Khi teen tự cho mình là hot boy, hot girl
Các cuộc thi, sự kiện xã hội ra đời ngày càng nhiều kéo theo việc các teen nổi bật cũng xuất hiện tỉ lệ thuận theo đó. Thế nhưng, nhiều teen nhầm tưởng chuyện tham gia vào những việc đáng chú ý thành việc lăng xê bản thân, nghĩ rằng chỉ cần “xinh xinh, nổi nổi” một chút thì tự cho rằng mình đang… hot!
Cứ được nhiều người biết đến là… hot?
Thời gian gần đây, cụm từ hot boy, hot girl trong thế giới teen nhiều vô kể. Nguyên nhân phần nào có thể do sự nhập nhằng trong quan niệm, hay bản thân một số teen cũng ảo tưởng mình là hot boy, hot girl mà khiến chúng tràn lan. Rất nhiều cô bạn, cậu bạn chỉ có chút đặc biệt: giàu, xinh hay hát tốt, cũng tự “phong danh” mình là hot teen và lúc nào cũng ảo tưởng cuộc sống kiểu… người nổi tiếng. Nhất là những cô nàng, anh chàng “quý sờ tộc”, cũng nghĩ mình… hot vì giàu(!)
Anh chàng Andy Phạm (học sinh trường Quốc Tế Q3) là một trong những anh chàng bị “ảo tưởng” về độ hot của mình. Chuyện là gia đình Andy rất giàu có. Anh chàng lúc nào cũng xuất hiện trong những bộ đồ hiệu chỉn chu, chiếc xe hơi đắt tiền và bóp thì luôn dày cộm. Chẳng thế mà đi đến đâu, cũng có nhiều người chú ý, hay không ít bạn cũng biết đến Andy bởi sự giàu có của anh chàng. Thế là nghiễm nhiên, Andy cho rằng mình là… hot boy nổi tiếng.
Hệ lụy của suy nghĩ sai lầm là Andy luôn ảo tưởng mình “đặc biệt” hơn người khác, anh chàng chỉ chơi với những người “ngang hàng” với mình hay lúc nào bản thân anh chàng cũng dương dương tự đắc kiểu xem thường người khác. Cả trong chuyện tình cảm, Andy cũng làm khổ người yêu bởi cái tính vừa trẻ con, vừa tự cao của mình. Cũng bởi thế mà mỗi lần có sự kiện gì hay tán dương gì của người ngoài mà không thấy nhắc đến mình, Andy luôn tỏ ra tức tối… Anh chàng còn đánh giá những người… chả xem mình ra gì là không cùng đẳng cấp?
Nhiều bạn lầm tưởng chuyện có nhiều bạn bè, hay được nhiều người biết đến là… hot. Không ít cô bạn còn bỗng dưng cho mình thành “hot girl” chỉ bởi một vài lần được chụp ảnh báo, hay được hát, dẫn chương trình trong các dịp đặc biệt tại trường. Còn các anh chàng, bị “mù quáng” nhất khi cứ nghĩ giàu, có tiếng ăn chơi cũng đã là… hot teen rồi đấy!
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Video đang HOT
Giựt người yêu của “ teen hot” thì cũng là… hot teen?
Để đạt cái danh hiệu hot teen, nhiều anh chàng, cô nàng cũng đánh đổi rất lớn. Đánh đổi ở đây không phải là nỗ lực, mà là danh dự. Chuyện buồn cười ở đây, là có những anh chàng, cô nàng, cố sức trở thành người thứ ba, chen chân vào tình cảm của “người nổi tiếng”, để rồi cũng tự phong danh nổi tiếng cho mình.
Cô nàng có nick name Suri (lớp 11, trường THPT Nguyễn Khuyến) là một trong những cô nào kiểu vậy. Hoạt động nghệ thuật, hát hò, nhảy nhót mãi mà không nổi. Chẳng hiểu suy nghĩ như thế nào mà Suri lại quyết định “tiến thân” thành người thứ ba, cướp bạn trai của một hot girl để cũng thành… hot-girl. Tất nhiên, chẳng dễ chen chân vào tình cảm của người khác, Suri phải tìm đủ cách, thậm chí lừa để trao… cái “ngàn vàng”, ràng buộc cho được người kia(!) Thế rồi, cô nàng đi khắp nơi khoe mẽ việc người yêu của hot girl M phải chia tay M để theo mình. Cứ tưởng thế là người ta nể phục?
Không ít cô nàng, anh chàng vì muốn trở thành hot teen đã phải “hi sinh” rất nhiều thứ của bản thân. Nhiều nhất là danh dự, tiền bạc để biến mình trở nên nổi trội, để người khác chú ý đến. Lại thêm chuyện, không ít teen chỉ cần được người khác để ý một chút, thì bắt đầu cho rằng mình đang “hot” mà không cần biết người khác nhìn mình bằng ánh nhìn như thế nào. Cái suy nghĩ: “Mình nổi trội nên bị ghen ghét” bỗng trở thành viện cớ hợp lí khi các hot teen tự phong bị người khác dè bỉu, ghét bỏ.
Thay lời kết
Tự ảo tưởng mình là hot boy, hot girl, nhiều teen sa đà trong các mối quan hệ, cách cư xử với người khác. Không ít bạn bị “lạc lối” theo những lời tâng bốc, tán thưởng của người xấu, để rồi sai lầm trong cuộc sống. Nhiều anh chàng còn bị gạt tiền, gạt tình, cũng vì cứ ngỡ mình là hot boy, đánh giá quá cao bản thân, hay cứ cho rằng mình được đánh giá cao để rồi không được thế thì thất vọng, hụt hẫng.
Thực tế, mặc dù “thị trường” đang tràn ngập những teen tự cho mình là hot, nhưng con số những teen thực sự xứng với danh hiệu này không nhiều. Còn nếu bạn muốn tìm kiếm cho mình một “vị trí” trong lòng người khác thì còn có nhiều cách, đừng cố giành một vị trí… không thuộc về mình để rồi tự vác cho mình những tai tiếng(!)
Theo PLXH
Teen du học "ăn chơi" quá đà trong kỳ nghỉ Đông
Không chỉ xem kì nghỉ Đông là thời gian nghỉ ngơi sau những tháng học tập căng thẳng hay để đoàn tụ với gia đình, một số teen du học còn cho đây là thời gian để "bay" và để "phóng"!
Phóng túng từ khi chưa về nước.
Có thể khẳng định, đi du học không phải ai cũng có những ngày tháng sung sướng, đầy đủ và được "cung phụng". Thế nên với nhiều teen du học, kì nghỉ Đông chính là thời điểm để ăn chơi thỏa thích. Thứ nhất vì khi trở về nhà, sẽ được... tiếp thêm "năng lượng". Do đó, không còn phải lo lắng những chuyện cơm, áo, gạo tiền. Tiếp sau, là thời điểm này, việc học hành cũng tạm hoàn tất, thế nên nhiều bạn cứ thế phóng lao vào những cuộc vui chơi sa đà từ khi chưa trở về nước.
Minh Phong (sn1992) là một trong những qúy sờ tộc đi du học tự "thỏa mãn" những ngày tháng xa nhà bằng việc đốt tiền của bố mẹ. Trước ngày về, dù học hành, thi cử chẳng đến đâu, nợ đến mấy môn nhưng Phong vẫn ngang nhiên bỏ thi lại, để về... chơi cho sướng. Anh chàng là du học sinh Mỹ, nhà giàu, nên đợi đến sát ngày mới mua vé. Ngồi máy bay cũng chẳng chịu ngồi hãng thường phải ngồi ở Bussiness Class, giá vé đắt đỏ hơn rất nhiều. Trước khi về là thời gian "thỏa thê" khi cậu chủ nhỏ xin bố mẹ tiền để "mua quà về cho nhà" nhưng thực chất toàn để mua bán, sắm sanh cho bản thân và cả khoản "quà cáp" lấy le với mấy bạn nữ anh chàng đang tia ngó.
Tính riêng khoản tiền sắm của Phong và tiền vé máy bay cho anh chàng về thì tháng đó gia đình Phong cũng đốt khoảng gần 200 triệu (10.000 USD). Ấy thế mà khi về đến nơi, cậu công tử vẫn "tay không" ngửa tay xin tiền bố mẹ lao vào những cuộc vui chơi, bar club. Hầu như tối nào, cũng thấy Phong lê lết trên sàn, say bí tỉ. Hôm nào cũng nôn ói đến mức ngủ lăn ngủ lóc trong nhà vệ sinh các quán Bar rồi chờ người kéo lôi kéo lết đi về.
Không khác Phong là bao, nhiều tiểu thư khi đi du học và trở về cũng ngốn của bố mẹ không ít tiền của. Nói cho cùng thì chỉ để người khác thấy sự giàu có, sang trọng của mình. Không ít cô cậu, còn đầu tư đi du lịch vài quốc gia để tiện sắm sanh. Trước khi về thì party loạn lạc đất khách. Chẳng thế mà cuối năm, lúc nào các nhãn hàng hiệu nổi tiếng đắt đỏ bán hàng lại chạy như tôm tươi, còn các quý sờ tộc về nhà thì luôn... tay trắng.
Trở về nước, một số teen du học đắm mình vào những party thâu đêm. (Ảnh minh họa)
Đến đủ trò loạn lạc tại quê hương
Trước khi về phóng tay mua bán, ăn nhậu chia tay bạn bè đã đành, về đến nơi, các quý sờ tộc còn tiêu tốn nhiều hơn thế. Đầu tiên, phải kể đến sự phóng tay của các công tử nhà giàu trong việc đầu tư cho các em "hot girl" hay việc nuôi sống và làm giàu cho các nhà hàng, quán bar, hàng hiệu nổi tiếng. Cả việc làm giàu cho những tệ nạn bán thuốc lắc, chơi "đá", hay trở thành khách hàng thân thiết của các hãng bia rượu thật giả ngổn ngang.
Anna Trương (du học sinh Pháp) là một trong những cô nàng tiểu thư có kiểu chơi ngông có tiếng trên đất Pháp, và nó không mấy khác khi Anna trở về Việt Nam. Khuôn mặt "nhìn được", dáng người dong dỏng cao. Anna Trương lại biết cách PR bản thân mình bằng những album show tủ hàng hiệu ngập lụt trong căn biệt thự nhà cô nàng.
Ngày ngày, thay vì trở về đoàn tụ với gia đình, Anna đóng đô ở các quán Bar, những quán cà phê nổi tiếng có "trai đẹp" hay giới nghệ sĩ giàu có đến để "xem và tia". Anna hầu như chẳng bao giờ có mặt ở bất kì bữa cơm gia đình nào. Chỉ có những bữa tiệc tùng, khoe mẽ của giới đại gia mới có sự xuất hiện "cực kì show off" của cô bạn. Ngoài những thú vui đó, không khác gì các chàng "công tử hàng ngoại", cô nàng cũng lê lết trên sàn từ ngày này qua tháng khác. Chuyện "trong trắng" từ lâu đã là một khái niệm khá xa vời với cô nàng hay nhóm bạn "hạng sang" của Anna.
Bao giờ cuộc chơi mới kết thúc?
Lăn lội trong những cuộc ăn chơi, hầu như những teen quý sờ tộc chỉ tìm được cho mình được những người "bạn xã giao". Cố gắng chen chân trong những cuộc vui, nhưng khi họ nhìn lại, vẫn chẳng ai sánh bước bên mình, chẳng ai để tin tưởng, yêu thương lâu dài. Bên cạnh đó, chuyện học hành cũng chẳng đến đâu, nếu suốt ngày sa đà vào những cuộc vui không bờ bến như thế. Nhiều cô nàng, anh chàng quý tộc sau những đợt ăn chơi, còn vướng vào chuyện bệnh tật, mạng "nợ" vào người, rồi chuyện làm ảnh hưởng đến gia đình là những việc hiển nhiên không tài nào tránh khỏi.
Đành rằng kì nghỉ Đông là dịp "xả stress" sau thời gian học tập căng thẳng, nhưng thực tế, có rất nhiều kiểu giải trí lành mạnh, vừa đỡ hao tốn cho gia đình, vừa giúp ích cho bạn bè, bản thân. Thêm nữa là một số bạn cứ nhầm tưởng việc ăn chơi sẽ giúp mình bớt cô đơn, hay tìm cho mình một nửa kia thật sự. Thế nhưng trong cái thế giới ăn chơi sáng đêm chiều tối ấy, cũng khó tìm được người thực sự tốt, hiểu hay yêu thương, trân trọng mình.
Theo PLXH
Nỗi khổ của teen khi tình yêu "public" Không chỉ các hot teen mới gặp những những rắc rối khi tình yêu "public", nhiều cặp đôi cũng rất khổ sở khi "show" hạnh phúc, đến lúc chia tay thì lại bị "dòm ngó", nhỏ to đến phiền phức. Khổ vì sự "soi mói" trước và sau khi yêu Chia sẻ tình yêu trên mạng xã hội đồng nghĩa với việc chấp...