Khi tình nhân là… cái laptop
“Anh yêu nó hơn em”, Huyền nói với ông xã bằng giọng hờn trách. Nó ở đây không phải cô nàng môi son má phấn nào, mà là cái laptop của chồng cô.
Ảnh minh họa
Không biết đã bao nhiêu lần, Huyền (28 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) đã phải “khiếu nại” với ông xã về chuyện dành quá nhiều thời gian cho máy tính, và đều nghe Dũng cười xòa: “Em là số 1, ai lại ghen với cái máy tính vô tri vô giác”. Nói xong, anh lại cắm mặt vào máy tính, lúc thì để xem lại các giấy tờ công việc, lúc trả lời mail, khi thì chơi điện tử.
Trong khi đó, người phụ nữ số 1 loay hoay cho con ăn, dỗ con ngủ. Xong việc, chị muốn trò chuyện với chồng, nhưng anh vẫn bận ôm ấp “nàng” laptop, nên chỉ quay ra thơm vợ, nói vài câu qua quýt rồi lại tiếp tục với niềm đam mê của mình. Huyền đành lôi mấy tờ tạp chí ra xem, chán rồi đi ngủ trước. Huyền đâm ra ghét cay ghét đắng cái laptop, hễ chồng nói đến hay chạm đến nó là chị khó chịu, thường xuyên cạnh khóe, trách móc, hờn dỗi. Nhưng ông xã không phải lúc nào cũng dỗ dành. Nhiều lúc Dũng khó chịu ra mặt và bảo vợ là trẻ con.
Còn Trang, 31 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội, làm cô bạn thân tá hỏa khi đùng đùng hẹn đi ăn trưa rồi tuyên bố: “Chồng tớ có bồ!”. Hóa ra bồ ở đây là cái máy tính. “Tức nhất là lão ôm máy suốt ngày không phải vì công việc, mà chỉ có chat chit và chơi blog”. Ông xã của Trang là một blogger khá nổi tiếng, danh sách bạn dài dằng dặc và số page views tăng vù vù.
Công việc quá bận nên chỉ đến đêm, anh mới có thời gian cho niềm đam mê này. Chỉ riêng việc đọc qua một lượt blog của bạn bè rồi nghĩ ra những câu comment thật độc, thật hài hước, đã mất vài tiếng đồng hồ. Với những người lâu lâu không viết gì mới hoặc không biết bình luận thế nào cho ấn tượng, anh gửi lời nhắn “để người ta còn nhớ đến mình”. Rồi anh lại cặm cụi trả lời những comment, những lời nhắn dành cho mình, và viết entry mới. Sau khi bài lên, anh lại ra ra vào vào liên tục để chỉnh sửa, xem có ai phản hồi gì không, page views tăng thế nào, cứ thế đến hết buổi tối.
Cơm nước xong, thấy chồng kéo ghế ra, Trang nói mát: “Bố Bin lại ôm bồ rồi đấy, vì bồ mà quên cả vợ con”. Anh chống chế: “Anh giải trí lành mạnh thế còn gì, lại ở ngay trước mặt em. Đêm hôm anh mà ra ngoài nhậu nhẹt hát hò, em phải theo dõi kiểm tra lại còn mệt hơn”. Không “cải tạo” được ông xã, Trang nói với bố mẹ hai bên nhờ khuyên giải nhưng không ngờ các cụ đều khuyên lại chị là nên rộng rãi với chồng một chút, vì “đàn ông thế là ngoan lắm rồi”.
Video đang HOT
Bực tức, chị ra tối hậu thư với chồng: “Muốn ôm &’bồ’ hay ôm vợ mặc lòng, đúng 10h30 là phải tắt đèn đi ngủ, không thì đừng có trách”. Nhưng với chồng Trang, 10h30 là quá sớm, thế nên họ lâm vào cảnh chiến tranh lạnh mấy hôm nay.
Bà Trần Thị Hồng Hà, chuyên gia tâm lý thuộc Trung tâm tư vấn Tình yêu, hôn nhân, gia đình, nhận định, tình trạng mâu thuẫn gia đình do các ông chồng “cắm mặt” vào laotop ngày càng phổ biến. Đàn ông vốn thích các loại máy móc và những thú vui liên quan đến tin học, Internet, nên chuyện mê máy tính rất dễ hiểu. Tuy nhiên, khi cảm thấy sự đam mê này là quá mức, người vợ cũng không nên nổi cơn tam bành ngay với chồng.
Có người vợ thấy bất lực vì dùng nhiều cách vẫn không làm chồng bớt mê máy tính, nên phản ứng bằng cách cũng mua một cái laptop, ăn cơm xong vợ một máy, chồng một máy ngồi thâu đêm. Đây không phải cách hay vì có thể ông chồng sẽ càng yên tâm “ngồi thiền”. Và hai người lại càng xa nhau hơn khi không còn thời gian dành cho nhau. Mặt khác, người vợ thấy cách của mình không thành công lại càng phát sinh tâm lý và hành động tiêu cực.
“Không nên đòi hỏi chồng mình từ bỏ thú vui đó, và điều này cũng là không thể được”, bà Hà nói. Vì vậy, nên thuyết phục chồng chấp nhận một thỏa thuận là chỉ nên “ôm” laptop trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, ngoài ra nên dành cho vợ con. Nên nhẹ nhàng giúp chồng nhận ra rằng, trách nhiệm của anh ta với gia đình không chỉ là đóng góp tiền bạc mà còn là chia sẻ thời gian, quan tâm về mặt tinh thần.
Người chồng ngồi ở máy tính quá nhiều có thể vì anh ta nghiện máy, nghiện mạng, nhưng cũng có thể vì những hoạt động khác trong nhà không đủ sức hấp dẫn, khiến anh ta thấy tẻ nhạt. Vì thế, để ông xã vui lòng thực hiện đúng thỏa thuận kể trên, thay vì ép buộc anh ta rời máy tính, người vợ nên biết cách khéo léo lôi kéo sự quan tâm của chồng. Có thể giao cho anh ta một việc nhà nào đó, hoặc giao hẹn trong buổi tối anh phải dành ra một khoảng thời gian chơi với con, dạy con học… Tùy vào hoàn cảnh và tính cách chồng, người vợ có thể nghĩ ra những hoạt động đủ sức cuốn hút anh ta.
“Và khi ông xã đã biết dành thời gian cho gia đình, người vợ cũng nên &’thả’ cho anh ta được vui chơi với cái máy tính trong thời gian còn lại, vì nói cho cùng, đó vẫn là cách giải trí lành mạnh và chính đáng”, chuyên gia Hồng Hà khuyên.
Theo Đất Việt
Mạng xã hội rất tuyệt, nhưng nếu đưa tin sai?
Ngày nay nhiều tin tức sai lệch thường xuyên được đăng tải trên Twitter rộng rãi, vậy liệu có cách nào ngăn chặn điều này mà không làm ảnh hưởng tới dòng thông tin liên tục của Twitter?
Cho đến nay, do những sự việc như trận động đất tại Haiti, cuộc cách mạng của nhân dân Tunisia và vụ nữ nghị sĩ Gabrielle Giffords bị bắn tại bang Arizona (Mỹ), phần lớn mọi người đang dần thừa nhận rằng Twitter thực sự là mạng tin tức cập nhật - giống như một phiên bản của CNN do hàng trăm nghìn người dùng khắp thế giới điều hành.
Tuy nhiên điều gì xảy ra khi Twitter truyền tải thông tin sai lệch? Điều này đã từng xảy ra với trường hợp của Giffords khi ban đầu có tin bà bị bắn chết và rất nhiều trường hợp gần đây khác. Chẳng hạn vào giữa tháng 2, khắp mạng Twitter truyền đi tin tức về một vụ bắn nhau tại Oxford Circus ở London, nước Anh, nhưng cuối cùng đó chỉ là nhầm lẫn.
Nhầm lẫn trên có lẽ là do hai sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên gây ra. Thứ nhất là một email thông báo về buổi diễn tập bắn súng của cảnh sát tại Oxford Circus, tuy nhiên email này rơi vào tay nhầm người và bị đăng tải như thể đó là trận bắn nhau thật. Cùng lúc, một người dùng Twitter khác cũng đăng tải một thông điệp không liên quan về một quảng cáo truyền hình được quay tại khu vực (từ "shoot" vừa có nghĩa là bắn, vừa có nghĩa là quay phim - ND). Hai sự việc này kết hợp với nhau đã gây kích động trong nhiều giờ liền khiến hàng loạt tòa nhà bị phong tỏa và các cảnh sát thiện xạ được triệu tập.
Ngay sau những bản tin đầu tiên về vụ ám sát Nữ nghị sĩ Giffords, rất nhiều phương tiện truyền thông cũng đăng tin rằng bà đã chết và tất cả đều liên quan tới Twitter - trong một số trường hợp là do chính phóng viên của những báo này đã đăng tải tin đó hoặc do người dùng nghe nói hoặc nhìn thấy những bản tin này và đăng trên trang Twitter của mình. Nhiều giờ sau vụ ám sát, những bản tin sai lệch này tiếp tục được lưu truyền, ngay cả khi phóng viên và các phương tiện truyền thông đã đính chính.
Xóa bỏ hay giữ nguyên?
Sau những sự việc đăng tin nhầm lẫn này, nhiều phóng viên đã thảo luận về cách xử lý những tin nhắn twitter sai sự thật. Tin tức đó có nên bị xóa đề phòng sai lầm bị truyền đi xa hơn không? Rất nhiều phóng viên và blogger đồng tình với ý kiến trên.
Tuy nhiên cũng không ít người lại cho rằng nên giữ nguyên bản tin nhầm lẫn, nhưng người đăng tải nên cố gắng cập nhật trang Twitter bằng thông tin chính xác. Craig Silverman, người đã viết một bài phân loại những bản tin sai sự thật, cũng mô tả cách Twitter sửa chữa bằng cách cho phép người dùng thay đổi trực tiếp tin vừa đăng.
Mạng xã hội rất tuyệt, nhưng sẽ thế nào nếu nó đưa tin sai?
Tất nhiên, vấn đề của phương pháp này nằm ở chỗ Twitter là một dòng thông tin không bao giờ ngừng chảy. Và trong trường hợp có tin giật gân, dòng thông tin đó chảy nhanh tới mức không thể sàng lọc mọi thứ hay biết chắc nội dung nào đúng, nội dung nào sai. Và do Twitter là một trải nghiệm đứt quãng - nghĩa là mọi người ra vào nó liên tục - nên không có cách nào để đảm bảo người dùng sẽ nhìn thấy nội dung cập nhật hay đính chính, cũng như không thể ngăn chặn người dùng đăng tải thông tin sai lệch trên trang Twitter của mình.
Twitter có thể đăng kèm bản tin đính chính hoặc đăng chung thông tin sai và thông tin cập nhật bằng ứng dụng có tên Annotations (http://dev.twitter.com/pages/annotations_overview). Twitter bắt tay thực hiện ứng dụng này từ năm ngoái và hy vọng sẽ ra mắt vào mùa thu. Tuy nhiên rõ ràng là công việc đã bị ngừng khi công ty ra mắt phiên bản tân trang của dịch vụ và giải quyết một số vấn đề khác. Không rõ dự án Annotations có được khôi phục lại không, nhưng ý tưởng đằng sau ứng dụng này là khi một tin nhắn lan truyền khắp mạng lưới thì sẽ được đính kèm thông tin về tin nhắn đó - hay "lý lịch dữ liệu" như địa điểm và nhiều thông tin khác. Điều này sẽ giúp việc đính chính trở nên dễ dàng hơn.
Trách nhiệm đính chính thuộc về tất cả
Vấn đề của Twitter không còn mới lạ. Các phương tiện thông tin truyền thống cũng gặp phải vấn đề tương tự và báo chí thường phải đăng đính chính nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi phát hiện ra sai sót. Twitter có thể được coi là một phiên bản dịch vụ thông tin trong thời gian thực, như Reuters hay Associated Press. Khi những dịch vụ này đăng tải thông tin sai lệch, họ chỉ đơn giản đăng bản cập nhật cho khách hàng và hy vọng chưa có ai đăng tải thông tin đó trên mạng hoặc báo giấy.
Ưu điểm của Twitter là nó cho phép mọi người có thể đăng tải thông tin liên tục và truyền tải thông tin đó đến hàng nghìn người chỉ trong vài phút. Tuy nhiên khi một tin sai được truyền đi thì không một nguồn nào có thể đính chính được. Đó là con dao hai lưỡi của những mạng xã hội như Twitter. Có lẽ, vì chúng ta cùng nhau làm nên mạng thông tin thời gian thực này nên tất cả chúng ta cũng đều có trách nhiệm đính chính.
Theo Tuần Việt Nam
Choáng với nữ blogger viết entry kể chuyện "thủ dâm" Những dòng "tâm sự", kể lể về quá trình thủ dâm bằng dưa chuột của nữ chủ nhân blog Toiyeu... đã khiến cư dân mạng choáng váng. Entry có tên "Muốn làm điều gì đó mới mẻ". Mở đầu, blogger đã gây sốc bằng việc miêu tả tại sao mình tỉnh giấc... "Hôm nay mình đang ngủ, bỗng choàng tỉnh giấc. Bất giác,...