Khi thất vọng hãy tự làm 1 việc: Sớm muộn cũng chuyển bại thành thắng
Thêm một phần kiên trì, bớt một phần nuối tiếc. Khi bạn đứng dậy và hành động, đồng nghĩa bạn đang tạo thêm cho mình một cơ hội.
Khi thất vọng, hãy tự nhủ lòng kiên trì thêm chút nữa
“Thi Kinh” có câu: “Mi bất hữu chu, tiên khắc hữu chung.” Câu này có nghĩa, con người ta luôn bắt đầu một cách rất tốt đẹp, nhưng cũng lại có rất ít người có thể kiên trì được tới cuối cùng. Xưa nay, khiên trì chính là gốc rễ của thành công. Khởi đầu tốt đẹp, là một nửa của thành công. Và nửa còn lại được quyết định bởi ý chí của bạn.
Có đầu có đuổi, quyết chí ắt làm nên; đầu voi đuổi chuôi, nhất sự bất thành. Mỗi khi chán nản, mệt mỏi, hãy nhắc nhở bản thân kiên trì thêm một chút nữa, đừng dễ dàng bỏ cuộc. Bởi việc bạn có thể khắc phục được sự chán nản trong tâm lý hay không, chính là nhân tố quyết định liệu bạn có thể thành công, xoay chuyển vận mệnh, từ bại thành thắng.
Nên nhớ, thêm một phần kiên trì, bớt một phần nuối tiếc. Khi bạn đứng dậy và hành động, đồng nghĩa bạn đang tạo thêm cho mình một cơ hội.
Đường đến thành công không quá dài, chỉ là ta kiên trì được bao nhiêu
1. Không phải con đường thành công quá dài, mà là không mấy ai kiên trì đi được đến cuối. Càng kiên trì, con đường trước mặt mới càng đi càng sáng rõ, tầm nhìn mới càng ngày càng rộng.
Video đang HOT
2. Hãy ngừng ngay hai việc vô nghĩa nhất, chính là lo lắng và nóng vội, thay vào đó hãy bình tĩnh làm thật tốt việc của mình. Chỉ có kiên trì tích lũy ngày qua ngày, bạn mới thành công được.
3. Có nỗ lực thì mới có kết quả, và sự kiên trì chính là thành thái độ tích cực nhất với cuộc đời của bạn.
Gia đình muốn hoà thuận, có 3 điều nhất thiết phải tránh: Nếu không phúc vận gia đình không thể lên
Một gia đình hạnh phúc nhất định phải là một gia đình có đạo đức.
Nói cách khác, đạo đức là gốc rễ tạo nên sự hưng thịnh của một gia tộc. Nếu như có 1 trong 3 dấu hiệu sau, bạn nhất định phải chú ý và chấn chỉnh lại gia đình mình.
Một gia đình giàu có cũng không thể bền vững bằng một gia đình có nề nếp và quy củ. Người xưa có câu: " Không ai giàu ba họ - Không ai khó ba đời ." Không phải là tiền tài mà chính đạo đức mới là nền tảng vững chắc để duy trì sự ổn định cho một gia đình. Những vấn đề nội bộ phát sinh trong một gia đình giống như cơn sóng ngầm không ngừng xô đổ tổ ấm của chúng ta. Một gia đình hạnh phúc nhất định phải là một gia đình có đạo đức. Nói cách khác, đạo đức là gốc rễ tạo nên sự hưng thịnh của một gia tộc. Nếu như có 1 trong 3 dấu hiệu sau, bạn nhất định phải chú ý và chấn chỉnh lại gia đình mình.
Gia đình bất hòa - khi những trái tim không còn chung tiếng nói
Tục ngữ có câu: " Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn ".
Một gia đình không hạnh phúc là khi các thành viên không biết bao dung cho nhau. Mỗi khi có chuyện, thay vì cùng nhau tìm ra cách giải quyết, hai vợ chồng chỉ biết bới móc và chỉ trích nhau. Những cuộc cãi vã không có điểm dừng là cơ sở để tai họa ập tới.
Trong lúc cãi nhau với chồng, người vợ tức giận xé quần áo của mình. Trong lúc không thể kiềm chế tâm trạng, người chồng cũng tiện tay châm lửa đốt luôn cả tủ quần áo của vợ. Vô tình ngọn lửa lan ra cả ngôi nhà dẫn đến việc 20 người phải sơ tán khẩn cấp trong đêm.
Gia đình bất hòa tựa như một loại thuốc độc giết chết tâm hồn của những người trong cuộc. Một cặp vợ chồng trẻ đi mua đồ trong siêu thị. Mỗi người thích mua một loại kem đánh răng khác nhau. Người vợ nói hãng mình chọn vừa rẻ vừa tốt. Người chồng lại nói cái của mình dù đắt nhưng bù đắp được tính hiệu quả.
Lúc mới đầu, hai người chỉ nói qua nói lại vài câu. Nhưng về sau, hai người ngày càng to tiếng với nhau. Chứng kiến cảnh bố mẹ mình cãi nhau, đứa bé ngây thơ chỉ biết òa khóc vì quá sợ hãi. Đó là một câu chuyện nhỏ, nhưng cũng đủ để cho ta thấy sự hòa hợp của gia đình quan trọng như thế nào đối với một con người.
Những người kết hôn muộn hoặc không kết hôn đa số đều có một tuổi thơ bất hạnh trong tiếng cãi vã của cha mẹ. Không ai nói cho họ biết phải làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình. Họ luôn mang trong mình một nỗi sợ và thích chạy trốn hôn nhân. Một gia đình tốt sẽ khiến cho con người ta tốt lên từng ngày. Một gia đình lục đục sẽ mãi kìm hãm con người ta ở những điều vụn vặt tầm thường.
Nuông chiều con trẻ - sai lầm trong cách giáo dục gia đình
Giáo dục gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em. Có thế nói đa phần những đứa trẻ được thừa hưởng một nền tảng giáo dục gia đình tốt sẽ hiếm khi đi sai đường.
Nhiều bậc cha mẹ hay ông bà thường nuông chiều con trẻ thái quá mà không nghĩ đến hậu quả. Một đứa trẻ luôn được bao bọc sẽ thiếu bản lĩnh và dễ sa đà vào những cám dỗ. Có lẽ chúng ta giờ đã quá quen với những câu bao biện kiểu: " Cháu nó ở nhà ngoan lắm. Cháu có đánh nhau bao giờ đâu? "
Chúng ta cũng đã phải nghe và chứng kiến quá nhiều câu chuyện động trời do những đứa trẻ bất trị gây ra. Chính sự bao bọc và nuông chiều thái quá của các vị phụ huynh đã hủy hoại một đứa trẻ.
Muốn con cái hiếu thảo và luôn kính trọng cha mẹ, cha mẹ phải vừa phải nghiêm khắc, vừa phải biết cách vỗ về, yêu thương con. Chỉ có như vậy, chúng ta mới xây dựng được một nền tảng giáo dục gia đình hài hòa và ổn định.
Nền tảng gia đình sụp đổ - khi con người mang tâm bất thiện
Một người phụ nữ góa chồng một mình nuôi con khôn lớn. Người mẹ đã phải làm việc quần quật suốt ngày để kiếm tiền nuôi con. Bà chấp nhận ăn cơm thừa canh cặn để nhường đồ ăn ngon cho con.
Một ngày nọ, cậu con trai đi ăn trộm đồ của nhà hàng xóm về đưa cho mẹ. Người mẹ không những không trách mắng mà còn khen con giỏi. Kể từ đó, cậu cứ đi ăn cắp đồ của người khác để mang về cho mẹ mình. Và sau mỗi lần như thế, người mẹ chưa bao giờ quên khen con.
Khi lớn lên, cậu bé đã bị bắt vào tù vì tội ăn trộm. Trước khi bị hành quyết, người mẹ cầu xin được gặp con trai lần cuối. Nhưng cậu con trai đã kiên quyết từ chối. Người cai ngục mới hỏi: " Mẹ nhớ con và con nhớ mẹ là chuyện thường tình. Nhưng sao cậu lại không muốn gặp mẹ mình?"
Cậu bé trả lời: " Người tôi hận nhất cả đời này chính là mẹ tôi. Lúc nhỏ, bà ấy đã luôn khen ngợi tôi mỗi khi tôi đi trộm đồ của người khác. Tôi thành ra như ngày hôm nay đều là do bà ấy hại. Tôi có chết cũng không tha thứ cho bà ấy ."
Gia đình biết hành thiện tích đức ắt sẽ có phúc dày. Gia đình mà chuyên dung túng cho cái ác ắt sẽ có hậu họa về sau.
Nề nếp chính là bộ mặt của một gia đình. Từng câu nói từng hành động của thế hệ đi trước đều có ảnh hưởng lớn đối với thế hệ sau. Những đứa trẻ được lớn lên trong gia đình hạnh phúc và tử tế sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Còn những gia đình bại hoại, suy đồi ắt phải chịu cái cảnh " nhà dột từ nóc ".
Nề nếp là báu vật truyền đời của mỗi gia đình. Những gia đình hòa thuận, chú trọng giáo dục con trẻ và có đạo đức sẽ là những gia đình có phúc. Vì vậy muốn giàu có hay hạnh phúc, thì chúng ta vẫn cần phải ưu tiên xây dựng một nền tảng đạo đức ổn định cho gia đình.
3 kiểu người rất khó thăng tiến trong sự nghiệp: Bạn có trong số đó? Trong sự nghiệp, tham vọng vốn không sai. Vậy nhưng có nhiều người lại thường nâng tầm tham vọng này lên cấp độ khác. Đùn đẩy trong mọi vấn đề Ở nơi công sở, có nhiều người đạt được thành tích đáng nể, họ thường xuyên chủ động nhận rằng đó là thành quả và công lao của mình, nhưng khi tình hình...