Khi tập một còn lỡ dở
Tôi 40 tuổi, có gia đình nhưng không hạnh phúc.Vợ tôi hiện sống cùng mẹ tôi ở quê và con trai. Tôi làm việc theo dự án, phải xa nhà.
ảnh minh họa
Gia đình tôi một mẹ một con, nên lúc tôi được công ty cử đi học ở Nhật, mẹ đã vội vàng cưới vợ cho tôi, mục đích là để có cháu nối dõi. Vợ tôi là một cô gái quê, thấy cũng xinh xắn, hiền hậu nên tôi đồng ý cưới để có người ở nhà với bà cụ trong thời gian tôi đi xa. Tôi đi gần bảy năm, lúc trở về con trai tôi đã sáu tuổi. Điều đáng trách là cô ấy có quan hệ với người khác trong thời gian tôi đi vắng, bao nhiêu tiền bạc tôi gửi về nuôi mẹ, không biết cô ấy mang đi đâu hết, còn mẹ tôi vẫn ở nhà cũ, vật dụng sinh hoạt gia đình sơ sài, kham khổ. Cũng vì thiếu thốn nên mẹ tôi đã đổ bệnh. Cô ấy lợi dụng tình trạng không minh mẫn của mẹ tôi, ép bà ký giấy tờ sang tên hết đất đai vườn tược cho cô ấy. Tôi đau xót, nhưng đành bất lực. Khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày một xa dần, không thể tìm được tiếng nói chung. Tôi đã nộp đơn xin ly hôn, nhưng cô ấy không thuận tình nên đã hai năm rồi mà chưa ly hôn được. Nay tôi gặp được một người phụ nữ đồng cảm, muốn chia sẻ cuộc sống hôn nhân, kể cả trong trường hợp tôi chưa xong thủ tục pháp lý. Tôi muốn đón mẹ tôi và con trai tôi lên thành phố, nhưng vơ tôi khăng khăng không chịu, còn đến cơ quan tôi nộp đơn kiện tụng ầm ĩ, tôi không biết phải thu xếp mọi chuyện thế nào…
Anh Đông thân mến,
Sai lầm cũ của anh là vội vàng kết hôn mà chưa thực sự yêu thương, kết hôn không vì nền tảng tình cảm của hai bên mà chỉ vì để có người đỡ đần cho mẹ. Chính nền tảng không vững vàng nên cuộc hôn nhân thứ nhất sụp đổ. Bây giờ, chưa giải quyết xong hậu quả, anh đã tính tiếp đến tập hai, e rằng khó mà thành, anh ạ! Ngay cả việc người ta chấp nhận chung sống với anh như vợ chồng, dù anh chưa xong thủ tục ly hôn với người vợ cũ, cũng sẽ là một yêu tô làm khó thêm cho tiến trình ly hôn. Vậy nên, Hạnh Dung thành thực khuyên anh nên hoàn tất thủ tục ly hôn, thu xếp xong tập một rồi hẵng làm tiếp tập hai, đừng vội vàng gì cả.
Về vợ cũ, anh có thể xem xét thêm, việc thiếu chung thủy, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng… phải có chứng cớ rõ ràng nếu coi đây là lý do chính để xin ly hôn. Trong suy nghĩ của đa số mọi người, vợ cũ của anh có phần đóng góp nhất định trong việc phụng dưỡng mẹ già, sinh con, nuôi con… trong thời gian anh đi học. Nay việc học đã hoàn tất, anh thành danh, còn chị ấy có thể sẽ không được gì cả. Vậy cho nên cũng cần cân nhắc, suy nghĩ thấu tình đạt lý. Đừng vì một luồng dư luận nào đó, hay một vài lỗi lầm nhỏ, mà phủ định sạch trơn công sức của người ta bao nhiêu năm nay. Tất nhiên vợ chồng không còn tình nghĩa thì chia tay, nhưng đừng cư xử theo kiểu “ví dầu tình bậu muốn thôi/Bậu gieo tiếng dữ cho rời bậu ra…”. Mình là đàn ông, nên cư xử đáng mặt đàn ông, sao để có cái hậu cho người ta tiếp tục sống, nếu có cơ may còn có thể làm lại cuộc đời. Thử nghĩ, một người đàn bà đã ngoài 40, ở quê, bị chồng bỏ vì tiếng theo trai, không còn con cái… chắc khó mà sống nổi.
Việc chị ấy có đến cơ quan anh, anh cũng nên bình tĩnh trình bày với cấp trên, với đồng nghiệp, với công đoàn. Đây cũng là chỗ anh phải cẩn thận với quan hệ mới của mình, kẻo không lại mang tiếng “có mới nới cũ”.
Video đang HOT
Một người quan trọng trong việc này mà có thể anh quên, đó là mẹ anh. Anh nên cùng với bà thu xếp việc nhà. Người già, hơn nữa đã bao năm cùng sống với con dâu, có thể có những cách giải quyết mà anh cũng bất ngờ. Chúc anh thu xếp được êm xuôi mọi chuyện.
Theo VNE
Những anh chàng coi người yêu như cái ví tiền
Theo như Ngọc Lan kể, quãng thời gian yêu nhau dài sau đó, cô liên tiếp phải khó chịu về việc người yêu coi cô như cái cây ATM để tự nhiên rút tiền. Va tất nhiên là dưới dạng vay, xin rồi.
Ngọc Lan (Quận 8, TP HCM) mới chia tay người yêu được 3 tuần. "Ban đầu mới quen nhau, nói thẳng ra là hồi anh đang tán mình, mình cũng biết anh là một người khá tiết kiệm và tính toán trong chi tiêu. Đi ăn gì hay đi chơi anh đều tính xem chi phí thế nào rẻ nhất và tiết kiệm nhất. Anh còn thường than vắn thở dài đắt rẻ, tốn kém mỗi khi rút ví thanh toán, thậm chí kêu ca ngay trước mặt mình. Đôi khi mình thấy không thoải mái nhưng mình lại nghĩ, một người đàn ông như thế sẽ giữ được tiền để lo được cho gia đình và không lăng nhăng. Sau đó, khi đã thân thiết hơn và yêu nhau thì mình chủ động chia sẻ các chi phí với anh vì anh cũng không giàu có gì cho cam" - cô gái trẻ mở đầu câu chuyện về lí do chia tay người yêu.
"Nhưng sau đó mình phát hiện ra một sự thật đau lòng là, trước mặt bạn bè anh luôn tỏ ra là người phóng khoáng và thoải mái. Anh chỉ tính toán chi li với mỗi mình. Mình có khéo hỏi anh thì anh biện bạch: Mình nghèo nhưng vẫn phải giữ cái sĩ diện chứ em! Anh với em là người trong nhà rồi, phải khác chứ!" - Ngọc Lan kể tiếp.
Nhưng theo như Ngọc Lan kể, quãng thời gian yêu nhau dài sau đó, cô liên tiếp phải khó chịu về việc người yêu coi cô như cái cây ATM để tự nhiên rút tiền. Va tất nhiên là dưới dạng vay/ xin rồi.
"Từ khi yêu nhau, mỗi khi hẹn hò anh ấy nhường 100% chi phí cho mình chi trả, có khi còn cả tiền đổ xăng. Còn anh thì luôn có các lí do để trốn tránh: vừa có việc gấp nên hết tiền, vừa gửi về cho bố mẹ, cuối tháng hết lương, bạn vừa vay, có khi thì là quên mang ví, thôi thì đủ cả.
Rồi cứ dăm bữa nửa tháng anh lại hỏi vay tiền mình, cũng lại đủ thứ lí do đưa ra, nhưng rồi mất hút không có trả lại. Lúc thì vài chục, lúc thì vài trăm - số tiền không nhiều nhưng nhiều lần cộng lại thì cũng không ít, và mình cũng đâu giàu có gì cho cam. Lúc mình bí quá, muối mặt hỏi anh tiền thì anh có vẻ khó chịu, bảo mình sợ anh xù à mà phải đòi. Rồi sau đó là trình bày ra một đống các lí do để từ chối trả" - cô kể.
Một sự việc như giọt nước làm tràn ly là mới hôm rồi, công ty người yêu Ngọc Lan tổ chức đi du lịch. "Anh hớn hở rủ mình đi cùng khiến mình rất vui và cảm động bởi người đi cùng phải đóng toàn bộ chi phí mà. Nhưng mấy hôm sau anh lại thản nhiên bảo mình đưa tiền anh mang đi nộp. Mình ớ người ra thì anh đã chặn họng mình ngay: &'Anh có giầu đâu mà bao hết cho em được!'. Mặc dù rất buồn nhưng thôi mình lại tự an ủi rằng, phần mình thì mình nên đóng và vì đúng thật là anh cũng chẳng giàu có gì.
Nhưng sau đó, anh lại nói thêm: &'Em cho anh vay tiền đóng phần của anh nữa vì công ty chỉ đài thọ một nửa chi phí cho nhân viên thôi!'. Lúc ấy thì mình giận thật sự. Hình như anh không bao giờ lo là mình có tiền hay không nữa. Mình nói không có đủ tiền và bảo anh mình xin lỗi không đi nữa. Anh đùng đùng nổi giận bảo anh đã đăng ký với công ty rồi, giờ mà không đi thì ra thể thống gì.
Đến mức này thì mình thật không còn gì để nói. Anh ấy làm như mình là cái hầu bao để anh ấy muốn rút lúc nào cũng được hay sao ấy. Và khi không &'bao' được anh thì anh đổ mọi tội lỗi lên đầu mình!".
Ngọc Lan còn kể, khi cô thẳng thắn nói không có tiền thì người yêu cô còn cố nài nỉ bảo cô đi vay mượn ai đó. Cô bực quá, nhất quyết từ chối. Và cũng quyết định chia tay luôn, không lưu luyến gì con người ích kỉ và tính toán ấy nữa.
Trà My (Quận 7, TP HCM) cũng có hoàn cảnh tương tự như Ngọc Lan khi cũng không may yêu phải một anh chàng không bao giờ thích rút ví của mình mà chỉ chăm chăm rút ví của người yêu.
Cô kể: "Hồi đó, bọn mình cũng chỉ là mới quen thôi, còn chưa chính thức yêu cơ. Anh đổi xe máy mới, anh vui lắm. Mình cũng mừng cho anh vì đó là thành quả làm việc và tích lũy bao lâu. Anh tổ chức 1 bữa khao xe mới với bạn bè, rủ cả mình đi cùng. Nhưng khi trên đường đi thì anh nói nhỏ vào tai mình: &'Lát nữa cho anh vay tiền thanh toán nha, anh dồn tiền mua xe hết sạch không còn xu nào!'.
Mình hơi bất ngờ nhưng tính mình vô tư nên nghĩ đơn thuần anh em bạn bè lúc khó thì mới nhờ nhau giúp thôi. Và mình đã đưa tiền cho anh trước khi bạn anh đến để lúc thanh toán anh đỡ xấu hổ với bạn bè. Nhưng số tiền ấy sau đó anh cũng không một lần ỏ ê đến. Mình thì ngại nhắc nên kệ khi nào anh có anh sẽ tự trả. Và rồi sau đó anh cũng quên luôn".
Đến khi yêu nhau, Trà My cũng không ít lần phải lăn tăn và thấy không thoải mái với người yêu xoay quanh vấn đề tiền bạc.
"Ngày lễ ngày tết mình chẳng bao giờ nhận được quà hay hoa gì từ anh cả. Không những thế mình còn cảm giác anh toàn trốn mình vào những ngày đó. Thường cảnh tượng diễn ra vào mỗi dịp lễ tết là thế này: trước đó mấy ngày anh liên tục hỏi mình thích đi đâu chơi, thích quà gì rồi lên bao kế hoạch rất chi là công phu.
Nhưng cứ đúng đến ngày lễ đó là anh lại có lí do để vắng mặt: đi công tác hay việc đột xuất nào đó, và xin lỗi rối rít. Vài lần đầu thì mình thấy buồn nhưng nhiều lần quá khiến mình nghi ngờ liệu có lắm việc trùng hợp thế hay không. Và tất nhiên hôm sau thì sẽ không có quà rồi, vì anh bảo: &'Qua rồi tặng còn ý nghĩa gì nữa, đợi dịp sau anh bù!" - Trà My tâm sự
Trà My nói rằng, người yêu cô thường chia sẻ với cô khá nhiều về công việc làm ăn, có vẻ thuận lợi và kiếm được lắm, nhưng lại liên tục ôn nghèo kể khổ và than vãn hết tiền với cô. Kể cả khi đã chia đôi các chi phí hẹn hò, người yêu cô vẫn không ngừng ca những bài ca về tài chính eo hẹp.
"Đi chơi, đi ăn với nhau, anh bảo nên công bằng như phương Tây, tất cả đều share. Mình vui vẻ vì mình cũng làm ra tiền và cũng không muốn lệ thuộc vào đàn ông. Mình rủ anh đi đâu chơi, anh đều đồng ý nhưng luôn kèm theo một câu nói: &'Nhưng đi tốn tiền lắm, mà anh làm gì có tiền! Hay em bao anh lần này nha!'. Mình &'bao' thì anh đi, còn không thì cũng nghỉ luôn. Còn chuyện anh vay tiền mình rồi không bao giờ có trả thì thường xuyên xảy ra. Anh bảo mình cứ ghi sổ nợ đấy, khi nào lấy mình về anh trả mình cả cuộc đời! Câu nói ấy lãng mạn thật đấy nhưng mình không thể vui nổi!" - Trà My ấm ức nói.
Và cuối cùng, Trà My đã chia tay không thương tiếc anh chàng đó khi cô ốm nặng, gọi điện nhờ chàng mua thuốc với cháo sang mà anh ta còn than thở: "Anh hết tiền rồi em ơi!".
Theo VNE
Nếu không có anh Ban đầu, đó chỉ là một vết chàm nho nhỏ lâu lành. Rồi sau một cuộc tiểu phẫu để cắt bỏ, nó trở thành ác mộng của đời em, khi kết quả sinh thiết cho biết là ác tính. Khỏi phải nói, những ngày ấy em suy sụp và đau khổ biết chừng nào. Con của chúng mình mới lên mười, bé bỏng...