Khi thuốc “đá” thuốc
Theo định nghĩa, tương tác thuốc là những thay đổi về tác động của một loại thuốc do tác động của một loại thuốc khác khi sử dụng cùng lúc (tương tác giữa thuốc và thuốc). Tương tác thuốc cũng có thể là sự thay đổi tác động của thuốc khi có mặt của một số thực phẩm (tương tác giữa thực phẩm với thuốc).
Trong trị liệu, đôi khi thầy thuốc lợi dụng sự tương tác thuốc nhằm làm tăng tác động của từng loại khi được sử dụng kết hợp. Tuy nhiên, một cách tổng quát thì tương tác thuốc thường có hại. Thông thường, sự tương tác thuốc xảy ra ở các loại thuốc kê toa, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở những loại thuốc không cần kê toa quen thuộc như aspirin, thuốc kháng acid…
Khi tác động của một loại thuốc trong cơ thể bị thay đổi bởi sự hiện diện của một thuốc khác, thì tác động của thuốc có thể bị tăng hoặc giảm và đều gây ra kết quả xấu. Hai thuốc sử dụng cùng một lúc có thể tạo ra một phản ứng mới vô cùng nguy hiểm hoặc có thể triệt tiêu tác động lẫn nhau.
* Một số tương tác thuốc phổ biến
- Muối thay thế muối bếp (dùng cho những bệnh nhân kiêng muối ăn) sẽ tương tác với thuốc lợi tiểu loại potassium-sparing làm tăng nồng độ potassium (kali) trong máu, gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, yếu cơ, thậm chí ngưng tim (cardiac arrest).
- Thuốc giảm sung huyết (decongestants) tương tác với các thuốc lợi tiểu làm tăng huyết áp.
- Thuốc kháng acid tương tác với các thuốc kháng đông máu.
Video đang HOT
- Aspirin làm tăng tác động của các thuốc kháng đông máu.
- Thuốc kháng histamines làm tăng tác động của các thuốc ngủ barbiturates, các thuốc an thần (tranquilizers) và một số thuốc giảm đau.
- Chế phẩm bổ sung sắt sẽ “vịn” các kháng sinh tại bao tử, ngăn cản sự hấp thu của các thuốc kháng sinh vào hệ tuần hoàn máu.
- Thuốc trị cao huyết áp dùng chung với thuốc tim mạch digitalis (Lanoxin) sẽ gây nên nhịp tim bất thường.
- Thuốc kháng đông dùng chung với thuốc ngủ sẽ làm giảm tác động của thuốc kháng đông.
- Phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai nếu sử dụng kháng sinh thì tác động tránh thai của thuốc sẽ bị giảm.
- Những thuốc kháng viêm không steroid (nonsteroidal antiinflammatory drugs – NSAIDs) làm cơ thể giữ muối và nước. Do đó sẽ làm giảm hoặc triệt tiêu tác động của các thuốc lợi tiểu.
- Các loại thuốc chẹn beta như propanolol chống lại tác động của một số thuốc trị hen suyễn.
Một số tương tác giữa thực phẩm và dược phẩm cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Thực phẩm có thể làm tăng hoặc giảm hoạt động của thuốc. Một số thuốc lại ngăn cản sự hấp thu của một số vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm. Thuốc có thể làm thay đổi cách thức mà cơ thể sử dụng chất dinh dưỡng cũng như làm biến đổi vị giác. Hóa chất trong khói thuốc có thể làm tăng hoạt động của men gan, do đó sẽ làm giảm tác động của một số thuốc giảm đau và một số thuốc dùng điều trị các bệnh về phổi. Kháng sinh tetracycline sẽ không được hấp thu đúng nếu bệnh nhân uống sữa hoặc ăn những thực phẩm chế biến từ sữa hoặc thực phẩm có chứa canxi.
Mặc dù sự tương tác thuốc có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe, nhưng vẫn tránh được bằng sự định hướng thích hợp cho bệnh nhân cũng như sự quan tâm của thầy thuốc đến tiền sử bệnh, việc sử dụng dược phẩm… của bệnh nhân.
DS Nguyễn Bá Huy Cường (ĐH Murdoch-Úc)
Theo PNO
Đau đầu, vì sao?
"Hôm nay tôi đau đầu quá, chẳng muốn làm gì!". Bác sĩ thường nghe bệnh nhân than về triệu chứng phổ biến này. Khoảng 90% trường hợp đau đầu khởi phát sau một sang chấn thần kinh (stress).
Đau đầu căng cơ
Đau đầu khởi phát sau các sang chấn tâm lý sẽ gây co cơ vùng đầu - cổ, da vùng đầu. Đau có tính chất từ nhẹ đến trung bình, có cảm giác như áp lực đè lên làm căng vùng đầu vùng cổ. Đau thường giảm sau nghỉ ngơi.
Đau kéo dài vài tuần, đến vài tháng, thậm chí nhiều năm. Đau cả hai bên gây nhức nhối vùng da đầu, thậm chí chải tóc cũng có cảm giác đau. Các triệu chứng đi kèm như nôn, buồn nôn, mắt nhìn không rõ nét, người bệnh có vẻ mặt trầm uất, lo lắng mệt mỏi. Cơn đau sẽ dễ dàng khởi phát khi xúc cảm, tư thế ngồi cằm cúi xuống, đọc sách, viết lách, thậm chí cả khi nhai.
Tùy từng yếu tố khởi phát mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Các thuốc giảm đau thông thường như aspirin, acetaminophen (paracetamol) có thể làm thuyên giảm cơn đau cấp. Trong đau đầu mãn tính thì sử dụng các thuốc chống trầm cảm, an thần kinh, chống động kinh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được các thầy thuốc chuyên khoa hướng dẫn kỹ. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm điều trị tâm sinh lý, massage, các bài tập thể dục nhẹ có tính thư giãn cũng góp phần giúp bệnh thuyên giảm .
Đau đầu mạch máu
Chứng đau nửa đầu (migrain) là dạng thông thường của đau đầu mạch máu. Đau đầu migrain thường đặc trưng với tính chất đau đầu dữ dội ở một bên hoặc hai bên đầu. Triệu chứng thường có hai dạng chính là đau đầu migrain cổ điển và đau đầu migrain không thông thường.
Với dạng đau đầu migrain cổ điển, từ 10-30 phút trước khi xuất hiện cơn đau, bệnh nhân thường nhìn thấy một chóe sáng hoặc một đường zíc zắc hay có thể mờ mắt thoáng qua. Một số triệu chứng khác như nói khó, yếu chân tay, tê ở mặt bàn tay. Tính chất đau dữ dội thể hiện kiểu mạch đập ở vùng trán, thái dương, vùng tai, vùng quanh mắt. Lúc đầu, đau xuất hiện ở một bên đầu nhưng có thể lan qua bên kia.
Đau đầu migrain thông thường không có biểu hiện trước cơn đau nhưng có các triệu chứng khác như u ám về tâm thần, thay đổi về tính tình, mệt mỏi, có thể xuất hiện nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần. Đau thường kéo dài ba-bốn ngày.
Cơ chế gây đau đầu migrain vẫn chưa được các nhà khoa học chứng minh rõ ràng, nhưng đa số cho rằng do thay đổi dòng máu trong não bộ. Một số giả thuyết khác cho rằng do thay đổi sinh hóa trong cơ thể dẫn đến thay đổi dòng máu, gây đau đầu. Tuổi khởi phát từ 5 - 35, nữ bị nhiều hơn nam, thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và giảm khi mang thai. Ngoài yếu tố di truyền, bệnh còn liên quan đến các yếu tố tâm lý .
Điều trị thuốc, điều trị phản hồi sinh học, giảm các sang chấn về tâm lý, ăn theo chế độ. Có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường, các dẫn xuất của ergotamine, các thuốc chống trầm cảm. Tùy theo tính chất cơn đau, tần suất cơn đau, tình trạng của từng người bệnh mà có phác đồ điều trị riêng biệt phù hợp.
Theo PNO
Aspirin kèm Plavix giảm rủi ro đột quỵ Các chuyên gia nghiên cứu của Mỹ và Trung Quốc nói rằng bệnh nhân đột quỵ hoặc người bị thiếu máu não cục bộ tạm thời (TIA) uống kèm thuốc Plavix với aspirin ít có nguy cơ bị cơn đột quỵ thứ hai hơn. Tiến sĩ S. Claiborne Johnston thuộc Đại học California, San Francisco, cho biết một cơn thiếu máu cục bộ...