Khi teen giả… tự kỷ để dọa phụ huynh
Biết bố mẹ rất sợ con cái rơi vào trạng thái tự kỷ, một vài xì tin sẵn sàng lợi dụng điều này để “dọa”, đòi hỏi “quyền lợi” vật chất.
Tự kỷ là căn bệnh mới nhưng lại hoành hành khác ác liệt trong đời sống học trò. Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra rất đau khổ khi thấy con có những triệu chứng rối loạn cảm xúc, thu mình và trở nên lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ của teen, nào là không hòa nhập được với trường lớp, bị bạn bè trêu chọc, thiếu tự tin, thất bại trong học hành, bất mãn với bố mẹ… Các bậc phụ huynh sẽ phát hoảng nếu thấy teen “phát ra” dấu hiệu mắc bệnh. Tuy nhiên, với một vài cậu ấm cô chiêu thì sử dụng “chiêu” tự kỷ để dọa bố mẹ lại trở thành “thượng sách” nhằm phục vụ cho những nhu cầu cá nhân.
Gia đình Huy (sn1993) khá giàu có, nhưng bố mẹ lại nghiêm khắc chứ không chiều con như các nhà giàu khác. Biết trong tay “ông bô” có nhiều đất, lắm tiền, mà mỗi lần xin “tiếp viện” chỉ được 500k/tuần (1 số tiền quá thừa để tiêu đối với teen bình thường), Huy tỏ ra tức tối lắm. Trong ý nghĩ của cậu ấm này, 500k không đủ để bao bạn gái đi ăn và xem phim ở Mega, chứ nói gì tới tiêu pha hẳn 1 tuần. Xin thêm thì bố nhất định không cho, mẹ chỉ ậm ừ bỏ qua, cậu ấm quyết định viện tới phương án giả… tự kỷ.
Đầu tiên là trò bỏ ăn sáng, ăn tối thì hôm được hôm không, cứ có mặt cả nhà là mặt Huy lại xị ra và nhìn xa xăm đi đâu đó. Triệu chứng lạ liên tục trong 5 ngày thì mẹ Huy bắt đầu lo lắng, gặng hỏi thì cậu ấm lơ là trả lời: “Con…con không biết. À mà mẹ vừa hỏi gì nhờ?”. Kiểu trả lời “ngất ngây” khiến mẹ Huy lo thực sự. Hôm sau, bố Huy vào phòng hỏi xem dạo này học hành thế nào, Huy cứ nhìn chằm chằm vào quyển vở, im lặng không nói gì. Lo sợ, bố Huy gọi điện hỏi bạn thân Huy thì cậu này được “phím” trước đã đọc vanh vách “bài”: “Dạo này nó toàn tránh mặt bọn cháu, chả nói chuyện gì cả. Ở lớp cứ im im, ngơ ngơ như người mất hồn ý bác ạ”. Trong khi bố Huy đang lo, cậu này còn “chốt hạ” thêm câu “Khéo nó bị tự kỷ đấy bác ạ!”.
Chỉ là giả vờ để dọa chính phụ huynh của mình (Ảnh minh họa)
Cả nhà tức tốc lên mạng search về bệnh này và bắt đầu chiều chuộng, quan tâm Huy nhiều hơn. Không hiểu cậu ấm này tỉ tê những gì mà những lúc bố vắng nhà, mẹ Huy sẵn sàng đưa cho con tiền triệu để “Con tham gia nhiều hoạt động với bạn cho đỡ tự kỷ”. Vừa được cho tiền, vừa được thoải mái đi chơi, cậu ấm này tỏ ra rất khoái “món” tự kỷ để dọa bố mẹ.
T.Linh (teen12 TNT) thì lại thuộc dạng ham chơi hơn ham học, ngồi trên lớp có mấy tiếng nhưng cô nàng cũng phải tìm mọi cách “bùng”, ra tụ tập với đám anh chị xã hội ngoài cổng trường. Tối đến thì kéo nhau đi hát, bar sàn chứ chẳng chịu ở nhà mấy. Cô giáo gửi giấy mời về vì tội học kém, trốn học, Linh bị bố mẹ mắng và cấm cửa không cho ra đường ngoài giờ học. Phụ huynh cũng thuê hẳn 2 gia sư về kèm cặp để cô nàng qua khỏi năm 12 một cách êm thấm.
Video đang HOT
Vẫn không bỏ được thói ham chơi, Linh chỉ thấy tù túng và nhớ đám bạn “xã hội” phát điên. Ngồi tìm “mưu hèn kế bẩn” để được tự do, cô nàng nghĩ ngay ra trò giả vờ bị tự kỷ. Linh nghĩ bằng cách này bố mẹ sẽ phải “sợ” mà trả lại “quyền lợi” cho mình.
Trò “dọa dẫm” bắt đầu từ việc cô nàng bỏ ăn hoặc ăn rất ít, sau đó cứ nhằm lúc dễ được chú ý là leo lên ban công tầng 3 ngồi… thu lu, nhìn xa xăm, ai hỏi cũng không nói gì. Mẹ Linh muốn nói chuyện với con nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng, Linh chỉ gật thay cho có, lắc thay cho không. Sợ con mắc bệnh gì, phụ huynh cuống cuồng hỏi ý kiến chuyên gia tư vấn thì mới biết đến bệnh tự kỷ. Với những triệu chứng từ Linh, bố mẹ cô nàng chắc chắn rằng con mình bị tự kỷ vì… mặc cảm học kém, bạn bè xa lánh ở lớp. Linh còn cố tình tỏ ra ngây ngô với 2 gia sư đến dạy, khiến gia sư sợ quá phải báo với gia đình về hiện tượng như “thất thần, im lặng cả buổi”. Và khi mẹ Linh nhặt được tờ giấy cô con gái “tình cờ” làm rơi, trong đó viết nguệch ngoạc “ghét học, ghét tất cả…” (!?) thì cả nhà càng hoảng hốt hơn.
Sợ con mắc bệnh mãi không khỏi, phụ huynh đành nới lỏng quy định, không thuê gia sư nữa mà để Linh có thời gian nghỉ ngơi. Mừng như bắt được vàng, cô nàng bắt đầu lợi dụng điều này để đòi hỏi, lên mặt với bố mẹ. Trốn học đi chơi nhiều hơn, nhưng bố mẹ biết thì Linh giả vờ căng thẳng mệt mỏi, khiến phụ huynh không dám mắng mỏ nhiều. Thậm chí cô giáo mời lên văn phòng phản ánh, phụ huynh vẫn bênh Linh chằm chặp: “Cháu nó có bệnh về tâm lý nên gia đình không dám ép!”.
Chỉ tới khi giáo viên khẳng định Linh chẳng có bệnh tật gì, và bố mẹ Linh tận mắt chứng kiến cô nàng đang ba hoa bốc phét ở quán cafe gần trường thay vì ngồi trên lớp, thì phụ huynh mới ngã ngửa.
Tự kỷ là một bệnh rối loạn phát triển của hệ thần kinh, biểu hiện của rối loạn tâm thần. Thật chẳng hay ho gì khi mang căn bệnh của những trẻ em, teen không may mắn ra để “dọa” chính bố mẹ mình vì vài thứ quyền lợi vớ vẩn, phải không teen?
Theo PLXH
Cư dân mạng xôn xao chuyện học trò làm phim... học trò
Bộ phim Try 1 do một nhóm học sinh tại TP HCM tự biên tự diễn đang "làm mưa làm gió" với hàng triệu lượt xem trên You Tube.
9 thành viên, trong đó 8 bạn là học sinh lớp 12C3, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, sau gần 4 tháng mày mò tất cả các khâu từ lên ý tưởng, viết kịch bản, diễn viên, quay phim... đã cho ra đời bộ phim rất chân thực về đời sống học trò. Bộ phim được thực hiện từ tháng 9/2009 và đóng máy vào tháng 2/2010.
Phim Try 1 xoay quanh nhân vật Nam (do Nguyễn Sơn Lâm đóng) - một học sinh nghèo, học giỏi thường xuyên bị những "đầu gấu" trong lớp bắt nạt, trêu chọc. Cuộc sống của Nam đầy biến cố và căng thẳng hơn kể từ ngày một bạn nữ xinh xắn chuyển vào lớp.
Nhân vật và nội dung và tình huống trong phim đều ít nhiều mang "dáng dấp" về chuyện trong lớp, trong trường hay được hình thành từ hoàn cảnh của chính từng bạn trong nhóm. Cũng bởi vậy mà phim đưa lại cảm nhận rất chân thực về mâu thuẫn bạn bè và tình cảm tuổi học trò.
9 thành viên trong nhóm thực hiện phim Try.
Ý tưởng ban đầu của nhóm chỉ là quay bằng điện thoại cho vui một số cảnh "đấm đá" nhau của các bạn trong nhóm để làm kỷ niệm. Cả nhóm xem thấy đẹp, thấy hay nhưng... vô duyên quá, không có lý do gì cũng đấm đánh nên quyết tâm sẽ "làm cho ra hồn". Sau khi lên kịch bản, nhóm bắt tay vào thực hiện rồi gặp ngay sự cố khi tìm diễn viên. Cả nhóm 8 bạn đều là nam nên "bói" không ra người đóng vai nữ.
"Tổng đạo diễn" Đặng Thành Phú đã mời gọi một số bạn nữ xinh xắn trong lớp rồi mở rộng phạm vi ra các lớp bên nhưng "Khi nghe đề nghị đóng phim do bọn em làm bạn nữ nào cũng lắc đầu chê... dở hơi" (cười vui). Bí đến mức nhóm đã phải tính đến nước thay kịch bản thì Nguyễn Trọng Phương (vai Long "đầu gấu") nhớ đến cô bạn Vân Anh, học trên một lớp. Cũng may Vân Anh vừa xinh xắn như yêu cầu vừa rất ủng hộ dự án làm phim của nhóm.
Cứ túc tắc tranh thủ quay vào giờ ra chơi, cuối giờ ở lại quay tiếp, nhiều chủ nhật cũng hò nhau đi... Thầy cô, bạn bè vẫn nghĩ nhóm quay cho vui như bao học trò khác trong trường mà không hề hay biết đằng sau đó là cả một kế hoạch, chương trình công phu.
Cảnh nhân vật Nam và Vân trong phim.
Cho đến khi bộ phim nhận được rất nhiều lời khen ngợi không chỉ từ cộng đồng mạng mà còn "lan rộng" sang nhiều trường học khác trên địa bàn, mọi người mới "té ngửa".
Tạo nên cơn sốt, bộ phim hiện đã bị một số cơ sở in đĩa lậu sao từ trên mạng xuống. Tại nhiều điểm bán băng đĩa ở TPHCM đã xuất hiện đĩa phim Try đã được đổi tên thành "Giang hồ học đường" được bán với giá từ 10.000 - 15.000 đồng/đĩa.
"Chúng em rất bức xúc khi những thước phim kỷ niệm của nhóm lại đem ra bày bán như vậy. Nhất là tên phim bị thay đổi làm lệch cách nhìn nhận về nội dung của bộ phim", bạn Nguyễn Sơn Lâm chia sẻ.
Lâm cũng cho biết, với sự thành công ngoài dự kiến của Try 1, nhóm tiến hành thực hiện Try 2, nội dung là biến giấc mơ của nhân vật Nam thành hiện thực với thông điệp "Việc gì cố gắng chúng ta sẽ làm được". Ở Try 1 bối cảnh tập trung ở trường học thì ở Try 2 chủ yếu cảnh đồng quê. Nhóm đang dự tính sẽ ra mắt vào đúng ngày đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ngày 10/10/2010.
Nói về bộ phim do học trò mình tự biên tự diễn, thầy Nguyễn Tỷ Chế Đạt, phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, cho biết thầy chưa xem hết bộ phim nên chưa thể đánh giá về mặt nội dung nhưng rất bất ngờ về khả năng quay phim cũng như diễn xuất của các em.
Qua đó mới hay các em học sinh có rất nhiều khả năng mà chúng ta không ngờ đến được. Có lẽ các em đã bộc lộ được đam mê của mình", thầy Đạt nói.
Theo thầy Đạt, qua đây chúng ta nhìn ra một vấn đề là học sinh đang thật sự thiếu sân chơi để có thể phát huy, bộc lộ hết khả năng của mình. Có thể nhiều em khác có nhiều khả năng khác mà chúng ta không có điều kiện để phát hiện. Các em đang cần những sân chơi lớn hơn.
Với nhóm các bạn làm phim Try, thầy Đạt nhắn nhủ: "Biết các em đang thể hiện đam mê của mình nhưng giờ đã là năm cuối cấp, chúng tôi sẽ chú ý nhắc nhở để các em chú tâm vào việc học".
Theo Dân Trí
Bạn có phải là đối tượng cần mai mối? Một số người rất kém kĩ năng "tán tỉnh, đong đưa", đặc biệt một số cô gái lại coi đây là việc "không nên", vì thế tình yêu đến với họ khó khăn như lên trời. Nhiều tuổi rồi mà vẫn "phòng không" thì mai mối là chuyện tất nhiên nên làm. Nhưng ngay cả khi bạn chưa "già" mà rơi vào các...