Khi teen dùng chiêu “keo dính người” để… túm chặt người yêu
Nhiều teen vẫn cứ đinh ninh rằng dính chặt người yêu 24/24 thì sẽ thắt chặt tình cảm đồng thời có thể quản lý họ chặt chẽ hơn. Thế nên, họ theo sát nửa kia bất cứ đâu và bất cứ lúc nào theo phương thức “ keo dính người”.
Vậy nhưng, liệu sản phẩm keo dính người này có hiệu quả như các teen đã nghĩ không?
Cô bạn có biệt danh Xíu (teen trường H) là một trong những khách hàng của “keo dính người”. Đi học không nói gì, anh chàng ra tiệm game chơi, Xíu cũng nhất quyết đi cùng mặc dù chẳng bíết chút gì về game. Đi uống nứơc nói chuyện với bạn bè, Xíu cũng kiên quyết đi theo. Cả đám bạn toàn là nam nên sự có mặt của Xíu khiến mọi ngừơi cảm thấy rất ngại và không được tự nhiên vì có những chuyện của… con trai, không tiện nói trước mặt con gái.
Đã vậy, khi cả bọn hào hứng bàn về một cô gái nào là Xíu lại tỏ vẻ khó chịu và lườm nguýt ngừơi yêu nếu chàng ta “lỡ dại” tham gia vào. Đến cả khi anh chàng kia đi du lịch cùng gia đình, Xíu cũng lò dò đến nhà chàng xin đi cùng vì sợ… người yêu mình tán tỉnh cô nàng nào đó trong lúc đi xa (!?). Cô bạn cảm thấy rất tự hào vì mình đi đâu cũng có đôi có cặp. Còn anh chàng này, bíêt có nói gì Xíu cũng không nghe mà cứ để tình trạng này thì lại quá ngộp thở nên sau nhìêu lần đắn đo, đã quyết định tạm xa nhau một thời gian… để suy nghĩ lại.
Dính chặt với người yêu không phải là cách hay để giữ người ta (Ảnh minh họa)
Tiếng tăm của Tina (teen 12, trường X) được khá nhiều teen trong và ngoài trường biết đến cũng vì cái kiểu “keo dính người” một cách thái quá của cô nàng. Quen một nhân cùng lớp, lúc nào Tina cũng kè kè bên cạnh người yêu bất chấp thái độ của mọi người. Đầu năm học, cô nàng vào trễ. Chỗ ngồi cạnh chàng bị một cậu bạn cùng lớp vô tình xí trước. Vậy là cô nàng lập tức mắng cậu ta xối xả vì cái tội “không biết điều”.
Trong lớp có hoạt động gì, Tina cũng giành làm chung với chàng cho bằng được. Anh chàng được bầu làm bí thư của lớp còn Tina ứng cử không thành. Thế nhưng cô bạn vẫn theo sát anh chàng khi đi họp, đi làm công tác đoàn. Trong lớp, hễ có cô nàng nào có cử chỉ cừơi đùa thân mật với người yêu là Tina tỏ thái độ khó chịu ra mặt, liếc dọc liếc ngang. Dần dà, ai cũng né cặp đôi này ra vì quá sợ cái kiểu “keo dính người”.
Giống như trường hợp của Tina, cô nàng Len (teen Đồng Nai) cũng dính chặt ngừơi yêu như hình với bóng và còn khờ khạo đến mức quên mình để gần ngừơi yêu. Vào năm học này, ngừơi yêu của Len được phân công dò bài cho một bạn gái khác. Vốn là học sinh khá giỏi, Len cố tình không học bài, không làm bài để được… điểm kém. Như vậy mới có đủ lí do xin cô cho anh chàng kia dò bài cho mình (!?).
T.Quỳnh (teen 11, THPT NTT) là một trong số những nạn nhân của tình trạng này. Số là anh chàng ngừơi yêu của Quỳnh rất ghen và hay đa nghi. Thế nên, để đảm bảo an toàn, anh chàng luôn theo sát Quỳnh từ A tới Z. Gặp trừơng hợp bất đắc dĩ như phải về quê, hay đi đâu xa là anh chàng gọi điện liên tục để kiểm tra. Có lần, Quỳnh ra ngoài, người anh họ bắt máy. Lập tức, một cuộc tranh cãi tóe lửa nổ ra. Sau vụ đó, cô nàng đành dứt áo ra đi. “Lúc gần nhau không nói gì, xa nhau mà vẫn cái kiểu muốn “dính chặt” từ xa như vậy thì ai mà chịu cho nổi” – Quỳnh thở dài ngao ngán.
Chính vì quan niệm rằng yêu là phải theo sát người mình yêu, nhiều teen đã tự tạo áp lực cho mình và cho cả đối phương. Lúc nào cũng gặp nhau và đi cùng nhau chưa hẳn đã là điều tốt. Trái lại, điều đó còn khiến cho người kia cảm thấy rất ngột ngạt và mất tự do. Chúng ta cần tôn trọng khoảng riêng tư của mỗi ngừơi. Đừng quá tin vào “keo dính ngừơi”, vì nó không phải là một sản phẩm uy tín, chất lượng như… keo dính chuột đâu các bạn ạ!
Theo PLXH