Khi thế giới mải dõi theo vụ thử ICBM, Kim Jong-un lặng lẽ làm việc này
Việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa ( ICBM) lần thứ 2 đêm 28.7 trở thành tâm điểm, thu hút sự chú ý của cả thế giới khiến một động thái bất ngờ khác của Bình Nhưỡng bị bỏ qua.
Khách sạn kim tự tháp Ryugyong cao vọt lên khỏi các tòa nhà chọc trời ở Bình Nhưỡng.
Cụ thể, theo South China Morning Port, Triều Tiên cuối tuần qua vừa lặng lẽ mở cửa công trình lớn nhất ở thủ đô Bình Nhưỡng: Khách sạn kim tự tháp Ryugyong 105 tầng, vốn được bắt đầu xây dựng từ cách đây 30 năm.
Sau nhiều thập kỷ bị trì hoãn xây dựng và vướng những lời đồn rằng, khách sạn không thể hoàn thiện, một câu hỏi đặt ra là liệu Ryugyong có phải là dự án trọng điểm tiếp theo mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un quyết tâm hoàn thiện?
Nếu không, đây ít nhất là một dấu hiệu tuyên truyền mới của Bình Nhưỡng nhằm phô trương sự thịnh vượng của “cường quốc tên lửa” Triều Tiên.
Theo đó, nhân dịp kỷ niệm “Ngày chiến thắng” 27.7, những bức tường được xây dựng để ngăn người dân tiếp cận công trường xây dựng khách sạn Ryugyon đã bị dỡ xuống. Những gì lộ ra là 2 lối đi bộ mới toanh, rộng rãi dẫn tới khách sạn và một bảng khẩu hiệu tuyên truyền màu đỏ cực lớn tuyên bố Triều Tiên là một “cường quốc tên lửa” hàng đầu.
Khoảng hơn 1 tuần trước ngày lễ lớn, một nhóm các “binh sĩ công nhân” đã xuất hiện tại công trường ở trung tâm Bình Nhưỡng cùng với các máy móc hạng nặng phục vụ cho việc đào bới và tô vẽ, trang trí các bảng tuyên truyền.
Hiện vẫn chưa rõ các hoạt động hiện tại ở công trường Ryugyong là để hoàn thành dự án bị trì hoãn lâu hay hay chỉ là một nỗ lực tuyên truyền mới của Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Nếu Triều Tiên quyết tâm hoàn thành dự án dang dở suốt 30 năm qua, biến Ryugyong trở thành khách sạn cao nhất thế giới, thì đó cũng không phải là điều quá ngạc nhiên.
Triều Tiên đã phá dỡ các bức tường che chắn khách sạn Ryugyong nhân lễ kỷ niệm “Ngày Chiến thắng”.
Triều Tiên đã thực hiện một loạt các dự án cải tạo lớn kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền vào cuối năm 2011.
Theo lệnh của nhà lãnh đạo Triều Tiên, rất nhiều công trình quan trọng ở Bình Nhưỡng đã được hoàn thành, trong đó có một tòa nhà căn hộ 70 tầng và hàng chục tòa nhà cao tầng khác tại quận Ryomyong vào tháng 4.2017.
Thủ đô của Triều Tiên cũng xây cả một sân bay quốc tế mới, tổ hợp khoa học kỹ thuật đồ sộ với một tòa nhà có hình dáng giống một hạt nguyên tử khổng lồ cùng nhiều trung tâm giải trí và giáo dục khác.
Ryomyong có nghĩa là “bình minh” nhìn từ xa giống như đã được xây dựng hoàn tất. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, bên trong tòa nhà vẫn chưa hoàn thiện và do đó, chưa thể đi vào hoàn động.
Việc làm thế nào ông Kim lại đủ tiền chi trả cho hàng loạt công trình xây dựng và phát triển chương trình tên lửa vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng, Triều Tiên vẫn nhận được sự giúp đỡ đáng kể từ Trung Quốc, đồng minh ruột và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng.
Khách sạn Ryugyong đồ sộ chưa từng đi vào hoạt động.
Khách sạn Ryomyong được bắt đầu từ năm 1987 khi Chủ tịch Kim Nhật Thành, ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, vẫn còn sống.
Theo kế hoạch ban đầu, tòa nhà đáng lẽ phải được khánh thành vào năm 1989 và trở thành khách sạn cao nhất thế giới, vượt qua một khách sạn của Singapore.
Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng kinh tế và nạn đói nghiêm trọng vào những năm 1990 đã khiến Triều Tiên không thể tiếp tục chi trả việc xây dựng khách sạn Ryomyong.
Trong suốt hơn một thập kỷ, công trình này bị đình chỉ xây dựng cho đến khi được Tập đoàn Orascom của Ai Cập, công ty đóng vai trò chủ chốt trong việc thành lập hệ thống điện thoại di động tại Triều Tiên hỗ trợ hoàn thành phần ngoài bóng bẩy của nó trong năm 2011.
Đến nay, những câu hỏi xoay quanh việc liệu cấu trúc công trình này có đủ chắc chắn để hoạt động như một khách sạn hoặc tòa nhà văn phòng hay không vẫn chưa có câu trả lời.
Các quan chức Triều Tiên không hé lộ bất cứ thông tin gì về tương lai của khách sạn Ryugyong.
Theo Danviet
Triều Tiên nói vụ thử ICBM làm thay đổi cơ cấu chính trị thế giới
Quan chức Triều Tiên nói vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới đưa nước này thành trục chính trong cơ cấu chính trị thế giới.
Quang cảnh buổi tiệc chiêu đãi mừng vụ phóng thử thành công ICBM của Triều Tiên. Ảnh: Yonhap.
"Thành công vĩ đại trong vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lần thứ hai đã thiết lập một cơ cấu chính trị thế giới mới, trong đó nước Triều Tiên xã hội chủ nghĩa giữ vai trò là trục chính", KCNA hôm nay dẫn tuyên bố của Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên Ri Man-gon.
Ông Ri cũng nhấn mạnh Triều Tiên cần không ngừng sản xuất các loại tên lửa đạn đạo mới có tính cơ động và sức tấn công mạnh mẽ cũng như đạt nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học quốc phòng để đứng đầu thế giới trong lĩnh vực trên không, trên biển và dưới nước.
Tuyên bố của quan chức cấp cao Triều Tiên được đưa ra trong buổi tiệc chiêu đãi chào mừng vụ phóng ICBM với sự tham gia của lãnh đạo Kim Jong-un và Tư lệnh Lực lượng Chiến lược phụ trách các hoạt động về tên lửa của Bình Nhưỡng Kim Rak-gyon.
Triều Tiên đêm ngày 28/7 phóng thành công ICBM thứ hai. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết quả tên lửa bay cao 3.700 km, bay xa khoảng 1.000 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản.
Các nhà phân tích cho rằng ICBM này có khả năng bắn tới những thành phố lớn của Mỹ như Los Angeles, Chicago hay thậm chí là New York.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Ám ảnh Chiến tranh Lạnh trở về với New York vì tên lửa Triều Tiên Những người dân New York lớn tuổi phấp phỏng vì mối đe dọa rình rập từ tên lửa Triều Tiên. Tên lửa Triều Tiên được phóng đi trong cuộc thử nghiệm tối 28/7. Ảnh: AFP. Triều Tiên tối 28/7 phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lần thứ hai. Tên lửa bay khoảng 45 phút và rơi xuống khu vực cách...