Khi tàu điện trên cao lăn bánh, nhu cầu xe máy sẽ giảm mạnh?
Việc thay đổi thói quen di chuyển sẽ cần từ 2-3 năm, sau đó những chiếc xe máy cũ sẽ được chuyển về các tỉnh khác với giá rẻ hơn.
Khi các tuyến đường sắt nội đô lần lượt được đưa vào vận hành sẽ làm thay đổi thói quen của người sử dụng xe máy – Ảnh: ANTĐ.
Giá trị và lợi ích mà tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông mang lại là vô kể và không cần bàn luận nhiều. Nếu các tuyến đường sắt nội đô ở Hà Nội và Tp.HCM đều được đưa vào khai thác, chắc chắn sẽ tác động ngay lập tức tới nhu cầu xe máy tại hai thị trường lớn nhất cả nước.
Video đang HOT
Đối tượng nào sẽ sớm lựa chọn việc di chuyển sang đường sắt nội đô thay vì xe máy? Nhóm đầu tiên sẽ là sinh viên và nhân viên văn phòng trẻ có địa điểm học và làm việc cách ga trong phạm vi dưới 3 km, để thoát khỏi cảnh ùn tắc giao thông vào các khung giờ cao điểm như hiện nay.
Để có thêm nhiều người chọn phương tiện giao thông công cộng, không chỉ cần tăng thêm nhiều tuyến tàu trên diện rộng mà cần các tuyến đi bộ thuận tiện và an toàn để khuyến khích người dân thay đổi thói quen xe máy đã ăn sâu trong hàng chục năm qua.
Khi đường sắt nội đô phổ biến hơn thì nhu cầu xe 2 bánh ở Hà Nội và Tp.HCM được dự đoán sẽ giảm khoảng 60-70% . Tổng nhu cầu xe máy hiện nay tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam vào khoảng hơn 650 nghìn xe mỗi năm bao gồm cả xe xăng và điện, cộng thêm khoảng hơn 100 nghìn xe từ dân nhập cư. Như vậy, sau khi các tuyền đường sắt đô thị được khai thác, nhu cầu xe máy tại hai thành phố này sẽ giảm xuống còn khoảng 300 nghìn xe mỗi năm, dẫn tới việc suy giảm mạnh tổng nhu cầu mua xe máy trên toàn quốc.
Việc thay đổi thói quen di chuyển sẽ cần từ 2 đến 3 năm, sau đó những chiếc xe máy cũ sẽ được chuyển về các tỉnh khác với giá rẻ hơn so với trước thời điểm có sự tham gia của đường sắt nội đô.
Đến đây có thể khẳng định xe máy điện sẽ không còn nhiều “đất sống” và nhu cầu xe xăng mới sẽ giảm mạnh. Dự báo tổng cầu sẽ khó vượt 2 triệu xe mỗi năm kể từ năm 2025. Không khó để dự báo được rằng,tham vọng đưa xe máy điện “thi đấu” ngang hàng để thay thế xe xăng trong thời gian sắp tới sẽ rất ít tính khả thi.
Bên cạnh đó, thời đại ép giá người tiêu dùng mua xe chênh giá từ các hãng xe máy của Nhật Bản cũng sẽ qua đi và khoảng 30% đại lý của các nhà sản xuất xe máy FDI (đầu tư nước ngoài) sẽ phải đổi hướng kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
TP Hồ Chí Minh đề xuất 8 tuyến xe buýt có trợ giá hoạt động trở lại từ ngày 25/10
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất 8 tuyến xe buýt trợ giá có lộ trình đi đến các trục đường chính, bến xe, bệnh viện sẽ hoạt động trở lại từ ngày 25/10.
Xe buýt hoạt động trở lại sẽ giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.
Tối 20/10, ông Lê Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP Hồ Chí Minh) cho biết, qua công tác khảo sát, rà soát hoạt động vận tải công cộng bằng xe buýt đảm bảo phù hợp các tiêu chí quy định đối với hoạt động vận tải hành khách đường bộ cùng tình hình diễn biến dịch bệnh, nhu cầu đi lại người dân, Trung tâm đã trình Sở GTVT tổ chức 8 tuyến xe buýt có trợ giá hoạt động trở lại trên địa bàn từ ngày 25/10.
Cụ thể: Tuyến xe buýt 14 (Bến xe Miền Đông - 3/2 - Bến xe Miền Tây); Tuyến số 20 (Bến Thành - Nhà Bè); Tuyến số 27 (Bến xe buýt Sài Gòn - Âu Cơ - Bến xe An Sương); Tuyến số 29 (Phà Cát Lái - Chợ nông sản Thủ Đức) và Tuyến số 141 (Khu du lịch BCR - Long Trường - Khu chế xuất Linh Trung II). Năm tuyến này hoạt động với 60 chuyến/ngày.
Các tuyến xe buýt số 65 (Bến Thành - Cách Mạng Tháng 8 - Bến xe An Sương); Tuyến số 74 (Bến xe An Sương - Bến xe Củ Chi) và Tuyến số 79 (Bến xe Củ Chi - Đền Bến Dược). Ba tuyến này hoạt động với 54 chuyến/ngày.
Thời gian phục vụ từ 5 giờ 00 đến 18 giờ 00 mỗi ngày. Riêng tuyến 74 thời gian hoạt động tại Bến xe Củ Chi từ 4 giờ 30 phút - 17 giờ 30 phút và Bến xe An Sương từ 5 giờ 30 phút đến 18 giờ 30 phút.
Theo lãnh đạo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, trong giai đoạn tiếp theo, Trung tâm tiếp tục tham mưu Sở GTVT tổ chức các tuyến xe buýt với tần suất và thời gian hoạt động tuỳ theo tình hình và nhu cầu thực tế từng khu vực.
Công ty Điện lực Bắc Giang thực hiện cách ly một số bộ phận Nhằm bảo đảm duy trì sản xuất, kinh doanh, cung cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Bắc Giang đang tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Trung tâm Điều khiển xa thuộc Công ty Điện lực Bắc Giang thực hiện cách ly bắt buộc tại nơi làm việc từ ngày 8/5. Giám đốc Công ty Điện lực...