Khi teen thích đi xem phim cấm
Trong rạp không ít bạn trẻ vừa ngồi xem phim lại vừa… đóng phim, cứ thỉnh thoảng chàng trai lại chồm qua “thơm” bạn gái, không thì cũng nắm tay, ôm ấp, phim đến đoạn “ nóng” là cả hai cười lí nhí và xì xầm với nhau.
Không biết sức hút của bộ phim Yêu không ràng buộc (tựa gốc là No Strings Attached) nằm ở nội dung hay từ khuyến cáo “Không dành cho trẻ em dưới 16 tuổi”, mà trong dịp Valentine vừa qua nhiều cặp đôi tuổi teen đã chen chút mua vé xem cho được phim này.
Đây là bộ phim có rất nhiều cảnh “bỏng mắt” và tình huống tâm lí dành cho người trưởng thành. Teen đang xem phim cấm đúng nghĩa.
Ngày tình yêu rủ nhau xem phim có… khuyến cáo
Quang Minh (lớp 10 THPT Hoàng Hoa Thám) dự định tìm một bộ phim hài hước, lãng mạn để cùng bạn gái thì nhận được lời giới thiệu từ anh bạn đã xem bộ phim này.
“Phim này từ đầu đến cuối toàn là cảnh nóng, hình ảnh và âm thanh cực đã, Valentine mà không xem phim này thì phí”, Quang Minh phân vân vì bản thân chưa đủ 16 tuổi, nhưng khi thấy nhân viên bán vé và soát vé không hề yêu cầu trình Chứng minh nhân dân (CMND) để xác định tuổi, thậm chí không “trông mặt bắt hình dong” mà cứ vô tư bán vé, kiểm vé, Minh an tâm vào mua một cặp vé xem phim “ cấm U16″.
Nhiều nhóm bạn còn nguyên bộ đồng phục học sinh khi xếp hàng mua vé vẫn được nhân viên bán vé niềm nở đón tiếp mà không hề nhắc nhở đến khuyến cáo “Không dành cho trẻ em dưới 16 tuổi” từ bộ phim này.
Anh Huy Tuấn (28 tuổi, nhân viên Ngân hàng) cho biết: “Vào rạp thấy các bạn teen chiếm đa số, có cặp đôi vừa ngồi xem phim lại vừa… đóng phim, cứ thỉnh thoảng chàng trai lại chồm qua thơm bạn gái, không thì cũng nắm tay, ôm ấp, phim đến đoạn “nóng” là cả hai cười lí nhí và xì xầm với nhau làm những người khác khó chịu lắm!”.
Tại sao không thể kiểm soát được độ tuổi người xem?
Video đang HOT
Có nhiều lí do khiến teen vào rạp xem phim cấm. Có thể vì phim được quảng bá quá ấn tượng nên teen muốn xem thử. Cũng có thể nội dung phim liên quan đến những vấn đề nhạy cảm nên teen tò mò.
Thông thường, nếu phim cấm người xem dưới 16 tuổi thì những khán giả dạng này lại càng tò mò và đổ xô đến rạp. Khách hàng là thượng đế, việc kiểm soát tuổi khán giả thông qua CMND đúng là mất thời gian và dễ dàng… mất khách nên các rạp phim thường ngó lơ.
Chị V.P, chuyên viên một Công ti truyền thông, cho biết, khi mua vé, nếu thấy người xem còn trẻ thì người bán vé có nhiệm vụ yêu cầu trình CMND để chứng minh tuổi. Còn nếu người mua vé có vẻ già dặn, chính chắn thì không phải hỏi.
Nhưng khi đặt vấn đề rằng nếu người lớn mua hộ vé cho teen chưa đủ tuổi thì sao, chị Phượng cho biết “Điều đó cũng rất khó quản lí, vì hiện tại bên công ti chỉ có người bán vé mới được kiểm tra CMND, còn người soát vé thì không có quyền hạn này, ai có vé thì cho vào. Chúng tôi cũng chưa từng bị xử phạt vì có trường hợp trẻ em chưa đủ tuổi xem phim cấm!”.
Ngoài đến rạp, teen còn mua đĩa lậu, xem online trên mạng. Các trung tâm, cửa hàng bán đĩa thì còn “thoáng” hơn, phim mới, có nhiều cảnh nóng thì được giới thiệu ngay trên chiếc bảng to đùng ngay cửa chính “Đã có DVD phim Yêu không ràng buộc, bản đẹp, phụ đề và thuyết minh…” và bán đĩa không cần biết tuổi khách hàng.
Rõ ràng, các nhà quản lí đã thả lỏng việc kiểm soát độ tuổi khán giả trong quá trình phổ biến phim. Phim cấm trẻ em được chiếu rộng rãi nhưng chỉ có một hình thức quản lí là dán khuyến cáo trên các poster quảng cáo phim (và chỉ các poster tại hệ thống rạp).
Với việc kiểm soát độ tuổi khán giả theo kiểu “xem mặt bắt hình dong” thì càng khó hiểu hơn vì làm sao chắc chắn người mua vé có gương mặt già dặn thì họ 16 tuổi trở lên. Và trong việc cấp phép các cửa hàng bán đĩa, thiết nghĩ cũng phải có điều khoản quản lí gắt gao về bán đĩa cho trẻ em. Các đơn vị phổ biến phim không thể vì lợi nhuận kinh doanh mà vi phạm pháp luật và làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em, của các bạn tuổi teen.
Cô Võ Thị Minh Huệ (Chuyên gia tâm lý tại văn phòng tư vấn Tâm lý trẻ) cho biết “Phim về giới tính được kiểm duyệt, được công chiếu và có quy định cấm trẻ em không phải là phim dở nhưng chắc chắn không phù hợp với lứa tuổi của các em. Với nhìn nhận còn non nớt, teen dễ dàng lầm tưởng bộ phim cổ vũ tình dục và là đồng minh cho những teen muốn “học tập” các “anh chị trong phim” để chứng tỏ mình cũng đã là người lớn như các “anh chị trong phim”.
Nếu để cho cảm xúc tự nhiên “bùng phát” khi xem phim cấm có cảnh nóng thì các em rất dễ vượt quá giới hạn tình cảm tuổi mới lớn. Khuyến cáo luôn có lí do của nó, nếu teen muốn xem những bộ phim cấm như thế, hãy đợi đến lúc mình thật sự trưởng thành và nhìn nhận đúng đắn về tình dục, khi ấy, các em mới thấy hết cái hay của bộ phim, hiểu hết thông diệp mà bộ phim truyền tải!”.
Trước khi có những quy định siết chặt hơn tại phòng vé, bạn hãy tuân thủ những khuyến cáo khi xem phim để sống đúng với lứa tuổi, tình cảm của mình nhé.
Theo Mực Tím
7 sai lầm khi dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc chỉ phát huy tác dụng và không gây phản ứng phụ khi bạn không phạm những sai lầm dưới đây.
Dùng thuốc quá liều
Lạm dụng các loại thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng sẽ khiến bạn phải gánh chịu những hệ lụy khôn lường. Đặc biệt với thuốc giảm đau bạn chỉ nên dùng đúng chỉ định của bác sĩ (BS). Thật sai lầm nếu bạn cho rằng dùng càng nhiều thuốc giảm đau thì sẽ giúp "đánh đuổi" cách cơn đau một cách tuyệt đối và dễ dàng hơn. Trái lại, dùng nhiều thuốc giảm đau sẽ dẫn đến tình trạng lờn thuốc làm mất tác dụng của nó và thậm chí còn gây hại đến chức năng gan.
Uống thuốc bằng loại thức uống bạn thích
Có những người do sợ vị đắng mà uống thuốc bằng nước ngọt, đồ uống có chất kích thích, có chứa caffeine... Tuy nhiên điều này rất phản khoa học. Đặc biệt việc dùng những đồ uống có cồn để uống thuốc sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm độc cơ thể, đi ngược lại lợi ích của thuốc. Trên thực tế đã có những trường hợp dùng những loại đồ uống khác nhau mà không phải là nước lọc uống thuốc giảm đau ibuprofen gây nên tình trạng chảy máu. Hơn nữa thói quen uống thuốc sai cách này còn rất có hại cho gan. Các BS khuyến cáo bạn chỉ nên uống thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng bằng nước lọc thông thường.
Các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên uống thuốc bằng nước lọc thông thường.
Uống thuốc khi lái xe
Các minh chứng cho rằng thuốc giảm đau có thể gây nên tình trạng ngủ gà, mơ màng, mặc dù mức độ của nó ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, giữ cho tinh thần được thư giãn thoải mái, bạn không nên sử dụng thuốc giảm đau khi lái xe.
Không quan tâm đến tương tác thuốc
Bạn đọc toa thuốc nhưng chỉ chú ý đến cách dùng và công dụng mà bỏ qua sự tương tác của thuốc với các loại thuốc khác. Theo các chuyên gia thì có khá nhiều loại thuộc có thể gây nên hiện tượng tương tác thuốc với loại thuốc giảm đau và ngược lại. Ví dụ như thuốc aspirin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát huy tác dụng của thuốc tiểu đường.
Dùng thuốc giảm đau chung với người khác
Việc kê đơn cho bạn loại thuốc giảm đau nào phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bị đau của mỗi người. Chính vì thế, không thể dùng chung lẫn lộn loại thuốc giảm đau dành cho người này đối với người khác.
Quên kiểm tra hạn dùng của thuốc
Hãy nhanh chóng cho vào sọt rác những viên thuốc giảm đau đã hết hạn sử dụng. Tốt nhất, trước khi dùng thuốc bạn cần kiểm tra hạn dùng của nó để tránh mang họa vào thân.
Bẻ thuốc
Không nên tự ý bẻ thuốc hay chia nhỏ thuốc thành nhiều phần trước khi dùng nếu không có chỉ dẫn cụ thể của BS. Việc làm này sẽ khiến thuốc bị mất tác dụng và thậm chí gây nên tác dụng "phản chủ".
Theo Báo Đất Việt
'Yêu không ràng buộc' - món quà cho dịp Valentine "Thiên nga đen" Natalie Portman và tài tử Ashton Kutcher đem tới cho khán giả Việt Nam một tác phẩm tình cảm hài hước, nhẹ nhàng, lãng mạn trong lễ tình nhân năm nay. Năm 2011 có thể coi là năm của Natalie Portman. Cô có tới 4 bộ phim mới đang lần lượt được ra mắt, sắp lấy chồng, sinh con và...