Khi teen tìm mọi cách để… che giấu khuyết điểm với người yêu
Có những cặp đôi yêu nhau nhưng lại luôn tìm mọi cách để giấu giếm, che đậy về bản thân mình, chỉ vì mặc cảm hay sợ bị khinh thường.
Thật ra quan niệm của nhiều người khi yêu nhau thì tất cả mọi chuyện về cuộc sống, học hành, tính cách hay những điều đã, từng, đang xảy ra đều phải nói cho nhau nghe một cách thẳng thắn, đúng sự thật. Tuy nhiên, cũng có một số bạn khi yêu nhau vì những lý do ngại ngùng, sợ bị khinh thường, mặc cảm… đều muốn giấu đi một phần nào đó, và mỗi ngày đều sống trong sự lo lắng, áp lực để cố che đậy những khuyết điểm ấy.
Nói dối chỉ muốn được nổi bật
Nhiều bạn teens ngày nay thường thích yêu nhau theo kiểu bề ngoài, vai vế của gia đình, hoặc là tiền bạc… Cũng vì những “kiểu yêu lạ lùng” ấy mà nhiều bạn trở thành người nói dối chẳng màng đến lợi ích, chỉ mong được nổi bật hơn trong mắt “của ấy” và bạn bè xung quanh.
Kiểu nói dối khi yêu thường xảy ra rất nhiều, và chắc chắn một số bạn vẫn không hề hay biết là mình đã yêu một người thích “kiểu yêu nổi bật” như thế này đâu. Đối với bạn Thanh Lam (tên nhân vật đã đổi) 16 tuổi, lúc trước quen với Long trên mạng, hai đứa ngày nào cũng online chat chít, khi trao đổi số điện thoại thì đêm đêm lại nhắn tin cho nhau đến tận giữa khuya. Thế là tình yêu cũng đến, Lam và Long hẹn gặp nhau ở một quán trà sữa.
Trên mạng, Long được biết Lam là một cô gái khá sành điệu học sinh của trường quốc tế. Nào là đồ hiệu Gucci, Burberry thích vào bar khuây khỏa cuối tuần. Lam đúng là một học sinh của một trường quốc tế nhưng hoàn cảnh gia đình lại không khá giả đến mức chỉ xải mỗi đồ hiệu rồi luôn “cập nhật” thay đổi công nghệ như những gì Lam nói với Long. Thế là hai tháng yêu nhau, đúng ngày sinh nhật của Long, Long mời bạn bè đến dự cho đông vui, không ngờ bạn thân của Long lại là bạn học cùng lớp với Lam. Bạn Long té ngửa khi biết được người bạn gái Long ngày nào cũng kể lể, ca thán, rồi nấu cháo điện thoại suốt cả đêm lại chính là con nhỏ bạn học nổi danh xài hàng dỏm và thích mượn tiền rồi xù nợ nhiều nhất ở lớp.
Mọi chuyện vỡ lẽ, từ khi quen với Long, ngày nào vào lớp Lam cũng mượn tiền người này rồi đến người kia để sắm đồ hiệu “rỏm” xúng xính áo quần, tập tành rượu tây, quán bar sao cho đúng những gì Lam nói về mình cho Long biết. Rồi khi cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra thì Long chẳng biết nói gì ngoài việc chia tay với Lam bởi cô nàng thuộc tuýp con gái thích phô trương mọi thứ chỉ để khiến nổi bật hơn.
Quá khép nép về cuộc sống của mình
Có rất nhiều cặp khi yêu nhau mọi người đều sẽ nói họ là một “đôi đũa lệch” bởi có những điều gì đó mà họ không tương đồng. Đây là một trường hợp của bạn H.H học lớp 12 trường NK. Quen với A gần cả năm nay mà H.H chẳng hề nghe A kể gì về cuộc sống hay những sinh hoạt ở nhà. Cứ mỗi lần gặp A, không bàn chuyện của hai đứa thì lại bàn chuyện học hành. Bởi hai đứa học cùng lớp thế nên chuyện học là đề tài dài bất tận mỗi khi H.H nói chuyện với A.
Video đang HOT
A là một cô bạn gái khép nép, ít nói chuyện nên việc quen nhau cả năm mà vẫn chưa biết gì nhiều về A là một chuyện cũng dễ hiểu. Gia đình A không mấy khó khăn nhưng lại không có bố mẹ, chỉ sống với bà ngoại từ bé đến lớn. A không thích bàn chuyện về gia đình cũng là vì thế, sợ nhắc đến sẽ bị H.H xem thường và cười chê nên lúc nào cũng che giấu. Cứ lần nào H.H tìm cách đến nhà chơi chào hỏi bố mẹ thì A liền chối phây phẩy, tìm mọi lý do. Hôm thì bố mẹ không có nhà đang ở dưới quê, lúc thì bố mẹ đi công tác, không thì bảo hai đứa chưa thân đến mức phải chào hỏi bố mẹ. Cũng chính vì nguyên do đó là một phen khiến H.H giận sôi đùng đùng bỏ về rồi giận A cả tháng.
Đối với A những ngày che giấu không nói với H.H là rất khó chịu, ngày nào cũng tìm mọi lý do, mặc dù biết H.H giận nhưng cũng chẳng biết phải làm thế nào. Rồi lại lo lắng chuyện này rồi H.H cũng biết nhưng lại chẳng thể nói được là mình mồ côi từ bé. Thế là đánh liều một phen, thấy H.H lần này giận coi bộ hơi lâu nên A cũng tìm cách nhắn cái nhin nhắn nói rõ cho H.H biết. Kết quả ngoài mong đợi khi H.H chẳng những không khinh thường A mà sau này còn quan tâm A nhiều hơn.
Khi yêu thì các bạn nên nói rõ cho nhau nghe về những thứ mà mình vốn có thể nói hoặc nên nói để cả hay có thể chia sẻ lẫn nhau. Đừng cố che giấu hoặc cố khiến mình trở nên quá mức, vượt ngoài điều kiện và cuộc sống như bạn Lam và bạn A nhé.
Theo PLXH
Phận người cơ cực sau những bức vẽ 'nude'
Không một họa sĩ nào thành nghề mà trong đời chưa từng một lần vẽ người mẫu "sống" - người khỏa thân ngồi làm mẫu cho người học nghề vẽ.
Gắn với công việc của các họa sĩ hàng trăm năm nay, nhưng những người mẫu khoả thân là những người ít được ai biết tới và phải chịu vô vàn những "búa rìu dư luận".
Có lẽ chính vì yếu tố này mà tất cả những người làm nghề người mẫu khoả thân ở Trường Đại học nghệ thuật Huế đều e dè khi nói về chuyện đời, chuyện nghề của mình.
Phải mất cả tuần lễ thông qua sự giới thiệu của các giảng viên, các sinh viên quen biết, họ mới đồng ý gặp mặt chúng tôi với 2 yêu cầu: Thứ nhất, phải giấu tên thật, địa chỉ của họ; Thứ hai, không được chụp hình.
Người mẫu "sống" - yếu tố không thể thiếu
Người mẫu trong 1 lớp vẽ ở nước ngoài
Họa sĩ Nguyễn Duy Hiền, một họa sĩ sinh sống tại Huế lý giải về yếu tố quan trọng của những người mẫu sống như sau: "Hàng trăm năm qua, dù đã có những mẫu tượng, đã có hình chụp để hoạ sỹ nhìn theo đó mà vẽ theo, nhưng người mẫu sống vẫn là hình mẫu lý tưởng nhất để người ta vẽ tranh. Bản thân dáng hình cơ thể con người đã là một kiệt tác mà thiên nhiên tạo ra. Hơn thế, người mẫu sống có nước da, màu tóc thật nên khi vẽ, người họa sĩ có thể phối màu một cách sinh động hơn so với tượng gỗ, tượng vôi được phủ sơn vốn chỉ có tác dụng tạo khối mảng, hình dáng".
Một lí do khác khiến người mẫu không thể thiếu trong quá trình sáng tác hội họa, chính là khả năng "linh động" của mẫu người theo như lý giải của Lê Thị Diệu Ái, sinh viên năm 3 trường Đại học nghệ thuật Huế: "Thực hành bằng mẫu người giúp người vẽ có thể điều chỉnh vóc dáng, khối mảng theo sở thích, yêu cầu bài giảng. Nếu là mẫu tượng, người vẽ phải tự cân chỉnh hình dáng và không phải mọi thế vẽ đều thực hiện được trên mẫu tượng".
Nhiều họa sĩ cũng thừa nhận rằng mặc dù các mẫu tượng ngày càng phong phú về hình dáng, màu sắc nhưng không thể thay thế được hoàn toàn mẫu người mà chỉ đáp ứng một phần nào đó. "Suy cho cùng tượng người chỉ là vật thể vô tri vô giác, không thể tạo được ấn tượng cũng như cảm xúc thật như mẫu người. Nhiều thay đổi ngẫu hứng của người đứng mẫu có thể tạo nên một bức tranh thuộc loại "độc"", họa sĩ trẻ Nguyễn Đăng Huy giải thích thêm.
Nghề "giấu giếm"
Bác H.L, 66 tuổi, một người mẫu có thâm niên gần 10 năm làm người mẫu "sống" cho biết: dù ở Huế có nhiều trung tâm đào tạo nghệ thuật, trung tâm luyện thi mỹ thuật và phòng vẽ, nhưng số người mẫu sống chỉ vỏn vẹn khoảng 20 người. "Các họa sĩ không cần yếu tố thân hình đẹp, số đo 3 vòng chuẩn với các người mẫu. Chỉ cần cơ thể lành lặn, không đui què sứt mẻ và quan trọng nhất là dám cởi quần áo trước mặt người khác. Thế nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để theo đuổi nghề này", bác H.L cho biết.
Anh N.V.L, ngụ huyện Hương Trà là một trong những người mẫu "sống" có thâm niên thuộc dạng "lão làng" nhất ở Thừa Thiên - Huế. Năm nay 40 tuổi nhưng anh đã có 20 năm làm người mẫu khoả thân. Anh nhớ lại: "Tình cờ trong một lần đến xem sinh viên trường nghệ thuật vẽ, giờ giải lao cô giáo dạy vẽ hỏi tôi có muốn làm người mẫu không, lúc đầu tôi cũng nhận lời và nghĩ chỉ làm cho vui vì ngày ấy không có việc làm ổn định gì. Không ngờ cái nghề này đeo đẳng suốt 20 năm đến bây giờ vẫn chưa bỏ được".
Người mẫu sống trong lớp vẽ sinh viên hội họa
Anh tâm sự, lúc mới vào nghề không tránh khỏi cảm giác e dè ngượng nghịu bởi "lộ thiên" giữa hàng trăm con mắt, nhưng "lâu dần thành quen, và người vẽ khá tôn trọng người mẫu sống". Khổ nhất là khi đến nhà bạn gái, mọi người hỏi làm nghề gì thì chỉ dám nói rằng phụ việc ở trường nghệ thuật.
Bác H.L thì tình cờ đến với nghề từ năm 2002. Năm ấy trước kỳ thi tuyển sinh đại học, nhà trường bị "cháy" người mẫu do không có ai chịu làm mẫu vẽ cho các thí sinh vẽ dự thi.
Tình cờ bác gặp một cán bộ phòng đào tạo và người này năn nỉ bác giúp đỡ. "Ban đầu cảm thấy tò mò nên cứ nghĩ làm thử xem thế nào, lại có đồng ra đồng vào nhưng làm mãi thành quen nên làm cho tới nay luôn". Ở nhà không ai biết bác làm nghề đặc biệt này.
"Có lần có người quen thấy tôi đang ngồi mẫu cho lớp vẽ liền kể với gia đình nhưng tôi phải nói dối ngay: việc chính của tôi là chăm sóc cây cảnh trong trường, hôm ấy thiếu người mẫu nên tôi phải "đóng thế" một bữa thôi", bác H.L tâm sự.
Người mẫu nam đã phải giấu giếm, người mẫu nữ còn phải giấu chuyện nghề kỹ lưỡng hơn nữa với mọi người. Chị H, quê ở Phú Thượng, huyện Phú Vang ngoài công việc đồng áng, những lúc rảnh rỗi cũng đến Trường Đại học nghệ thuật Huế làm người mẫu "sống", không khi nào nói rõ cho chồng con là mình làm ở đâu mà chỉ nói chung chung là "em đi phụ việc cho người ta. Ông bà chủ khó tính nên họ yêu cầu người nhà của nhân viên không được tìm đến nơi làm việc".
Chị phải giấu kín đến mức có lần một đồng nghiệp mang mấy bức toan loại (những tranh vẽ không đạt yêu cầu bị hủy) về nhà định che chuồng gà, chị cũng phải năn nỉ anh này: "Người mẫu trong tranh chính là em. Anh mang về lỡ ai phát hiện ra đấy là em thì chồng em đánh chết".
Tiền công bèo bọt
Làm người mẫu sống, công việc không nặng nhọc như bốc vác, phụ hồ... yêu cầu cần có sức khoẻ tốt: "Có những lúc phải bất động hàng chục phút. Khốn khổ nhất là trời mùa đông lạnh cắt da nhưng vẫn phải cởi quần áo làm mẫu vẽ, nếu có lò than thì cũng chỉ đủ ấm nửa người, phần cơ thể còn lại da thịt tím ngắt", anh N.V.L nói.
Tranh khỏa thân của các họa sĩ tương lai có thể bán giá tiền triệu, nhưng tiền công của những người mẫu sống chỉ có vài ngàn đồng một tiết. Cụ thể: làm mẫu chân dung (chỉ cởi áo) thì người mẫu được trả 7 - 8 ngàn đồng/ tiết học kéo dài 40 phút; "nuy" 90% có giá 15 ngàn đồng/ tiết học; cao nhất hiện nay là những mẫu "nuy 100%" được trả 20 ngàn đồng/ tiết học.
"Tiết học phụ thuộc vào từng bài giảng, bài nào nhiều tiết thì người mẫu chúng tôi được lên lớp đều. Còn có tuần chỉ làm mẫu được 2 - 3 tiết thì lại xoay qua các nghề khác kiếm thu nhập như đạp xích lô, bán hàng rong", anh N.V.L cho biết.
Có một nghịch lí rằng dù có thâm niên cống hiến hàng chục năm, là thành viên của tổ người mẫu của trường ĐH nhưng các người mẫu "sống" không hề nhận được bất kì khoản trợ cấp hay chế độ đãi ngộ nào: "Bảo hiểm y tế không có, hợp đồng làm việc cũng không, thậm chí những lúc đau ốm vì cởi truồng chịu lạnh làm mẫu, cũng phải tự bỏ tiền túi mua thuốc men", một người mẫu cho biết. Vài năm trước đây, đã từng có một nữ người mẫu chết sau khi cố đứng mẫu: "Chiều đó chị P xin về sớm lúc 4h chiều. Hai giờ sau mọi người được tin chị P về đến nhà thì ngã vật ra chết vì cảm lạnh", một đồng nghiệp của người xấu số kể lại.
Hoạ sĩ Nguyễn Duy Hiền, một người có tâm huyết với ngành mỹ thuật, từng tham gia hướng dẫn nhiều sinh viên nghệ thuật bày tỏ ý kiến: "Lượng người mẫu nghệ thuật ở Huế hiện không nhiều, phần lớn đã ở tuổi trung niên, già, trong khi đó nhu cầu mẫu để giảng dạy cho sinh viên ngày càng tăng. Nếu không có chế độ tương xứng cho những người làm mẫu sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm người mẫu trong tương lai gần"
Nói về thực trạng của người đứng mẫu hiện nay, Họa sĩ, giáo viên mỹ thuật Trường THCS Chu Văn An, ông Nguyễn Hùng cho rằng ngoài yếu tố tiền công bèo bọt, còn có việc người mẫu phải chịu những lời dị nghị, khinh rẻ khiến nhiều người mẫu không muốn tiếp tục gắn bó với nghề. "Chúng tôi luôn dặn dò sinh viên phải tôn trọng các người mẫu bởi họ là yếu tố không thể thiếu trong nghệ thuật hội họa. Hơn nữa nghề đứng mẫu không hề vi phạm pháp luật hay trái với mỹ tục người Việt nên dị nghị họ là điều phi lý", ông Hùng nói.
Thế nào là một "người mẫu sống" giỏi? Một người mẫu nghệ thuật giỏi phải nắm bắt được các "thế" ngồi, đứng... sao cho "mềm" (thả lỏng cơ thể, hoàn toàn không gồng) theo yêu cầu người vẽ. Trong nhiều trường hợp, người mẫu là tác nhân chủ đạo trong sáng tạo nghệ thuật chứ không phải người vẽ. Một tiêu chí khác để đánh giá "đẳng cấp" của người mẫu nghệ thuật là khả năng phối cảnh với môi trường xung quanh. Phần lớn người mẫu nghệ thuật ở Huế hiện nay thuộc hạng nghiệp dư, "làm lâu quen nghề" chứ không hề trải qua một trường lớp đào tạo nào.
Theo ĐSPL
Bài học 0.5 điểm Cho đến thời điểm này vẫn còn rất nhiều teen dường như không tin nổi vào mắt mình. Dù điểm của mình so với người khác có cao cách mấy nhưng điểm để vào ngành mình đăng kí thì lại thiếu 0.5đ. Hối tiếc, thất vọng khiến cho những sĩ tử này tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Tự dằn...