớn hơn cho an ninh khu vực khi lmaf quá lên về mối đe dọa từ những cuộc tranh chấp hàng hải của các nước với Trung Quốc.
“Ông ấy (Thủ tướng Abe) đã cố làm cho nó trở thành vấn đề lớn hơn. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc với tư cách là một quốc gia đang gây ra mối đe dọa đối với Nhật Bản với tư cách là một quốc gia”, bà Fu Ying – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc đã nói như vậy trong một cuộc tranh luật trước khi Thủ tướng Abe đọc diễn văn.
“Và sau đó, bằng cái cớ đó, Nhật Bản tìm cách sửa đổi chính sách an ninh của Nhật Bản, điều đó gây lo ngại cho khu vực và cho Trung Quốc”, bà Fu nói.
Tuy nhiên, thực tế là chính Trung Quốc đang gây lo ngại cho khu vực. Hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển của Việt Nam , nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam . Trung Quốc còn trắng trợn kéo hàng chục tàu thuyền, có lúc lên tới 134 chiếc, trong đó có cả tàu chiến, tàu quân sự, đến vùng biển của Việt Nam để bảo vệ cho việc hạ đặt trái phép giàn khoan 981.
Hồi đầu tuần, tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam, khiến tình hình căng thẳng leo thang. Hành động này của Trung Quốc đã vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế.
Đề cập đến tranh chấp ở Biển Đông, Thủ tướng Abe khẳng định chắc nịch rằng: “Chính phủ của tôi ủng hộ mạnh mẽ cho nỗ lực của Philippines trong việc kêu gọi tìm kiếm một giải pháp cho cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong các nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, đối thoại”.
Ông Abe cũng kêu gọi ASEAN và Trung Quốc sớm thông qua một bộ quy tắc ứng xử ở BiểnĐông có tình ràng buộc.
Theo_VnMedia
Biển Đông: Manila quyết một "canh bạc" với Bắc Kinh
Cuộc chiến pháp lý của Philippines với Trung Quốc ở Biển Đông đang bắt đầu bước vào giai đoạn tăng tốc sau khi Manila tập hợp được một đội ngũ chuyên gia pháp lý cực kỳ xuất sắc để tiến hành vụ kiện chưa từng có trong tiền lệ. Đây là cuộc chiến tranh giành chủ quyền ở Biển Đông và Philippines muốn dựa vào tòa án quốc tế cũng như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển để đấu tranh cho quyền lợi của họ.
Ảnh minh họa
Manila đã quyết liệt theo đuổi vụ kiện về tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc bất chấp sự phản đối và áp lực ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh đòi hủy bỏ vụ kiện này.
Theo giới chuyên gia nhận định, bất kỳ phán quyết nào liên quan đến cuộc tranh chấp ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đều khó có thể thực hiện do sự phản đối của Bắc Kinh. Tuy nhiên, phán quyết đó không phải là không có giá trị. Nó có sức nặng thực sự về mặt chính trị và đạo lý. Chính vì lý do đó, Philippines được cho là đã và đang dồn toàn lực vào "canh bạc" này. Manila muốn bảo đảm vụ kiện của họ thành công "bằng bất kỳ giá nào", học giả an ninh Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, phân tích.
Nếu Philippines được xử thắng trong vụ kiện lần này thì đương nhiên họ có rất nhiều thuận lợi trong việc khẳng định chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ, lãnh hải đang nằm trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông bất chấp việc Bắc Kinh được tin là sẽ không chấp nhận phán quyết đó.
Tuy nhiên, "nếu đội ngũ pháp lý của Philippines trình lên tòa án những lập luận thiếu thuyết phục hơn thì điều đó sẽ đẩy họ vào tình thế khó xử và khiến họ phải quay trở lại điểm xuất phát ban đầu trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh sẽ được khích lệ để tiến lên một cách táo bạo hơn, quyết liệt trong việc tranh giành chủ quyền ở Biển Đông với các nước khác", ông Storey cho biết.
Cuộc chiến pháp lý của Philippines nhằm vào Trung Quốc đang gây sự chú ý rất lớn đối với cộng đồng quốc tế bởi nó có ảnh hưởng rất nhiều đến cục diện tình hình đang "căng như dây đàn" ở khu vực Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên. Đặc biệt, các nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc sẽ dõi theo từng bước trong vụ kiện của Manila.
Bước đầu Manila đang giành được lợi thế bởi bước đi đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa án quốc tế của nước này nhận được sự ủng hộ của rất nhiều nước.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Trung Quốc đòi chủ quyền một cách thái quá và phi lý đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Điều này đã khiến không chỉ các nước láng giềng bất bình mà cộng đồng quốc tế cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
Cuộc tranh chấp nóng bỏng nhất ở Biển Đông hiện nay là giữa Philippines và Trung Quốc. Tàu thuyền Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough - một ngư trường đánh cá truyền thống của người Philippines, sau một cuộc va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với 2 tàu hải giám Trung Quốc hồi đầu năm ngoái. Các nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh đã thành công trong chiến lược giành quyền kiểm soát trên thực tế đối với bãi cạn tranh chấp. Hồi đầu năm nay, Philippines đã chính thức đưa vụ tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc ra tòa án quốc tế để xét xử theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Manila sốt ruột, Trung Quốc tức giận
Manila thực sự đang rất sốt ruột trước tiến độ chậm chạp của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc tháo gỡ tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Nước này cũng lo sợ chủ quyền của họ bị đe dọa. Với hai lý do này, giới chức Philippines cho biết, họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc nhờ đến tòa án quốc tế.
Đội ngũ pháp lý của Manila đang chuẩn bị những lý lẽ, lập luận để chứng minh rằng yêu sách chín đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc là phi pháp, vô giá trị theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Philippines cũng muốn làm rõ về những giới hạn lãnh thổ theo luật pháp liên quan đến các bãi đá, bãi cạn như Scarborough . Đây tất cả đều là một phần của nỗ lực của Manila nhằm khẳng định các quyền của Philippines trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Luật sư hàng đầu của Philippines - ông Paul Reichler cho biết, trong đội ngũ gồm 5 thành viên của ông có hai giáo sư luật xuất sắc của Anh là Philippe Sands và Alan Boyle cùng với ông Bernard Oxman đến từ trường luật của Đại học Miami.
Giới chuyên gia luật pháp độc lập miêu tả, nhóm luật sư trên là một lực lượng "cực kỳ đáng sợ" với những kiến thức uyên thâm và kinh nghiệm sâu rộng về Luật Biển. Nhóm này sẽ được dẫn dắt bởi Tổng biện lý Francis Jardeleza của Philippines .
Trong khi Philippines nóng lòng muốn đẩy nhanh tiến trình đưa vụ kiện ra tòa án quốc tế thì Trung Quốc liên tục từ chối tham gia, nói rằng vụ kiện đó không có "cơ sở pháp lý". Bắc Kinh được cho là sẽ bác bỏ bất kỳ phán quyết nào mà họ không đồng ý.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - ông Hồng Lỗi từng miêu tả động thái của Manila là một sự vi phạm Tuyên bố về Cách Ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002.
Theo_VnMedia
Trung Quốc "mất ngủ" vì đối thủ khó chịu nhất Thủ tướng Shinzo Abe cuối tuần này sẽ trình bày kế hoạch tạo dựng Nhật Bản trở thành một nước đối trọng với sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Đây là thông tin khiến Trung Quốc "toát mồ hôi" bởi nước này sẽ phải đối diện với một kỳ phùng địch thủ đầy khó chịu ở ngay sát nách. Thủ...