Khi thiếu gia chơi ngông bằng… súng nhựa
Chơi ngông, thích thể hiện đẳng cấp được xem là “bề nổi” của nhiều tay chơi. Hiện nay có không ít thiếu gia lại chỉ thích chơi ngông bằng… súng nhựa giống y như súng thật.
Hành vi này được xem là vi phạm pháp luật và cần phải xử lý nghiêm.
Súng nhựa… xuống phố
Đã là dân chơi thì phải biết… oai. Đó là tuyên bố chắc nịch của Chung “ngông” – một dân chơi ở Hà Nội, quê gốc Thái Nguyên bộc bạch với PV về thú chơi ngông và khá “độc” hiện nay: Dùng súng nhựa thể hiện… đẳng cấp.
Cái mà những thiếu gia, tay chơi luôn ví von là “đẳng cấp” có khi không đo bằng tiềm lực kinh tế, độ chịu chơi, mạnh tay dùng “hàng nóng” mà chỉ là thú chơi… “ngông”. Thậm chí khi có khẩu súng nhựa y như thật, đi ô tô còn để… “súng” nửa kín nửa hở kiểu mập mờ.
Theo tìm hiểu của PV, không ít thiếu gia công khai lên mạng “đặt hàng”, lùng sục tìm mua súng nhựa để làm vật bất ly thân trong các cuộc “dạt vòm”. Thậm chí, nhiều tay chơi còn sắm thêm cả… tóc giả khi dạo phố cho thêm phần thi vị.
Cách đây không lâu, công an phố Huế (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khi triển khai lực lượng tuần tra, ứng trực xử lý vi phạm về đội mũ bảo hiểm trên trục phố Huế đã tóm gọn một thanh niên tên Trần Hoàng Nam (sinh năm 1986, nhà ở phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hóa trang thành “diễn viên đường phố”.
Sau khi dừng xe kiểm tra, tổ tuần tra đã phát hiện đối tượng mang theo 1 khẩu súng nhựa, 1 bộ tóc giả và cuộn băng dính.
Tại cơ quan công an, Nam khai mượn khẩu súng nhựa và bộ tóc giả của một người bạn. Tuy nhiên, Nam không biết cụ thể nơi ở của người bạn này (?!). Lý do mà Nam đưa ra tại cơ quan công an rất đơn giản chỉ là thấy khẩu súng nhựa hay hay, nên mượn để… chơi.
Một trong những lý do cơ bản nhất, khiến dân chơi mua súng nhựa là súng nhựa giống y như thật dễ khiến người dân bình thường tưởng là… súng thật.
Video đang HOT
Có kẻ dùng hàng giả, thì cũng có kẻ dùng hàng thật. Chính sự lẫn lộn này lại càng khiến dân chơi “kết” súng nhựa. Ví dụ, ngày 30/1/2012 tổ công tác Y141 Công an Hà Nội đã vạch trần màn “du xuân với súng” của hai thanh niên khi đang làm nhiệm vụ tại ngã tư Kim Mã – Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội).
Được biết, khi thấy hai nam thanh niên điều khiển xe máy Dream, vi phạm luật Giao thông và có nhiều biểu hiện nghi vấn, tổ công tác đã ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra, nhưng hai thanh niên đã quay đầu xe, phóng với tốc độ cao để trốn thoát.
Tổ công tác liền triển khai vòng vây và bắt giữ. Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trong người một thanh niên có giấu khẩu súng colt tự chế cùng 6 viên đạn đã lên nòng sẵn.
Thanh niên giấu súng được xác định là Ngô Mạnh Cường (SN 1990). Cường khai rằng mua khẩu súng thông qua một người bạn với giá 6 triệu đồng và chỉ là… để phòng thân khi đi chơi. Theo lời khai của đối tượng Cường, hắn không có công ăn việc làm và sống theo kiểu giang hồ. Cơ quan công an đã lập hồ sơ để xử lý hành vi vi phạm của các đối tượng này.
Súng giả như…thật!
“Hàng” không… độc quyền!? Theo tìm hiểu, tình trạng vác súng nhựa xuống phố xem ra không phải là “độc quyền” của riêng ai. Trong tháng 2/2009, tại Hải Phòng, có 3 đối tượng đã dùng súng bắn đạn nhựa bắn vào CSGT khi vi phạm luật Giao thông. Đó là trường hợp Nguyễn Ngọc Nam, Phan Văn Trung (cùng sinh năm 1988, trú tại đường Ngô Gia Tự, phường Đằng Lâm, quận Hải An) và Nguyễn Đức Linh (sinh năm 1991, trú tại số 7 ngõ 291, cụm 6, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng). Khi bị CSGT truy đuổi, cả 3 đối tượng vẫn lạng lách và dùng 2 khẩu súng bắn đạn nhựa (một shotgun và một súng báng nhựa, vỏ sắt) để “tỉa” lại. Ba đối tượng trên đã bị khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ….
Theo tìm hiểu của PV, trên mạng, các shop bán công cụ hỗ trợ đăng tải nhan nhản thông tin rao bán súng nhựa. Súng nhựa có đủ loại, nhiều mẫu mã. Từ súng AK 47, M16A4, súng lục… Các loại súng nhựa được các chủ shop công cụ hỗ trợ đặt cho cái tên “hàng thú dữ”.
Nghe có vẻ như đồ chơi trẻ con nhưng lại là “chiêu” để các chủ shop qua mặt cơ quan chức năng. Theo quảng cáo, súng nhựa đồ chơi thì chỉ dùng để… dọa trẻ con còn “hàng thú dữ” có đủ loại, súng bắn đạn nhựa, đạn cao su, súng bắn đạn tự chế… Một shop công cụ hỗ trợ trên mạng rao bán súng shotgun có thể bắn xa tới 70m. Nếu đứng trong tầm 20m thì có thể bắn vỡ chén sứ hoặc làm thủng cả trần nhà. Giá của khẩu súng này là 650 nghìn đồng.
T, một sinh viên ở Hà Nội, tự hào khoe vừa mua được một khẩu M16 -A6 ở Móng Cái (Quảng Ninh) với giá chỉ có 250 nghìn đồng. Đồ chơi mà như thật, từ kiểu dáng đến kích thước, có cả ống ngắm, đèn pha, đèn laser. “ Mỗi băng đạn chứa được hơn 50 viên, bắn mỏi tay”, T. nói.
Mặc dù là đồ chơi nhưng có thể tháo rời từng bộ phận ra, nhét vào cặp, xách đi xa mà không sợ ai dòm ngó. Hỏi về độ nguy hiểm, T. bảo: “Có thể bắn xa được 50m. Nếu bắn trong phạm vi 20m thì có thể làm bầm da, chảy máu người khác.
Bên cạnh những “hàng thú dữ” được rao bán, các shop bán công cụ hỗ trợ còn lén lút bán những loại súng nhựa bắn đạn tự chế với độ sát thương cao. Giá của những khẩu súng này cũng khá đắt đỏ từ 4- 6 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, hiện nay “hàng dữ” được bán đủ chủng loại, nên nhiều tay chơi cũng ngậm ngùi mua phải hàng giả giá cao. Điển hình, hồi tháng 10/2011, Cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Xuân đã ra quyết định khởi tố vụ án đối với 4 đối tượng vì liên quan đến một vụ mua súng K54 giả.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, khoảng tháng 5/2011, với mục đích mua bán vũ khí kiếm lời, T. đã nhờ Q. (bạn đi bộ đội cùng) tìm mua hộ súng K54. Sau khi đồng ý, Q. đã liên lạc với một người bạn mới quen tên H. trong một lần lên Lạng Sơn chơi để nhờ tìm mua hộ súng K54. H. nhận lời và bàn với T. bán súng giả cho Q. để lấy tiền chia nhau.
Khẩu súng được mua ở Lạng Sơn với giá… 180 nghìn đồng được bán cho Q. với giá 10 triệu đồng. Sau này, Q. biết mình bị chơi đểu, mua phải súng giả đã gây ra cuộc ẩu đả dằn mặt nhau và bị lập hồ sơ xử lý.
Về quản lý loại đồ chơi nguy hiểm này hiện nay đã có chế tài xử lý, song xem ra nó cũng vẫn chưa khiến cho các thiếu gia hết sôi sục săn lùng… súng nhựa chỉ để thể hiện “đẳng cấp” dân chơi (?!).
Cần xử lý mạnh tay để làm gương “Các yếu tố cấu thành tội phạm đã được pháp luật chỉ rõ, nếu sử dụng súng nhựa, để đe dọa, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi phạm pháp đã là cấu thành tội phạm. Vấn đề đặt ra phải xem xét, xử lý hành vi dùng súng nhựa như thế nào. Ví dụ để cướp tài sản thì tội cướp tài sản đã rõ, còn hành vi dùng súng, dù là súng nhựa cũng phải xem xét xử lý theo quy định của pháp luật. Tại Điều 13 Nghị định 73/2010 NĐCP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội đã nêu rõ, hành vi vi phạm quy định về sử dụng đồ chơi nguy hiểm bị cấm… sẽ bị phạt tiền. Tùy theo hành vi sử dụng, hay sản xuất, sửa chữa hoặc vận chuyển đồ chơi nguy hiểm vào lãnh thổ Việt Nam mà có hình thức xử phạt khác nhau. Mức phạt tiền cho từng hành vi có thể từ 500 nghìn đồng lên tới 30 triệu đồng, kết hợp với các hình thức phạt bổ sung. Mặt khác luật sư Biên cũng phân tích, hành vi dùng, hoặc đe dọa dùng các dạng vũ khí, dù là đồ chơi để uy hiếp đe dọa người khác cần phải xử lý nghiêm, trấn áp mạnh, nhằm răn đe, ngăn chặn những đối tượng có ý đồ sử dụng loại phương tiện này, không để xảy ra tình trạng sử dụng phổ biến, khó kiểm soát gây mất an ninh trật tự”. (Luật sư Hoàng Ngọc Biên – trưởng Văn phòng Luật sư Cát Tường)
Theo Nguoiduatin
Súng giả như thật !
Mặc dù đã bị cấm nhưng súng nhựa - súng đồ chơi vẫn tràn ngập thị trường TPHCM
Trong vai một phụ huynh đi mua súng bắn đạn nhựa cho con, chúng tôi đến khu bán đồ chơi ở chợ Bình Tây (quận 6) và các cửa hàng ở khu vực đường Nguyễn Hữu Thận, Ngô Nhân Tịnh (quận 6) nhưng đi đến đâu cũng đều nhận được những ánh nhìn dò xét kèm những cái lắc đầu "không có bán".
Súng giả vẫn gây thương tích
Tuy nhiên, khi chúng tôi lân la hỏi thăm một người quen đang bán hàng trên đường Tháp Mười (đối diện chợ Bình Tây) thì được bỏ nhỏ: "Em muốn mua mấy cây, loại gì, chị nhờ người mua giùm cho. Lúc này, cơ quan chức năng "quần" dữ lắm, nghe nói mới có người bị bắt, tịch thu hàng hóa và phạt hơn 100 triệu đồng nên người bán "thủ" kỹ, không bán cho người lạ đâu".
Chúng tôi nói muốn mua 2 cây súng đạn nhựa, chị kêu một anh xe ôm đang đứng chờ khách gần đó đi mua giùm. Lát sau, anh mang về 2 cây súng lục, báo giá 35.000 đồng và 60.000 đồng/cây. Anh không quên dặn tôi: "Súng này có đạn nhựa đi kèm nhưng tôi không lấy đạn vì trẻ chơi nguy hiểm lắm".
Không chỉ tại chợ đầu mối mà các cửa hàng đồ chơi trẻ em, người bán cũng khá e dè. Nghe chúng tôi hỏi mua súng nhựa AK, chủ một cửa hàng đồ chơi trẻ em trên đường Liên Tỉnh 5 (quận 8) đi thẳng vào nhà rồi mang ra một cây súng đã được tháo rời. Trên bao bì ghi chữ "Air Soft Gun Series", nguồn "made in China" cùng các dòng "hướng dẫn sử dụng" ghi bằng tiếng Anh...
Chúng tôi hỏi mua thêm loại khác "xịn" hơn, người bán hàng liền kéo tôi vào bên trong. Chị lôi trong góc nhà ra một thùng các-tông, bên trong có đủ loại súng ngắn, súng dài: loại rẻ nhất 25.000 đồng/cây, loại trung bình giá 90.000 đồng/cây, 2 loại này đều có đèn laser và bịch đạn nhựa (khoảng 30 viên/bịch) đi kèm. Nếu bắn hết đạn thì mua bịch đạn khác, giá mỗi bịch đạn 1.500 đồng. Chúng tôi hỏi súng này có thể bắn được chim sẻ không thì chị lôi trong thùng ra một khẩu colt đựng trong hộp giấy khá đẹp, giá 250.000 đồng/cây. "Loại này bắn chuột còn chết, nói gì đến chim sẻ"- chị khoe...
Trên các diễn đàn online còn rao bán các loại súng đồ chơi giống y như súng thật với đầy đủ các kiểu từ súng lục 919, 916, súng dài m50p, súng bắn tỉa, AK, tiểu liên (có thể bắn được 40 viên/phút)..., giá từ 3-5 triệu đồng/cây. Mặc dù bắn đạn nhựa nhưng những cây súng "giả" cao cấp này có khả năng sát thương rất cao. Một số khẩu còn được thiết kế thêm hệ thống đèn laser, ống ngắm, hộp đạn bắn liên thanh... Kèm theo đó là hình ảnh minh họa cho từng loại súng. Người bán không ngần ngại để lại tên, số điện thoại liên lạc và phương thức giao dịch.
Khó kiểm tra
Giới kinh doanh đồ chơi trẻ em cho biết bán đồ chơi bạo lực lãi nhiều nên vẫn tìm mọi cách để qua mặt cơ quan kiểm tra. Ông Bùi Thái Hòa, một đầu mối phân phối đồ chơi trẻ em tại thị trường TPHCM, cho biết giá nhiều mặt hàng đồ chơi nhập lậu từ Trung Quốc rất thấp, nếu vận chuyển trót lọt vào TPHCM sẽ có mức lãi cao.
Chẳng hạn, loại súng nhỏ có giá gốc chỉ từ 5.000 đồng - 10.000 đồng/cây, trong khi giá bán lẻ từ 40.000 đồng - 50.000 đồng/cây; súng AK giá gốc chưa tới 100.000 đồng, bán lẻ từ 250.000 đồng - 600.000 đồng/cây, tùy kích cỡ. Do đó, trong 10 vụ "đánh hàng", nếu bị kiểm tra, xử lý 1- 2 vụ cũng không hề hấn gì đối với họ. Cũng theo ông Hòa, gần đây xuất hiện cả loại súng thuộc loại hỏa lực mạnh, giống hệt súng đại liên, không thể cầm bắn nổi mà phải đặt lên giá súng đi kèm.
Ông Nguyễn Ngọc Khánh Hùng, Đội trưởng Đội 12 B Chi cục QLTT TPHCM, cho biết việc phát hiện, kiểm tra đồ chơi bạo lực rất vất vả. Họ "đánh hàng" với số lượng lớn (bằng xe tải, container) từ phía Bắc vào TPHCM nhưng trên đường vận chuyển thường xuyên chẻ hàng, thay đổi phương tiện. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện thì chủ hàng sẵn sàng "bỏ của chạy lấy người"; còn tài xế thì khai chỉ biết vận chuyển chứ không hề biết đó là hàng gì nên phần lớn các vụ vi phạm chỉ xử lý bằng cách tịch thu hàng hóa.
Ông Đặng Văn Đức, Chi cục trưởng Chi cục QLTT TPHCM, cũng kêu: Việc kiểm soát trên thị trường rất khó khăn vì người bán lẻ chỉ trưng bày lượng hàng ít ỏi, còn loại hàng cấm này được giấu ở nơi khác. Ông Đức còn cho biết mức xử phạt hiện nay vẫn còn thấp nên chưa đủ sức răn đe. Theo quy định, muốn xử lý hình sự đối với mặt hàng cấm này thì cơ quan chức năng phải chứng minh đối tượng sang biên giới mua hàng và nhập lậu về Việt Nam. Trong khi đối tượng buôn bán hàng lậu, hàng cấm rất tinh vi; sẵn sàng di chuyển, thay đổi đối tượng qua từng công đoạn...
Bắt không xuể
UBND tỉnh Đồng Nai vừa xử phạt một công ty ở quận 2 - TPHCM với số tiền 32 triệu đồng do vận chuyển đồ chơi trẻ em thuộc danh mục cấm. Vụ việc được phát hiện hồi giữa tháng 1 vừa qua khi cơ quan chức năng Đồng Nai kiểm tra phát hiện một xe container lưu thông trên Quốc lộ 1A thuộc khu vực thị xã Long Khánh chở 164 kiện hàng chứa 17.544 cây súng đồ chơi trẻ em.
Theo Chi cục QLTT TPHCM, trong năm qua, cơ quan này bắt giữ gần 200.000 sản phẩm đồ chơi trẻ em thuộc dạng nhập lậu, trong đó có hàng ngàn sản phẩm đồ chơi bạo lực.
Theo NLD
Súng đồ chơi nguy hiểm la liệt tại chùa Hương Một thứ hàng khá "lạ" được bày bán công khai tại không gian văn hoá lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, TP Hà Nội) khiến du khách bất ngờ, đó là các loại súng đồ chơi nguy hiểm. Xen lẫn trong các hàng lưu niệm, súng đồ chơi làm bằng nhựa, bắn bằng lực nén lò xo, có hình dạng y hệt như...