Khi thấy con thở như thế này, cha mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức!
Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ em từ 2 tuổi trở xuống và thường xuyên xuất hiện trong mùa cúm từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Cha mẹ hãy cẩn thận.
Cách đây gần 1 năm, tháng 9/2018, Charlie O’Brien, một phát thanh viên và huấn luyện viên về cuộc sống đến từ Anh, đã chia sẻ một đoạn video về việc con gái cô, Luna – 4 tháng tuổi, thở bất thường trong khi ngủ. Cô đã đăng tải đoạn clip lên phương tiện truyền thông xã hội như một lời cảnh báo dành cho các cha mẹ khác tham khảo trong mùa của bệnh cảm lạnh, ho và virus. Bởi Luna được chẩn đoán bịviêm tiểu phế quản và có nồng độ oxy trong máu thấp. Và dường như, lời cảnh báo này luôn hữu hiệu trong mọi mùa cúm hàng năm.
Clip của Charlie đã thu hút gần 2,5 triệu lượt xem.
Khi đó, Charlie đã chia sẻ: “Khi Charlie được 4 tuần tuổi, cô bé có một ngày ngủ rất yên tĩnh và hầu như không khóc. Tôi đã quan sát nhìn con ngủ cạnh và nhận ra nó có điều gì đó không đúng”. Cô đã cởi nút áo của con gái mình để kiểm tra và nhận thấy lồng ngực của cô bé co rút vào sâu bên trong khi bé cố gắng thở. “Đây chính là dấu hiệu mà bạn cần đưa trẻ đến bệnh viên ngay lập tức”, Charlie nhấn mạnh.
Luna đang gặp khó khăn trong khi thở. Lồng ngực của cô bé co rút vào sâu bên trong khi bé cố gắng hít thở.
Viêm tiểu phế quản, theo Mayo Clinic – một trung tâm y tế phi lợi nhuận – là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ em từ 2 tuổi trở xuống. Nguyên nhân gây bệnh là một loại virus lây nhiễm xâm nhập vào tiểu phế quản hoặc các ống thở nhỏ mang không khí trong phổi. Những ống này làm cho bé thở khó khăn khi nó bị sưng lên. Viêm tiểu phế quản rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp.
Các triệu chứng ban đầu của viêm tiểu phế quản tương tự như cảm lạnh thông thường: chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho và đôi khi bị sốt nhẹ. Sau đó nó tiến triển thành ho khan và khò khè. Trẻ có thể gặp khó khăn khi ăn hoặc nuốt thức ăn xuống do ho.
Triệu chứng đáng lo ngại nhất của viêm tiểu phế quản là khi cha mẹ nhận thấy hơi thở của trẻ trở nên gấp gáp. Trẻ đang cố sử dụng các cơ ở cổ, các xương sườn và các xương bên dưới lồng ngực để thở. Đó là một tín hiệu khẩn cấp rằng trẻ có thể đang không nhận đủ oxy.
Vì vậy, nếu nhận thấy con mình đang trở nên khó thở, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ hãy đưa con đến bệnh viện ngay khi bạn có thể. Còn nếu trẻ sốt cao, lờ đờ hoặc màu da của trẻ chuyển sang màu xanh tái thì hãy ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Vì lúc này trẻ đang gặp khó khăn về hô hấp nghiêm trọng và cần dùng thuốc để giúp mở đường thở.
Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ kiểm tra và giúp kiểm soát các triệu chứng. Trong một số trường hợp, trẻ cần được truyền dịch để đảm bảo bé không bị mất nước.
Nếu trẻ lớn hơn và bác sĩ cho phép bé được điều trị ngoại trú, thì đây là một số cách cha mẹ có thể làm tại nhà để giảm bớt các triệu chứng:
- Đặt máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ để giúp bé dễ thở hơn.
- Cho trẻ nằm trên gối cao để đầu trẻ ngẩng lên giúp trẻ dễ thở hơn.
- Dùng nước muối nhỏ mũi để trẻ đỡ bị nghẹt mũi.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
Danh sách này là những việc làm càng sớm càng tốt. Bởi nếu không, việc khó thở sẽ làm tích tụ chất nhầy, đờm, nhớt trong phổi khiến mô phổi bị sưng. Đôi khi nó dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm phổi.
Ngoài ra, vắc xin cúm cũng là một trong những biện pháp bảo vệ tốt nhất cho trẻ. Cha mẹ hãy cho trẻ đi tiêm chủng càng sớm càng tốt khi bệnh cúm đang vào mùa, từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.
Nguồn: Parent
Theo afamily
Bác sĩ Tiin: Thường xuyên đau giữa lồng ngực khi đi qua đường gập gềnh là triệu chứng bệnh lý gì?
Thông thường, dấu hiệu đau kéo dài tại vùng giữa ngực có thể gặp trong tổn thương của xương sườn, xương ức, đau dây thần kinh liên sườn, bệnh lý cơ quan hô hấp, tim mạch.
Câu hỏi: Chào bác sĩ. Em muốn hỏi nếu đau ở giữa lồng ngực thì có nguy hiểm không? Em thấy khi đi bình thường thì cảm thấy không vấn đề gì, còn khi đi xe máy nếu đường gập gềnh thì sẽ gây ra cơn đau nhói đau khoảng 2-3 ngày, mong bác sĩ giải đáp giúp.
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ Tiin trả lời:
'Đi bình thường' có thể hiểu là các hoạt động nhẹ nhàng, thường xuyên, phù hợp với cơ thể nên 'cảm thấy không vấn đề gì'. Khi đi xe máy qua đường gập ghềnh tức là có những tác động tới cơ thể (tùy theo mức độ gập ghềnh), các đoạn đường xóc tạo áp lực tác động lên cơ thể, gây khó chịu.
Bình thường, các khó chịu này sẽ hết nhanh khi hết các tác động, nhiều khi mình không nhận ra sự khó chịu. Nếu em đã hết chịu tác động (không đi qua đoạn đường gập ghềnh) mà vẫn thấy đau nhói tới 2-3 ngày thì có vẻ không ổn.
Thường dấu hiệu đau kéo dài tại vùng giữa ngực có thể gặp trong tổn thương của xương sườn, xương ức, đau dây thần kinh liên sườn, bệnh lý cơ quan hô hấp, tim mạch.
Triệu chứng đau thường là dấu hiệu 'chỉ điểm', khi thăm khám bác sĩ sẽ tìm hiểu thêm các triệu chứng khác (tính chất cơn đau, mức độ, dấu hiệu liên quan) mới chẩn đoán được bệnh của em.
Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của em nếu không được xử lý kịp thời, em cần đi khám chuyên khoa nội để kiểm tra nhé, ngay tại thời điểm có cơn đau là tốt nhất.
Em cũng nên rèn luyện sức khỏe, tăng cường các hoạt động thể lực để cơ thể thích nghi dần với các tác động (thể dục thể thao, bơi lội...) tùy theo điều kiện của mình. Hy vọng mọi chuyện sẽ ổn với em.
Theo tiin.vn
Viêm tiểu phế quản không chữa kịp thời dễ gây suy hô hấp, trẻ tử vong Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh - Phó Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi Trung ương, viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến bệnh tình nặng lên, gây biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, thậm chí là tử vong. Viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính các...