Khi thiếu nữ sa chân vào nhà nghỉ
Chị Hiền không ngờ, cô con gái dễ thương của chị ngày nào đã đổi tính nết hoàn toàn khi sa chân vào “cạm bẫy ái tình”.
Lúc đầu, chị thuê thám tử vì tưởng con chơi bời cái gì mà tiêu tiền quá nhiều, đến khi theo dõi, mới tá hoả vì con dùng tiền “bao bạn trai” để níu giữ tình yêu.
Dùng tình dục để níu kéo bạn trai
Nhìn con gái 16 tuổi thẫn thờ, hồn vía để đâu đâu, chị Hiền linh cảm chuyện chẳng lành. Đọc trộm tin nhắn của con, chị đau nhói khi biết con mình yêu và đã có quan hệ tình dục với bạn trai.
Điều đáng nói là con chị là người chủ động rủ chứ không phải cậu kia… Giấu chồng, chị đi thuê thám tử, xem rõ thực hư thế nào, chị nói: “Nếu bố nó biết thì bố nó giết”.
Thám tử Sơn thuộc Văn phòng thám tử Thiện Minh cho biết những trường hợp như thế này hay gặp, vì khi yêu, bị bỏ rơi, học sinh nữ hay mang “chuyện ấy” ra để níu kéo.
Cô bé tên Yến, hơi đậm người và nhan sắc dưới mức trung bình, là học sinh khá về môn văn. Qua làm quen trên mạng, Yến cảm thấy tâm đầu ý hợp với một bạn trai mang cái nick khá lãng tử “kiemkhachcodon…”. Yến thực sự rất yêu cậu này, cậu ta cũng vậy.
Tuy nhiên, khiếu văn chương và tấm lòng chân tình đó bị thử thách thực sự khi mối quan hệ đi quá giới hạn. Hai bạn trẻ đã hẹn hò nhiều lần ở “nhà nghỉ” và cuối cùng thì cậu kia cứ nhạt dần….Yến rơi vào tuyệt vọng, và đó là dấu hiệu để người mẹ phát hiện vấn đề của con gái mình.
Thám tử Sơn “bám đuôi” cô bé và được biết hóa ra cậu kia có ý ngãng ra, nhưng mỗi lần như thế cô bé lại rủ đi… nhà nghỉ và họ lại gặp nhau. Điều đó lặp đi lặp lại nhiều lần. Chị Hiền không dám can thiệp vì tinh thần con gái khá căng thẳng, nếu nó tan vỡ thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra… Chị sợ nó sẽ hận thù mẹ ghê gớm.. Chị biết tính nó.
Nhiều cô bé nhẹ dạ đã dùng tình dục để níu giữ tình yêu… (Ảnh minh họa)
Sơn tìm hiểu cậu bé kia thì thấy cũng là con nhà lành, đẹp trai, sáng sủa, tính nết trẻ con, khác với kết luận ban đầu của chị Hiền là đứa hư hỏng.
Video đang HOT
Xác định vấn đề chính là Yến yêu cậu kia quá mức và lấy “chuyện ấy” làm phương tiện để được gần gũi bạn trai nên thám tử đã nghĩ ra “kế ly gián”. Theo dõi thấy quy luật hai anh chị chỉ quanh quẩn ở nhà nghỉ nằm gần trường học của cậu kia., thám tử đã bày ra cách là cứ mỗi lần họ vào nhà nghỉ, thám tử vào sau, đợi chúng đi khuất, đưa phong bì cho lễ tân nhờ gọi điện lên phòng đe doạ: chẳng may có công an đến kiểm tra, thấy là trẻ vị thành niên có thể bị bắt và đi tù.
Ba lần như vậy khiến cô cậu phát hoảng. Chuyện đổi “quan hệ” lấy tình cũng chấm dứt. Trẻ con thì vẫn là trẻ con, cậu kia trốn biệt và 6 tháng sau, cô bé cũng vui vẻ trở lại. Chị Hiền nói, giờ con gái đã đi Anh học rồi.
Vào nhà nghỉ để thể hiện chất chơi
Theo chân thám tử Sơn giám sát một cậu choai choai ham game, khi cậu này di chuyển tới cổng một trường bán công để gặp nhóm bạn bè, mới choáng vì “chất lượng” và “tần suất” văng tục chửi bậy. Tụi HS mới học lớp 11 mà đã xưng hô với nhau “vợ vợ, chồng chồng” ngọt xớt.
Bạn của cậu bé mà thám tử Sơn đang theo dõi là một nữ sinh gầy gò, tên Oanh, bạn bè thường gọi là “Vàng Anh”, mở miệng là văng tục, hút thuốc hiệu June phì phèo.
Khi chuyển chủ đề “nhà nghỉ”, cô bé thành thục lên lớp đám bạn: “Đ…biết cái nhà nghỉ X sao đắt thế… 350.000 ngàn một phòng, bọn lễ tân nhà nghỉ Y mất dạy, nó thấy tao cùng Chíp (tên lóng của cậu bé đang được thám tử giám sát) vào nó còn dê, Chíp hèn ơi là hèn, chả phản ứng gì. Tháng này mất đứt vài triệu vui vẻ.”
Hóa ra, cô nữ sinh này toàn dùng tiền “bao trai”. Để nổi bật trong đám bạn, cô lấy tiền nhà đi chi trả cho bạn trai, từ mua quần áo hàng hiệu đến bao nhà nghỉ, dĩ nhiên cậu nhóc mà thám tử đang giám sát được cô bé chi trả rất nhiều tiền chơi game. Cậu nhóc vốn là cậu ấm, nhà khá giả. Cô bé muốn thể hiện đẳng cấp bằng cách chịu chơi như vậy…
Theo Sơn, dù sành điệu, nhưng kiến thức tránh thai của Vàng Anh rất “i tờ”. Ngồi kế phòng bên theo dõi ở nhà nghỉ, Sơn nghe rõ hai đứa nói với nhau: “chồng xuất vào đùi em… không sao đâu” hay “vợ yêu lấy nước phụt mạnh vào…”
Sơn kể, “Cậu nhóc này máu game thôi, cậu ta không hứng với cô bé này, yêu đứa khác, nhưng đứa này chịu cho nó tiền, có hôm chúng nó vào nhà nghỉ, tưởng làm gì hoá ra… vào đấy chửi nhau”.
Sau một hồi theo dõi, nắm được quy luật và tâm lý của cả hai “nhóc”, thám tử Sơn đã vào vai một công tử nhà giàu, sành điệu, vờ thích Vàng Anh khiến cô nàng mê tít và chuyển hướng sang thần tượng mới.
Kiến thức tránh thai của teen vào nhà nghỉ là một điều đáng lo ngại…. (Ảnh minh họa)
Còn một nữ thám tử khác đóng vai một người chị nhiệt tình, tốt bụng, chịu chi tiền game cho Chíp bước đầu, sau đó đánh vào tâm lý thích nhạc rock của cậu ta và hướng cậu sang làm bạn với một ban nhạc nghiệp dư. Các cuộc game cứ thưa dần, thưa dần với sự giúp đỡ của người chị hiểu tâm lý và rành sở thích. Còn Vàng Anh khi bị chàng trai lạ mặt “bỏ rơi”, tìm cách quay lại với Chíp thì đã muộn.
Trần Hùng, Giám đốc Văn phòng thám tử Thiện Minh cho biết, kế ly gián chỉ là tạm thời bước đầu, chữa được cái ngọn thôi, cái gốc vẫn là tư vấn cho phụ huynh ứng xử với con cái thế nào để con cái chuyển hướng.
Chẳng hạn với trường hợp của Chíp, lúc đầu cậu ta mê nhạc rock, rồi để tóc tai bù xù, nhiều lúc hứng lên còn nhuộm tóc, ăn mặc kỳ quái, tay đeo vòng đủ màu sắc làm bố cậu ta điên tiết và hai cha con đã xung đột nhiều lần về vẻ bên ngoài. Để giải tỏa chuyện căng thẳng gia đình, Chíp lao vào chơi game, lúc nghiện game thì thiếu tiền, dĩ nhiên sẽ sa ngã trong vòng tay của “cô nàng chịu chơi” Vàng Anh.
Bố của Chíp sau khi được báo cáo chi tiết về “bảng thành tích” của con, cộng với lời khuyên thám tử, đã hiểu rằng cần phải chấp nhận những gì con có, đó chỉ là sự “nổi loạn” nhất thời. Thà con mê rock, ăn mặc kỳ quái một chút còn hơn là sa đà vào game và “nhà nghỉ”.
Ông Hùng nói: Thực ra, khi con có vấn đề thì phụ huynh mới nhờ thám tử, nhưng nếu nói học sinh hay vào nhà nghỉ là không có cơ sở. Học sinh cũng nhiều dạng và nhiều hoàn cảnh, nói chung các em có nhan sắc dễ bị đám con trai bủa vây, hoặc bởi tình yêu học trò hay sự trót dại… Nhưng hơn hết các em cần được sự quan tâm và cảm thông trước khi phê phán.
Theo VNE
Nỗi đau của người mẹ có 3 đứa con đồng tính
Việc trong số 5 người con của mình có đến 3 người đồng tính đã từng lấy đi biết bao giọt nước mắt và gây ra bao đau đớn cho người mẹ. Nhiều lúc, bà đã có ý định tìm đến cái chết để giải thoát khỏi những khổ đau, dằn vặt nhưng rồi lại thôi.
Giờ đây, khi đã hiểu ra "đồng tính không hề có tội" và trông thấy 3 đứa con của mình sống vui vẻ, hòa đồng, biết làm ăn chân chính thì bà cũng đã nguôi ngoai. Đó là người phụ nữ có cái tên rất đẹp N.T.H, ngụ tại quận 3, TP.HCM.
Nỗi đau tột cùng của người mẹ...
Chúng tôi đến thăm người phụ nữ ấy vào một ngày cuối tuần. Bà mở một tiệm cơm bình dân trên đường Trần Văn Đang để kiếm tiền nuôi các con ăn học. Trời đang trưa, quán ăn chưa mở cửa nên không có khách. Tiếp chúng tôi là một người phụ nữ có gương mặt phúc hậu, nhưng đôi mắt lúc nào cũng như thẳm sâu một nỗi buồn. Năm nay, bà đã ngoài 60, nhưng nom vẫn còn rất tinh anh, khỏe mạnh.
Bà H. xởi lởi mời chúng tôi ngồi, rồi thở dài tâm sự. Nhà có 5 người con, 2 người con đầu đã có gia đình, nhưng oái oăm thay khi 3 người con sau lần lượt đều bị "ái nam ái nữ" - một hiện tượng mà xã hội ngày nay người ta vẫn còn nhìn nó với ánh mắt và thái độ khá "dè chừng". Bà H. kể, hồi Ng. (năm nay 36 tuổi) con thứ 3 của bà còn học tiểu học, đã thấy Ng. chỉ thích chơi đùa với bọn con gái. Nghĩ việc đó cũng là chuyện bình thường của trẻ thơ nên bà cũng không để ý gì nhiều.
Ng. mười mấy tuổi đầu nhưng lại thường xuyên theo các đoàn hát với các "đào chính" là những cô nàng "ái nam ái nữ" chuyên ca cải lương phục vụ ma chay, cưới hỏi. Mỗi lần ba ruột của Ng. nghe hàng xóm rêu rao Ng. đi theo đoàn, rồi hát với chất giọng đầy nữ tính, điệu bộ nhảy nhót ẻo lả, trang điểm phấn son giống con gái là ba Ng. lặn lội đi tìm về cho bằng được. Vừa tức giận, vừa chẳng biết khuyên lơn như thế nào nên ông "nện" Ng. một trận "nhừ tử", rồi buồn rầu ra sân đốt thuốc. Bà H. giọng vẫn cứ đều đều: "Vậy mà nó có chừa được đâu, đánh riết rồi thấy hết phương cứu chữa thì thôi. Giờ ổng không đánh nữa phần vì thương, phần vì tụi nó lớn khôn hết rồi".
Hết chứng kiến những trận đòn roi, những lời la mắng, miệt thị của chồng lên Ng., bà H. lại tiếp tục đón nhận nỗi đau tột cùng khi biết lần lượt 2 người con kế tiếp là T. (SN 1986) và T.N. (SN 1988) đều mang "thân xác đàn ông nhưng tâm hồn phụ nữ". Nước mắt như cạn khô, bà "sống dở chết dở" và không muốn tin vào sự thật. Đó quả là một mối oan nghiệt quá lớn, nỗi đau của bà cứ thế chồng chất lên cao. "Biến đau thương thành hành động", ngày bà mưu sinh một buổi, một buổi còn lại dành thời gian đến các trung tâm tâm lý, các bệnh viện để xin được tư vấn về trường hợp của 3 đứa con tội nghiệp.
Đến khi biết được, đó là một chứng bệnh bẩm sinh và những đứa con của bà không hề có tội, bà lại càng thương con hơn. Nhiều lần bà gọi các con lại tâm sự, nhưng biết không thể thay đổi được gì nên chỉ biết khuyên nhủ các con gắng học để sau này dễ kiếm việc làm và sống tốt với đời. Nhưng một lần nữa, sự thất bại của các con trên con đường học vấn và nỗi âu lo của người mẹ vẫn cứ bám víu lấy bà. Lần lượt T. và T.N. trượt đại học. Buồn nhất là TN. thi được 18,5 điểm nhưng vẫn thiếu nửa điểm để đậu vào ngành đã đăng ký, thế là T.N. buồn rầu thôi học. Nỗi đau cứ nối đuôi nhau dồn dập đến, nên nhiều lúc bà nghĩ không biết kiếp trước đã làm gì nên tội mà kiếp này hậu quả lại đổ lên đầu mình và các con như thế. Có lúc bà đã tìm đến cái chết, nhưng chết thì có giúp ích được gì, các con bà cũng không thể thay đổi được... nên lại thôi. Sự thể đã an bài, đành chấp nhận số phận, nhưng bà vẫn không thôi buồn lo cho các con về sự mặc cảm giới tính, sự ghẻ lạnh, lời đàm tiếu của người đời...
Ảnh minh họa
Nỗ lực giúp con hòa nhập cộng đồng...
Quả thật, với một người mẹ không còn nỗi đau nào hơn khi con mình sinh ra không hoàn thiện như những người khác. Niềm vui và hạnh phúc nhất đời của một người phụ nữ đã không được hưởng trọn vẹn. Mỗi ngày, bà đều sợ hãi khi nghĩ đến cảnh những đứa con của mình sẽ trôi dạt bên lề xã hội, bị khinh bỉ, rồi buồn chán mà sống không ra gì. Nhưng đúng là cuộc đời không "bức tuyệt" những ai có tâm hướng thiện bao giờ. Hằng ngày, nhìn thấy con cứ bị chồng mắng nhiếc, bà biết ông do buồn bã nên cũng không dám can ngăn. Nhưng cứ đến đêm, bà lại đem những kiến thức của mình đã tìm hiểu được về hiện tượng "xuyên giới tính" mà các con mắc phải để thủ thỉ với chồng. Và rồi ông dần hiểu ra và nỗi đau cũng dần nguôi ngoai, ông không còn đánh đập la mắng 3 đứa con tội nghiệp nữa. Thay vào đó là yêu thương nhiều hơn.
Bà H. chia sẻ trong sự nhẹ nhàng, thanh thản: "Tôi cũng sợ mấy đứa nó buồn rồi tụ tập bạn bè, đàn đúm làm chuyện bậy bạ như người ta hay bảo là móc túi, lừa gạt... nhưng tuyệt nhiên con tôi không một ai làm vậy. Tụi nó vậy mà ngoan và biết thương mẹ lắm. Ít khi làm tôi phải buồn lòng và chịu tiếng xấu với hàng xóm". Chúng tôi mạo muội hỏi có biết vì sao con bà được như vậy? Bà tự hào: "Chắc tụi nó sợ ổng, với lại cứ ổng mà đánh xong, tôi ôm các con vào, xức dầu rồi khuyên bảo con nhẹ nhàng. Từ khi hiểu ra bệnh của con nên thương hơn giận, tôi đã hằng ngày tranh thủ trò chuyện nhiều hơn với các con. Tạo cho chúng ý thức về giá trị bản thân con người không nằm ở bề ngoài, mặt khác, tôi cũng nói chuyện nhẹ nhàng với ba của mấy đứa. Cứ thế, các con tôi lớn lên ngoan ngoãn, thấy bọn chúng đàng hoàng, hàng xóm cũng thương mà không buông lời gièm pha, trêu chọc nữa. Mà cũng do ý thức của mỗi người, có người như thế này nhưng cũng có người như thế nọ, quan trọng là bản thân nó biết phân biệt tốt xấu thôi. Thế là được".
Nhưng hạnh phúc con người luôn gắn liền với gia đình, với vợ con. Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng, có như vậy mới có một cuộc sống trọn vẹn, ngược lại rất dễ bị cô đơn và buồn tẻ, có khi thành kẻ "bất lương". Thế nên, khi nói về chuyện lập gia đình cho các con, bà H. thoáng buồn: "Nhiều lần nói tụi nó có muốn lập gia đình không nhưng tụi nó bảo: ở vậy cho khỏe, lấy người ta thì được nhưng đôi khi bị thiên hạ dị nghị, có khi làm khổ cho người khác... Nghe thì buồn, tội nghiệp cho tui nó nhưng thấy mấy đứa sống an phận, được vui vẻ, thoải mái, có bạn có bè nên cũng nhẹ lo phần nào".
Chúng tôi lại hỏi về chuyện bây giờ có rất nhiều người đồng tính đứng đường làm "cave" bán dâm, lên mạng rao bán thân mình, rồi vào các Spa, tiệm Massage để kiếm tiền. Bà H tự tin: "Chuyện đó tôi có nghe, nhưng chắc chắn con tôi không bao giờ dính đến. Tôi biết tính ý con mình, giờ mấy đứa nó có công ăn chuyện làm, có tiệm buôn bán ổn định, tụi nó còn tạo điều kiện cho rất nhiều người cùng "cảnh ngộ" vào làm nữa đó chứ". Bà H. vừa nói vừa chỉ tay giới thiệu từng người một trong quán. Có đến 7 - 8 nhân viên phục vụ đều là người mang những nỗi đau về giới tính không được bình thường. Đa số đều ở dưới quê, ít học, nên phải lặn lội lên thành phố tìm việc. Ngọc, một nhân viên phục vụ quê Sóc Trăng cho chúng tôi biết: "Anh thấy đó, tụi em như vậy khó tìm việc lắm. Người ta nói Sài Gòn nhiều việc dễ kiếm sống nhưng em thấy có vậy đâu. May mà nhờ cô H. và mấy con cô đồng cảnh ngộ nên thương tình nhận vào làm, chứ thật tình tụi em cũng không biết đi đâu nữa".
Mai, quê Vĩnh Long, người có khuôn mặt khá xinh trong bộ váy điệu đà chia sẻ với giọng buồn buồn: "Ai mà không muốn có nhiều tiền, sống sung sướng hả anh? Nhưng nghe mấy anh nói về cái nghề mại dâm, đứng đường làm cave gì đó tụi em sợ thật. Nói thật, tụi em làm ở đây tháng cũng dư mấy trăm, thậm chí có tháng hơn triệu gửi về quê là tụi em thấy vui lắm rồi. Nói anh đừng cười, em ít học nhưng cần chi bán rẻ phẩm giá con người mình đến vậy", ánh mắt Mai và mọi người khi nói đến điều ấy đều ánh lên một sự tự hào rất lớn.
Chúng tôi cũng đã gặp các con cô H. chuyện trò. Ai cũng có công việc của mình và điều quan trọng là họ tự tin công khai giới tính vì họ nghĩ: "Giới tính không phải là bệnh, không có gì là xấu cả, quan trọng là mình làm gì và sống như thế nào. Bởi mình tôn trọng xã hội thì xã hội tôn trọng mình thôi..!".
Theo VNE
Nỗi giày vò của mẹ "hổ", ép con uống thuốc sâu Hàng đêm trong trại giam, tôi hết mê sảng lại khóc lóc, hết gọi tên con lại ôm cái gối và hát những bài ru con bằng tiếng Tày. Hết tự hành hạ, tự chửi bới rồi lại đập đầu vào tường tìm cách tự tử... LTS: Ngày ngày, nhìn những đứa trẻ con phạm nhân đang tíu tít vui đùa bên mẹ...