Khi thời trang kết hợp với trò chơi điện tử
Nhiều thương hiệu thời trang đang thử nghiệm công nghệ ảo và đổi mới trong cách quảng bá sản phẩm.
Đại dịch khiến mọi hoạt động bị trì trệ, trong đó có thời trang. Vì vậy, nhiều nhà mốt chọn cách phát triển thương hiệu bằng việc kết hợp với các nhãn hàng game giải trí.
Một số nhà thiết kế như Pierre Cardin, Alexander McQueen và Hussein Chalayan… đã cách mạng hóa ngành may mặc thông qua sự kết hợp độc đáo của công nghệ và tính thẩm mỹ có tư duy tương lai. Với những thiết kế sáng tạo như áo choàng, váy cho robot và quần áo may sẵn, nhà thiết kế thách thức chính khái niệm thời trang là không giới hạn.
Trang phục trong Animal Crossing: New Horizons do Valentino và Marc Jacobs thiết kế.
Trong thời đại dịch bệnh nguy hiểm, việc tổ chức các tuần lễ thời trang và giới thiệu bộ sưu tập mới là hoàn toàn không thể. Do đó, việc chuyển sang sử dụng các định dạng kỹ thuật số để giới thiệu sản phẩm là thử nghiệm mới của các nhà thiết kế.
Trong đó, Marc Jacobs và Valentino đã thử nghiệm thiết kế trang phục cho trò chơi nổi tiếng Animal Crossing, thể hiện sự giao thoa giữa thời trang – game. Các thương hiệu thời trang cao cấp khác cũng sẵn sàng hợp nhất vào nhiều lĩnh vực điện tử sáng tạo để quảng bá sản phẩm một cách gần gũi.
Burberry và Blankos Block Party
Hãng thời trang của Anh hợp tác với công ty kỹ thuật số Blankos Block Party. Burberry đã tung ra các phụ kiện trong trò chơi mang thương hiệu của riêng mình, bao gồm túi phản lực, găng tay và giày bơi. Những món đồ này có in logo của nhà mốt để người chơi dễ dàng nhận diện thương hiệu.
Video đang HOT
Trang phục của Burberry khi hợp tác với thương hiệu game.
Balenciaga và Afterworld
Đối với bộ sưu tập Thu Đông 2021 của Balenciaga, thương hiệu đã hợp tác với Afterworld: The Ages of Tomorrow để mang đến trải nghiệm trò chơi điện tử nhập vai.
Game này không chỉ để chơi mà còn thể hiện khả năng thiết kế quần áo của Giám đốc sáng tạo Demna Gvasalia.
Thương hiệu Balenciaga thiết kế nhiều trang phục đẹp trong game hợp tác với Afterworld.
Louis Vuitton nhập cuộc
Thương hiệu thời trang xa xỉ của Pháp đánh dấu kỷ niệm 200 năm thành lập bằng cách phát hành trò chơi Louis: The Game. Với hình ảnh thơ mộng và những cuộc phiêu lưu nhẹ nhàng, trò chơi theo chân linh vật của nhà mốt – Vivienne – tìm hiểu lịch sử, sự phát triển của thương hiệu.
Louis: The Game là trò chơi đánh dấu kỷ niệm 200 năm thành lập của nhà mốt và hợp tác với game để quảng bá hình ảnh.
Tiếp tục tầm nhìn về tương lai của Louis Vuitton, Nicolas Ghesquière đã hợp tác với trò chơi trực tuyến đình đám Liên minh huyền thoại. Nhà thiết kế người Pháp kết hợp óc thẩm mỹ sắc sảo của mình với các nguyên lý cốt lõi của trò chơi để tạo ra nhiều giao diện thời trang sống động mà các nhân vật có thể sử dụng trong suốt trò chơi.
North Face, Gucci và Pokémon Go
Hai thương hiệu thời trang đình đám North Face và Gucci đã hợp tác ra mắt trò chơi Pokémon Go với các phiên bản số hóa của trang phục. Trò chơi tràn đầy năng lượng được chứng minh là lựa chọn tự nhiên để giới thiệu thời trang ảo.
Thời trang đang du nhập vào nhiều lĩnh vực để quảng bá hình ảnh.
Moschino và Sims
Giám đốc sáng tạo Jeremy Scott đã hợp tác với trò chơi mô phỏng cuộc sống Sims để tạo nên thời trang kỹ thuật số.
Dòng sản phẩm may sẵn, đồ bơi và phụ kiện mang tính thẩm mỹ đặc trưng của Moschino với nét phá cách riêng biệt của Microsoft. Bên cạnh Moschino, nhà mốt Gucci cũng công bố loạt sản phẩm chuẩn bị ra mắt trên trò chơi điện tử này.
Hình ảnh bộ đồ bơi mang tính biểu tượng của thương hiệu xuất hiện trong game Sims.
Thương hiệu thời trang Saint Laurent nói không với lông thú
Thương hiệu thời trang cao cấp Saint Laurent (Pháp) là hãng thời trang quốc tế mới nhất gia nhập xu thế bảo vệ động vật vốn đang nổi lên trong thời gian qua.
(Ảnh minh họa. Nguồn: AFP)
Thương hiệu thời trang cao cấp Saint Laurent (Pháp) sẽ ngừng sử dụng lông thú trong các bộ sưu tập của hãng kể từ năm 2022.
Saint Laurent là hãng thời trang quốc tế mới nhất gia nhập xu thế bảo vệ động vật vốn đang nổi lên trong thời gian qua.
Trong một thông báo ngày 24/9, Tập đoàn Kering , đơn vị điều hành của Sain Laurent, cho biết ngoài Saint Laurent, thương hiệu Brioni trực thuộc tập đoàn này cũng sẽ nói "không" với lông thú. Như vậy, tất cả công ty thời trang thuộc Kering sẽ ngừng sử dụng chất liệu này.
Tập đoàn Kering khẳng định mục tiêu luôn tìm cách hướng tới thời trang bền vững để thích ứng với sự thay đổi của thế giới, giá trị xã hội và thị hiếu của khách hàng.
Các hiệp hội bảo vệ động vật từ lâu đã vận động ngành thời trang từ bỏ lông thú và một số thương hiệu nổi tiếng khác như Chanel, Versace và Michael Kors cũng đã ngừng sử dụng chất liệu này.
Hồi tháng Ba, Tổ chức bảo vệ động vật tại Mỹ (PETA) đã tiến hành cuộc biểu tình trước cửa hàng Saint Laurent tại Đại lộ thời trang Montaigne (Pháp) sau khi siêu mẫu Kate Moss diện áo khoác lông chồn trong một chiến dịch quảng cáo của hãng.
Trong tập đoàn Kering, Gucci là thương hiệu đầu tiên nói không với lông thú vào năm 2017, tiếp đó là các thương hiệu cao cấp khác như Balenciaga, Bottega Veneta và Alexander Mcqueen.
Vào năm 2019, Kering cũng đề ra một bộ tiêu chuẩn về bảo vệ động vật để giải thích cho nguồn gốc các loại sợi và chất liệu từ động vật khác của hãng./.
Hiện tượng toàn cầu Emma Raducanu được dự đoán thu về hàng tỷ USD Với chiến thắng lịch sử, Emma Raducanu - tay vợt nữ 18 tuổi - được dự đoán thu về hàng tỷ USD khi hợp tác với các thương hiệu. Emma Raducanu vô địch Grand Slam rạng sáng 12/9 (giờ Hà Nội). Cô gái 18 tuổi trở thành tay vợt nữ đầu tiên của Anh vô địch Grand Slam kể từ năm 1977. Cô...